I – MỤC TIÊU:
-KT: Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kém sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý.
-KN: Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
-TĐ:Đồng tình với nhân vật Cương.
II – CHUẨN BỊ
-GV: Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
-HS: SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi .
3. Bài mới: Thưa chuyện với mẹ
22 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình bày .
Bài 3 : Trò chơi :GV cho HS đóng kịch câm
GV cho HS chọn 2 nhóm bằng nhau A và B
Nhóm A làm động tác, nhómB thể xướng đúng tên hoạt động. Sau đó đổi vai cho nhau.
GV nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn văn
- HS trao đổi nhóm đôi
- Vài HS nêu kết quả
- 2 HS nêu phần ghi nhớ
- HS trao đổi nhóm 2 và trình bày
- Vvài HS nêu kết quả
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm và trình bày .
- Các nhóm thực hiện
4. Củng cố :
2HS thi tìm từ chỉ động từ
5.Nhận xét - dặn dò :
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị . Luyện tập về động từ
Thứ sáu
Ngày soạn 6/10/2012
Ngày dạy 12/10/2012
THỂ DỤC
Động tác lưng - bụng của bài thể dục – Trò chơi: con cóc là cậu ông trời.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I– MỤC TIÊU
-KT: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi . Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích .
-KN: Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
-TĐ: Có thái độ đúng mực khi trao đổi ý kiến.
II.CHUẨN BỊ:
-GV:Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
-HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ:
2, 3 HS đọc các đoạn văn đã được các em chuyển thể từ 2 cảnh của vở kịch Yết Kiêu.
3.Bài mới: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Xác định mục đích trao đổi.
KỸ NĂNG SỐNG:
-Thể hiện sự tự tin -Lắng nghe tích cực
-Thương lượng -Đặt mục tiêu, kiên định
MT :HS biết xác định mục đích trao đổi .(HS Y,TB )
- GV hướng dẫn HS hiểu trọng tâm của đề bài theo những gợi ý sau:
+ Nội dung trao đổi làgì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
*Hoạt động 2 : Trả lời câu hỏi
MT: HS suy nghĩ gợi ý và trả lời câu hỏi (HS Y,TB nêu 1- 2 ý)
HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời
- GV nêu từng câu hỏi HS trả lời
- Nhận xét
* Hoạt động 3 : Thực hành trao đổi trong nhóm.
MT:HS đóng vai trao đổi về nguyện vọng của em (K,G)
- Cho HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp.
- Thực hành trao đổi theo cặp, lần lượt đổi vai cho nhau,
- Nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ.
- Mời HS trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn nhận xét theo các tiêu chí.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài.
- Cả lớp đọc thầm, gạch chân những từ quan trọng.
- Vài HS trả lời câu hỏi (Y,TB,K)
- 2 HS chọn đóng vai em và anh (chị)
- 2 HS thực hiện cuộc trao đổi.Về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu.
- Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
4. Củng cố : GV nhắc lại HS nắm vững mục đích trao đổi và nội dung trao đổi gọn gàng
5. Nhận xét - dặn dò: . - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài :Kiểm tra
TOÁN
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, VẼ HÌNH VUÔNG
I - MỤC TIÊU :
-KT: Củng cố về hai đường thẳng song song , hai đường thẳng vuông góc.
-KN: Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông bằng thước kẻ và ê- ke
-TĐ: Yêu thích hình học trong môn toán
II - CHUẨN BỊ
-GV: ê-ke,thước kẻ .
-HS: ê-ke,thước kẻ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song.
2 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng song song
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3.1 Thực hành vẽ hình chữ nhật
* Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
MT:HS biết cách vẽ HCN có chiều dài cho trước (K,G)
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm.
Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật ABCD.
Hoạt động 2: Thực hành
MT: Làm đúng các bài tập .BT1(Y,TB ).BT 2(K,G)
Bài tập 1: gọi HS đọc yêu cầu bài
Cho HS thực hành vẽ HCN và tính chu vi hình chữ nhật đó.
3.2. Thực hành vẽ hình vuông:
*Hoạt động 3: Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.
MT :HS nắm được các bước vẽ .(K,G)
- GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
- GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
+Bước 4: Nối D với C. Ta được hình vuông ABCD.
Hoạt động 4: Thực hành
MT : HS làm đúng các bài tập .BT1(Y,TB),BT 2,3(K,G)
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông có cạnh là 4 cm và tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
HS quan sát và vẽ theo GV vào vở nháp.
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng,HS Vẽ và tính vào vở
- 1HS nêu :Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông.
HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
- Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng vẽ HV
- 1 HS làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS thi vẽ hình vuông
4.Củng cố - : - 2 HS thi vẽ hình chữ nhật chiều dài 6 cm,chiều rộng 4 cm .
