Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 32

BÀI: CÂY BÀNG

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

-Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

2. Ôn các vần oang, oac; tìm được tiếng trong bài có vần oang, tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oa.

 II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát theo hướng dẫn của giáo viên về các đồ vật có trang trí đường diềm. Trên áo, váy, … Trang trí làm cho áo, váy thêm đẹp. Học sinh nêu theo thực tế. Học sinh nhận thấy các dân tộc miền núi thường mang áo, váy có trang trí đường diềm, vì thế trông họ rất đẹp và rực rỡ. Học sinh lắng nghe và lựa chọn cách trang trí để hoàn thành cho bài vẽ của mình. Nhắc lại yêu cầu. Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích. Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên: Hình vẽ và cách sắp xếp các hoạ tiết. Màu sắc và cách vẽ màu. Thực hành ở nhà. Thứ sáu ngày… tháng… năm 2005 Môn : Tập đọc BÀI: NÓI DỐI HẠI THÂN I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng. -Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Ôn các vần it, uyt; tìm được tiếng trong bài có vần it, tiếng ngoài bài có vần it, uyt. Hiểu nội dung bài: Qua câu chuyện chú bé chăn cừu nối dối, hiểu lời khuyên của bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi học sinh đọc bài: “Đi học” và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chú bé chăn cừu hốt hoảng. Đoạn kể các bác nông dân đến cứu chú bé được đọc gấp gáp. Đoạn chú bé gào xin moi người cứu giúp đọc nhanh căng thẳng. Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng. Cho học sinh ghép bảng từ: kêu toáng, giả vờ. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “họ chẳng thấy sói đâu”. Đoạn 2: Phần còn lại: Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần it, uyt: Tìm tiếng trong bài có vần it? Tìm tiếng ngoài bài có vần it, uyt? Điền miệng và đọc các câu ghi dưới tranh? Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp? Khi sói đến thật chú kêu cứu có ai đế giúp không? Sự việc kết thúc ra sao? Giáo viên kết luận: Câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn tớihậu quả:đàn cừu của chú đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên ta không được nói dối. Nói dối có ngày hại đến thân. Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Đề tài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, nói lời khuyên chú bé chăn cừu. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng từ: kêu toáng, giả vờ. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1. Lớp theo dõi và nhận xét. 2 em. Nghỉ giữa tiết Thịt. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần it, uyt. It: quả mít, mù mịt, bưng bít, … Uyt: xe buýt, huýt còi, quả quýt, … Mít chín thơm phức. Xe buýt đầy khách. 2 em đọc lại bài. Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói nhưng họ chẳng thấy sói đâu cả. Không ai đến cứu. Kết cuộc bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết. Nhắc lại. 2 học sinh đọc lại bài văn. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên tìm câu lời khuyên để nói với chú bé chăn cừu. Cậu không nên nói dối, vì nối dối làm mất lòng tin với mọi người. Nói dối làm mất uy tín của mình. Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài và nhắc lại lời khuyên về việc không nói dối. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI: CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN I.Mục tiêu : -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ bị cô độc. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý. -Dụng cụ hoá trang: Mặt nạ gà trống, gà mái, vịt, chó con. -Bảng nghi nội dung chinh 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”. Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Hôm nay, các em nghe cô kể câu chuyện có tên là “Cô chủ không biết quý tình bạn”. Với câu chuyện này các em sẽ hiểu: Người nào không biết quý tình bạn, thích thay đổi bạn, “có mới nới cũ”, thì sẽ gặp chuyện không hay.  Kể chuyện: Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú. Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hoá để đổi chác. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1. Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 4 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn. Nêu ý nghĩa câu chuyện. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Cảnh cô bé ôm gà mái âu yếm và vuốt ve bộ lông của nó. Gà trống đứng ngoài hàng rào, msào rũ xuống vr ỉu xìu. Câu hỏi dưới tranh: Vì sao cô bé đoỉi gà trống lấy gà mái? Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 hs) Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể. Tiếp tục kể các tranh còn lại. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Phải biết quý trọng tình bạn. Ai không quý trọng tình bạn người ấy sẽ không có bạn. Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ. Người nào thích đổi bạn sẽ không có bạn nào chơi cùng. Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện Tuyên dương các bạn kể tốt. Môn : Hát NĂM NGÓN TAY NGOAN (TT) I.Mục tiêu : -Học sinh thuộc và hát đúng giai điệu (3 lời) -Học sinh tập biểu diễn bài hát. Học sinh biết gõ đệm theo nhịp 2. II.Đồ dùng dạy học: Hát chính xác lời của bài hát (lời 2 và 3) Chuẩn bị nhạc cụ, băng nhạc. Một số động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ Cho học sinh hát trước lớp bài “Năm ngón tay ngoan” hát tập thể”. GV nhận xét phần KTBC. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Dạy bài hát: Năm ngón tay ngoan (lời 2 và lời 3) Ôn tập lời 1. Dạy tiếp lời 2 và 3, trước khi dạy hát cho học sinh đồng thanh lời 2 và 3 Lời 2: Xoè bàn tay đến ngón tay Một anh giữa trông thật đến cao Hỏi tại sao ? Cao thế này Thì anh nói anh chăm thể thao Cạnh bên anh đứng thứ tư Hỏi anh đã biết đọc chữ chưa Thì anh thưa anh biết rồi Rồi anh đứng nghiêng giơ tay chào Lời 3: Rồi một anh đứng thứ năm Người coi dáng trông thật đến xinh Hỏi rằng ai? Em út nhà Thì anh hát luôn theo nhịp ca Rằng là em bé rất ngoan Thường hay khám tay sạch các anh Làm vệ sinh hay quét nhà Và múa hát cho vui ông bà. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2: Xoè bàn tay đến ngón tay x x Một anh béo trông thật đến hay x x Hoạt động 2 : Tập biểu diễn bài hát. 4.Củng cố : Cho học sinh hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: Tập hát ở nhà. Xem lại bài hát, thuộc bài hát … HS nêu. Lớp hát tập thể 1 lần. Vài HS nhắc lại. Học sinh hát tập thể lời 1. Học sinh đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên. Hát từng câu hát mỗi câu hát 3 – 4 lần, hết câu này đến câu khác. Hát xong lời 1 sang lời 2. Hát kết hợp gõ đêm theo nhịp 2. Hình thức thứ nhất: Giáo viên cho từng nhóm biểu diễn trước lớp, mỗi nhóm 5 em tựơng trưng cho 5 ngón tay. Khi hát kết hợp làm động tác phụ hoạ cho sinh động và tự nhiên. Hình thức thứ hai: Mỗi nhóm 5 em biểu diễn. Sau khi các vai hát xong, cả nhóm cùng hát, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp 2. Học sinh tự hát và thực hiện vận động phụ hoạ gõ theo nhịp 2. Thực hành ở nhà.

File đính kèm:

  • docGIAO AN T32.doc
Giáo án liên quan