I - Mục tiêu:
Giúp HS :
- Ôn tập cách viết tỉ số của 2 số.
- Rèn kĩ năng giải toán “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”.
II - Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5)
- HS làm bảng con:Tổng của hai số là 238 tỉ số của hai số là
34 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nêu thứ tự lắp trục bánh xe.
- GV lắp mẫu một vế.
*Lắp ráp các bộ phận:
- GV nêu thứ tự lắp ráp và lắp ráp các bộ phận thành xe nôi.
HĐ3 HD thực hành(6-8’)
- Để lắp xe nôi em cần tiến hành lắp những bộ phân nào?
- Yêu cầu HS thực hành lắp tay kéo xe nôi.
HĐ4 Củng cố dặn dò.(4-5’)
- Đánh giá sản phẩm thực hành.
- Nhận xét giờ học- Dặn dò chuẩn bị giờ sau.
-HS quan sát và nêu nhận xét:
+ Xe nôi có 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
+ Để em bé nằm, ngồi để đẩy đi chơi.
- HS quan sát SGK và nêu tên các chi tiết và số lượng.
- HS chon chi tiết để ở nắp hộp.
- HS nêu
- HS lắp tay kéo.
- HS quan sát H3/SGK và thực hành lắp giá đỡ trục bánh xe.
- HS quan sát và thực hành Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe
-HS quan sát.
- HS quan sát và lắp vế kia.
- HS quan sát.
- HS nêu lại các bước lắp ráp.
- HS nêu lại các bước lắp xe nôi.
- HS thực hành lắp tay kéo.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009
Đồng chí: Nguyễn Thị Thu dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu:
- Giúp HS giải bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó” và bài toán “tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- So sánh cách giải bài toán dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó" và " Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó" ?
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (32-34’)
Bài 1/152: Nháp( 7-8')
- Kiến thức: Củng cố rèn kĩ năng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- Chốt: yêu cầu HS nêu cách tìm.
Bài 2/152: Bảng con( 6-7')
* HD: Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- Chốt : Yêu cầu HS nêu các bước giải?
* DKSL: HS tìm sai tỉ số của bài toán.
Bài 3/152: Vở( 8-10')
- Kiến thức: Củng cố rèn kĩ năng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
- Chốt: Cách giải khác có thể đưa về dạng toán liên quan đến việc rút về đơn vị.
Bài 4/152: Vở ( 7-9')
- Kiến thức: Củng cố rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
* DKSL: HS có thể tìm sai, lẫn độ dài hai quãng đường.
HĐ3: Củng cố- dặn dò (3-5’)
- Để giải được loại toán “ tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó” Và bài toán “tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó” ta cần xác định được những yếu tố nào?
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
..........................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Thể dục
mÔN THể THAO Tự CHọN - nhảy dây.
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích,
II. Địa điểm - phương tiện:
- Sân trường vệ sinh an toàn.
- Mồi cá nhân một dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
1.ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động.
B. phần cơ bản:
1.Môn tự chọn: Ném bóng.
- Ôn một số động tác bổ trợ ném bóng.
- Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị - ngắm đích - ném
2 Nhảy dây
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Thi vô địch 3 tổ
C. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
6à 10 phút
100-150m
18 à 22 phút
9-> 11 phút
2-3 phút
7à9 phút
9à 11 phút
5 à 6 phút
3 à4 phút
4-> 6 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Ôn một số động tác: tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung.
- HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
-
- Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình 3 hàng ngang. => Kiểm tra, uốn nắn động tác sai.
- GV: nêu tên động tác => làm mẫu, cho HS tập theo 3 nhóm => Kiểm tra, uốn nắn động tác sai.
- GV cho HS tập thi đua giữa 3 nhóm.
- Đội hình 3 hàng ngang, cán sự điều khiển.
- Tập theo 3 nhóm - cán sự điều khiển.=> GV quan sát sủa sai giúp HS.
- Gv điều khiển.
=> Nhận xét tuyên dương HS thắng cuộc.
- Đội hình 3 hàng ngang.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ(3-5’):
- Kể tên các kiểu văn miêu tả đã học ở lớp 4?