5.Nhận xét - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Luyện tập
ÂM NHẠC
Ôn bài hát “ Trên ngựa ta phi nhanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9:
I / MỤC TIÊU :
- HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua
- GV đề ra kế hoạch tuần 10
II / CHUẨN BỊ :
- HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng
- GV: kế hoạch tuần
III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
*Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần qua:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ
- Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp
- GV nhận xét đánh giá chung
+ Tuyên dương : Một số HS có thành tích tốt trong tuần
+ Phê bình : Một số em chưa có tiến bộ
*Hoạt động 2 : Triển kế hoạch tuần 10
+ Đạo đức:
- Thực hiện tốt nội quy của trường, không nói tục, chửi thề, không nhảy trên bàn, không chơi bắn đạn, không đánh nhau, không mua quà bánh ngoài cổng trường ở giờ ra chơi. Không chọc ghẹo bạn và em nhỏ.
- Lễ phép với thầy cô, cha mẹ, ông bà và người lớn tuổi, khi đi học và khi về nhà phải chào hỏi ông bà cha mẹ.
- Đi học đúng giờ, nghỉ phải xin phép- Trong giờ học không nói chuyện riêng
- Biết giúp đỡ bạn bè trong lớp gặn khó khăn.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông, giữ gìn bàn ghế sạch sẽ, không vẽ viết lên bàn, ghế.
+ Học tập : - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - tích cực phát biểu ý kiến, mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
- Giữ gìn tập, sách sạch sẽ, không xé sách và tập. - Thực hiện chép bài vào vở tập chép:
- Dựa vào tên bài của vở báo bài đẩ chuẩn bị bài mới.
+ Vệ sinh :
- Thực hiện vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng, tay chân sạch sẽ, thường xuyên cắt ngắn móng tay và chân.
- Giữ gìn áo quần sách sẽ, không làm dơ bản áo quần, dép, nón.
- Quét lớp sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trong lớp và sân trường, không vứt rát bừa bãi.
- Chăm sóc bồn hoa của trường và chậu kiểng của lớp.
+ Thể dục :
- Tham gia tập đầy đủ, không nói chuyện, đừa giỡn, đứng thẳng hàng.
IV / KẾT THÚC :
- GV nhận xét đánh giá tiết sinh hoạt. - Nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch tuần
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 5 GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ( tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh , rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng.
-HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
-HS biết các biển báo giao thông trên đường thuỷ( 6 biển báo hiệu giao thông) để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ
2.Kĩ năng:
HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng
HS nhận biết 6 biển hiệu GTĐT
3. Thái độ:
-Thêm yêu quý tổ quốc vì biết điều đó có điều kiện phát triển GTĐT.
-Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
GV mẫu 6 biển GTĐT.
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
Cho HS nêu điều kiện con đường an toàn và con đường kém an toàn
GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về GTĐT.
GV?Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?
GV giảng: Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác , nơi này đến nơi khác, vùng này đến vùng khác. Tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước, nối thôn xã này với thôn xã khác, tỉnh này với tỉnh khác. Mạng lưới giao thông này gọi là GTĐT.
Người ta chia GTĐT thành hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển. chúng ta chỉ học về GTĐT nội địa.
Hoạt động 3: Phương tiện GTĐT nội địa.
GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT
GV cho HS xem tranh các loại phương tịên GTĐT. Yêu cầu HS nói tên từng loại phương tiện.
Hoạt động 4: Biển báo hiệu GTĐT nội địa
Trên mặt nước cũng là đường giao thông. Trên sông, trên kênh, cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược, xuôi, loại thô sơ có, cơ giới có; như vậy trên đường thuỷ có thể có tai nạ xảy ra không?
GV : Trên đường thuỷ cũng có tai nạn giao thông, vì vậy để đảm bảo GTĐT, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại.
Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT, hãy vẽ lại biển báo đó cho các bạn
GV treo tất cả các 6 biển báo hhiệu GTĐT và giới thiệu:
Biển báo cấm đậu:
GV hỏi nhận xét về hình dáng, màu sắc , hình vẽ trên biển.
Tương tự GV cho HS nêu hình dáng, màu sắc ,hình vẽ trên biển của các biển còn lại: Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại .
Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái.
Biển báo được phép đỗ.
Biển báo phía trước có bến phà.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV dặn dò, nhận xét
HS trả lời
Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch
HS theo dõi
HS: thuyền, ca nô, vỏ, xuồng, ghe
HS xem tranh và nói.
HS kể có thể xảy ra giao thông
HS phát biểu và vẽ lại
Hình: vuông
Màu: viền đỏ, có đường chéo đỏ.
Hình vẽ: Giữa có chữ P màu đen.
-Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đậu ở khu vực cắm biển.
File đính kèm:
- T9.doc