I. MỤC TIÊU
* Giúp học sinh củng cố về:
- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
16 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của tranh cổ động.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Nghe
*******************************
Toán
Tiết 34: Biểu thức có chứa ba chữ.
I. Mục tiêu
*Giúp học sinh:
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK) và kẻ một bảng chứa có số liệu theo mẫu SGK.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tính chất giao hoán của phép cộng ?
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu - ghi đầu bài
b. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
- GV viết ví dụ lên bảng.
(?) Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thể nào?
(?) Mỗi chỗ (....) trong ví dụ chỉ gì?
- Hướng dẫn HS kẻ bảng như SGK vào vở
- GV vừa nói vừa viết vào bảng: nếu An câu được 2 con cá , Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá.
(?) Cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào?
- GV ghi: 2 + 3 + 4
* Làm tương tự với :
An Bình Cường
5 con 1 con 0 con
1 con 0 con 2 con
(?) Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì số cá mà cả ba bạn câu được là bao nhiêu con?
- GV giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
(?) Em có nhận xét gì về biểu thức có chứa 3 chữ?
c. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ :
(?) Nếu a = 3 ; b = 2 và c = 4 thì
a + b + c = ?
*GVnêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị số của biểu thức a + b + c.
- Y êu cầu HS làm tương tự.
(?) Khi biết giá trị cụ thế của a; b và c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào?
(?) Mỗi lần thay các chữ a; b; c. 3.Luyện tập, thực hành:
* Bài 1:
(?) Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- Đọc biểu thức trong bài và làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, cho điểm
* Bài 2:
- GV HD mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, cho điểm
(?) Mọi số nhân với 0 đều bằng gì?
(?) Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, cho điểm
- Yêu cầu HS đổi vở KT
* Bài 4:
- Gọi HS đọc phần đề bài
(?) Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm như thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về xem lại bài
- 1 HS nêu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc ví dụ.
+ Ta thực hiện phép tính cộng số con cá ba bạn với nhau.
+ HS trả lời
- HS kẻ bảng vào vở
+ Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá
- Học sinh ghi.
- 5 + 1 + 0
- 1 + 0 + 2
+ Cả ba bạn câu được a + b + c con cá
- HS ghi.
- 2 - 3 Hs nhắc lại.
+ Luôn có dấu tính và ba chữ.
+ Nếu a = 2 ; b = 3 và c = 4 thì giá tri của biểu thức a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- HS làm tương tự
+ Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
+ Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Tính giá trị của biểu thức.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét bài trên bảng
+ Mọi số nhân với 0 đều bằng 0.
+ Ta tính được một giá trị của biểu thức
a x b x c.
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét bài của bạn
- HS đổi vở KT
- Hs đọc
+ Lấy 3 cạnh của tam giác cộng với nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài
- Học sinh nhận xét, chữa bài.
- Nghe
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
Toán
Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng.
I. Mục tiêu
* Giúp học sinh:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK) chưa có số.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu - ghi đầu bài
b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng :
- GV treo bảng số
- HS mở vở cho GV kiểm tra
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc bảng.
a
b
c
( a + b ) + c
a + ( b + c )
5
4
6
( 5 + 4 ) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6 ) = 5 + 10 = 15
35
15
20
( 35 + 15 ) + 20 = 50 + 20
= 70
35 + ( 15 +20 ) = 35 + 35
= 70
28
49
51
( 28 + 49 ) + 51 = 77 + 51
= 128
28 + ( 49 + 51 ) = 28 +100
= 128
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức
( a + b ) + c và a + ( b + c ) với từng trường hợp với nhau
(?) Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức
( a + b ) + c luôn thế nào so với giá trị của biểu thức
a + ( b + c )?
- GV: Vậy ta có thể viết:
( a + b ) + c = a + ( b + c )
- GV nêu: ( a + b ) + c là tổng hai số hạng với số thứ 3.
a + ( b + c ): Số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
(?) Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
3. Luyện tập thực hành:
*Bài 1:
? Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
- Vì sao làm như vậy lại thuận tiện nhất ?
*Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV chấm 1 vở, nhận xét
- GV chữa bài trên bảng
*Bài 3:
- yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp, GV nhận xét chữa bài
4. Củng cố dặn dò:
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học T/ c và công thức
* Chú ý: HS hoà nhập không yêu cầu làm bài 3 phần c
+ HS trả lời, HS khác bổ sung
+ Giá trị của biểu thức ( a + b ) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + ( b + c ).
