Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 4

I - MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

II - CHUẨN BỊ

- Tranh minh học bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK.

 

doc28 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẾT 8 : ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” TẬP LÀM VĂN TIẾT 8 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN . I- MỤC TIÊU: - Dựa và gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tưởng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kề lại vắn tắt câu chuyện đó. II-CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm - Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm - Bảng phụ viét sẳn đề bài. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: HS hát 1 bài hát. 2. Bài cũ: Luyện tập phát triển cốt truyện - Kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu” đã viết lại ở nhà. - GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3.1. Giới thiệu: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện 3.2.Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài - Treo bảng phụ đề bài. - Xác định yêu cầu của đề bài. + Đề bài yêu cầu điều gì ? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài) - GV nhấn mạnh: Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho ở trên (ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, nàng tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng một cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện) nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể. 3.3.Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề cho câu chuyện - Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề. - GV nhấn mạnh: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK đã gợi ý sẵn 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu. 3.4.Hoạt động 3:Thực hành xây dựng cốt truyện - Cho HS thảo luận theo nhóm. - Nhóm kể chuyện theo chủ đề sự hiếu thảo, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau: - Người mẹ ốm như thế nào? - Người con chăm sóc mẹ như thế nào? - Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào? Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào? - Nhóm kể chuyện theo chủ đề tính trung thực, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau: - Người mẹ ốm như thế nào? - Người con chăm sóc mẹ như thế nào? - Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? - Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào? Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào? - Kể lại câu chuyện theo chủ đề đã chọn. - Nhận xét và tính điểm. - HS đọc lại đề bài. - Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện. - Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên. - 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm. - HS trong mỗi tổ thực hiện kể chuyện theo gợi ý 1 và 2 - HS thực hiện theo nhóm. - Ốm rất nặng - Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm. - Phải tìm một loại thuốc rất khó kiếm trong rừng sâu; hoặc: phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân. - Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói khát, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý; hoặc: quyết trèo lên đỉnh núi cao cho bằng được để mời bà tiên - Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con nên đã hiện ra giúp. - Ốm rất nặng - Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm. Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc. - Người con vừa đi vừa lo nghĩ vì không có tiền mua thuốc cho mẹ chợt thấy một vật gì như chiếc tay nải ai làm rơi bên vệ đường. Người con mở tay nải ra thấy có nhiều tiền ở bên trong. - - Người con rất muốn lấy, ngay lúc đó, có một bà cụ đến xin lại, người con đắn đo & quyết định trả lại cho bà cụ. - Bà cụ mỉm cười nói với người con: con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con nên vờ làm rớt chiếc tay nải. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. - Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình. 4. Củng cố- Dặn dò: - Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện. - Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của truyện. - Biết tưởng tượng ra diễn biến của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa - Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng. - Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. TOÁN TIẾT 20 : GIÂY, THẾ KỈ I - MỤC TIÊU: - Biết đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm . II - CHUẨN BỊ - Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây - Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3.1. Giới thiệu: 3.2. Hoạt động1: Giới thiệu về giây GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút & giới thiệu về giây GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút. Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. GV ghi 1 phút = 60 giây Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = phút? GV chốt: + 1giờ = 60 phút + 1 phút = 60 giây GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên) 3.3. Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại Cho HS xem hình vẽ trục thời gian & nêu cách tính mốc các thế kỉ: + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ) + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại) + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại) Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI) 3.4. Hoạt động 3: Thực hành * Bài tập 1: HS đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài. * Bài tập 2a,b : HS làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS trình bày bài một cách đầy đủ. VD: Bác Hồ sinh năm 1980, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX Bài tập 3 (Khá, giỏi): HS làm đầy đủ yêu cầu của đề bài. HS chỉ 1 giờ = 60 phút Vài HS nhắc lại HS hoạt động để nhận biết thêm về giây Vài HS nhắc lại HS quan sát HS nhắc lại Thế kỉ thứ XX Thế kỉ thứ XXI HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa 4. Củng cố : 1 giờ = phút? 1 phút = giây? - Tính tuổi của em hiện nay? - Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập ; Làm bài trong VBT ÂM NHẠC Học hát: BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE. Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ. ATGT( tiết 1) Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I.Mục tiêu: 1. kiến thức: -HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến. -HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông. 2.Kĩ năng: -HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp. 3. Thái độ: - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo. - tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông. II. Chuẩn bị: GV: các biển báo HS: Tài liệu, Sách ATGT III. Hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới. GV: Để điều khiển nguời và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông. GV gọi 2 HS lên bảng và yêu câù HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu. GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới. GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122 Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo. Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào? Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì? GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233 , biển 301( a,b,d, e) Hoạt động 3: Trò chơi. GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi: Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết. GV tổng kết , biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất. Hoạt động 4: Củng cố -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét HS theo dõi HS lên bảng chỉ và nói. -Hình tròn Màu nền trắng, viền màu đở. Hình vẽ màu đen. -Biển báo cấm - HS trả lời: *Biển số 110a. biển này có đặc điểm: Hình tròn Màu: nền trắng, viền màu đỏ. Hình vẽ: chiếc xe đạp. +Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp * Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP . ý nghĩa dừng lại. Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn. Biển 233 , Báo hiệu có những nguy hiểm khác Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo. Biển 303, Giao nhau chhạy theo vòng xuyến. Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ Biển 305, biển dành cho người đi bộ. Các nhóm chơi trò chơi. SINH HOẠT LỚP TUẦN 4: I. NHẬN XÉT TUẦN 4: - Các tổ báo cáo về các mặt giáo dục. GV nhận xét chung: Đa số thực hiện tốt các mặt giáo dục, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp trường sạch, . . . - Bên cạnh còn một số HS thực hiện chưa tốt như quên đồ dùng học tập, đi trể nghỉ học có phép -Tuyên dương HS thực hiện tốt.nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt. - Kiểm tra đồ dùng học tẩp của HS. - Sinh hoạt HS theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường, khai giảng năm học mới. Chuẩn bị tham gia tết Trung Thu. II. KẾ HOẠCH TUẦN 5: - Thực hiện tốt các mặt giáo dục . - Nhắc HS thực hiên tốt tháng ATGT, thực hiện nha học đường. - Thông báo các khoản thu. * Biện pháp: - Thường xuyên nhắc nhở HS giữ vệ sinh trường lớp, cá nhân. - Tổ chức HS kiểm tra chéo. - Cho HS ôn bài hát Quốc ca. - Dặn dò. DUYỆT CỦA TỔ CM Tân An, ngày tháng năm 2012

File đính kèm:

  • docT4.doc