- Học sinh đọc:
( a + b ) + c = a + ( b + c )
- Nghe
- 3-4 học sinh nêu.
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất .
- Học sinh tự làm vào vở
- 2 HS lên bảng.
- HS nhận xétbài trên bảng
- Vận dụng tính chất kết hợp, ta kết hợp hai số hạng để được số tròn chục hoặc tròn trăm rồi cộng với số hạng còn lại.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng
- Nghe
- HS chữa bài ở vở
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét bài trên bảng
- Nghe
****************************************
Địa lý
Tiết 6: một số dân tộc ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
* Học song bài này học sinh biết:
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở TN-Mô tả về nhà rông ở TN
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lý TNVN
- Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên
Iii. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC
(?) Hãy mô tả lại nhà sàn của người dân tộc ở dãy HLS?
-G nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài:
a.Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc chung sống
*Hoạt động 1: làm việc cá nhân.
(?) Kể tên một số dân tộc sống ở Tây
Nguyên?
(?) Những dân tộc nào sống lâu đời ở TN và những dân tộc nào ở nơi khác chuyển đến?
(?) Mỗi dân tộc ở TN có những đặc điểm gì riêng biệt?
(?) Để TN ngày càng giàu đẹp nhà nước cùng nhân dân ở đây phải làm gì?
-G nhận xét bổ sung.
-G giảng và nói: TN có nhiều dân tộc cùng chung sống, nhưng lại là nơi có dân cư thưa nhất nước ta.
b.Nhà rông ở Tây Nguyên.
*Hoạt động 2: hoạt động nhóm.
-Bước 1: GV chia HS theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm
(?) Mỗi buôn ở TN thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
(?) Nhà Rông được dùng để làm gì?
(?) Hãy mô tả nhà rông?
(?) Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
-Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày.
- G nhận xét bổ sung.
c. Lễ hội - trang phục
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
-Bước 1:GVcho HS thảo luận theo nhóm 2
(?) Người dân tộc TN, nam, nữ thường mặc ntn?
(?) Nhận xét về trang phục truyền thống của dân tộc trong hình 1,2,3?
(?) Lễ hội ở TN thường được tổ chức khi nào?
(?) Người dân ở TN thường làm gì trong lễ hội?
(?) Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở TN?
(?) ở TN người dân thường sử dụng những loại nhac cụ độc đáo nào?
-Bước 2:
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- GV sửa chữa hoàn thiện câu hỏi.
3. Tổng kết:
-Gọi H nêu lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng ở TN.
-Về nhà học bài-CB bài sau.
- HS trả lời
- HS ghi bài vào vở
-Y/c HS đọc mục 1 SGK rối trả lời các câu hỏi sau
+TN có nhiều dân tộc cùng chung sống: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăngKinh, Mông, Tày, Nùng
+Các dân tộc sống lâu đời: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
+Các dân tộc khác chuyển đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng
+Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng
+Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã quan tâm XD nhiều công trình đường, trường trạm đến tận các bản làng, các dân tộc thì cùng chung sức xây dựngTN trở nên ngày càng gièu đẹp.
-HS nhận xét, bổ sung
-Nghe và nhắc lại
- Các nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh về nhà rông thảo luận các câu hỏi
+Mỗi buôn ở TN thường có 1 ngôi nhà chung là nhà rông.
+Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn.
+Nhà rông là ngôi nhà lớn mái nhọn và dốc được lợp bằng tranh, xung quanh được thưng bằng phên liếp, có sàn, có cầu thang để lên xuống nhà rông to, cao hơn nhà sàn.
+Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng càng giàu có thịnh vượng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét.
-Các nhóm dựa vào mục 3 và các hình 1,25,6 sgk để thảo luận các câu hỏi sau:
+Nam thường đóng khố nữ quấn váy
+Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại
+Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch
+Họ thường múa hát trong lễ hội, uống rượu cần, đánh cồng chiêng
+Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn cơm mới
+Đàn tơ rưng, đàn klông pút, cồng chiêng
-Đại diện các nhóm báo cáo
-Các nhóm khác nhận xét
-Đọc bài học SGK
-HS nhắc lại
****************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- GA Toan Tuan 7 Lop 420092010.doc