- Nêu cấu tạo chung một bài văn miêu tả?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’):
2. Hình thành kiến thức( 13-15’)
* Nhận xét
- Phần nhận xét có mấy yêu cầu?
- G nhận xét và chốt bài chia làm 4 đoạn:
- GV nhận xét, chốt : Nội dung của 4 đoạn :
+ Đoạn 1: Giới thiệu con mèo
+ Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.
+ Đoạn 3: Tả hoạt động thói quen của con mèo.
+ Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.
- Theo em mỗi đoạn tương ứng với phần nào của bài văn?
- Từ bài văn tả con mèo nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
=> Chốt ghi nhớ sgk/113.
3. Hướng dẫn luyện tập.(17-19')
- G chép bài lên bảng.
- Hỏi đề bài yêu cầu gì?
- GV gạch chân các từ: vật nuôi trong nhà.
- GV lưu ý HS: Chọn tả con vật gây ấn tượng đặc biệt . Chỉ nêu ý chính về các đặc điểm của con vật.
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
+ Cấu tạo đủ ba phần chưa
+ Nội dung của từng phần.
+ Cách dùng từ tìm ý...
- G chấm 1 số bài.
? Bài văn miêu tả em vừa lập dàn ý có những phần nào?
- H đọc thầm .
- có 3 yêu cầu.
- HS đọc thầm bài văn và phân đoạn.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu 3.
- HS trao đổi nhóm đôi và nêu nội dung của từng đoạn
- Đoạn 1: Mở bài.
- Đoạn 2+3: Thân bài.
- Đoạn 4 : Kết bài.
- HS đọc yêu cầu bài 4 và thảo luận N2.
- Đại diện các nhóm trả lời – HS lớp nhận xét.
- H đọc.
- HS đọc thầm đề bài SGK và gạch chân các từ quan trọng.
- HS nêu.
- HS làm việc cá nhân VBT( 8-10')
- HS trình bày miệng – HS lớp nhận xét.
- HS nêu: 3 phần...
C. Củng cố- dặn dò ( 2- 4’).
- Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật ?
- Về nhà hoàn thành tiếp dàn ý.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I- Mục đích yêu cầu
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu đề nghị.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:(3-5’)
- Nếu em bị hỏng bút em nói với bạn bên cạnh như thế nào?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài( 1-2’)
2. Hình thành kiến thức(13-15’)
* Nhận xét 1+2:
- G nhận xét và chốt các câu đúng trên bảng phụ:
+ Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
+ Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.
* Nhận xét 3: Yêu cầu HS nhận xét cách nêu yêu cầu đề nghị của hai bạn.
=>G chốt và hỏi:
- Lời yêu cầu đề nghị của bạn Hùng mất lịch sự thể hiện qua những chi tiết nào?
- Lời yêu cầu của bạn Hoa thể hiện sự kính trọng, lễ phép, lịch sự thể hiện qua những chi tiết, từ ngữ nào?.
- GV gạch chân các từ: bác ơi, giùm, nhé.
- Khi bày tỏ yêu cầu đề nghị cần chú ý điều gì?
-> Chốt ghi nhớ 1, 2 SGK.
- GV đưa câu: Bác ơi ! Bác bơm giúp cháu cái xe được không ạ? Và đặt câu hỏi: Câu nêu yêu cầu đề nghị của cô thuộc loại câu nào?
- Vậy khi nêu yêu cầu đề nghị ta có thể dùng loại câu nào?
-> Chốt ghi nhớ 3.
* Nhận xét 3: Theo em như thế nào là lịch sự khi yêu cầu ,đề nghị?
-> Rút ghi nhớ: SGK/110.
3- Hướng dẫn luyện tập.( 17-19’)
Bài 1/111.VBT (3-5')
-> Còn cách nói nào khác?
Bài 2/111.VBT( 3-5')
-> Nêu yêu cầu đề nghị với người lớn tuổi cần chú ý điều gì?
Bài 3/111.Nhóm ( 5-6')
* Hướng dẫn mẫu phần a.
- Hãy so sánh cách nêu yêu cầu ở hai câu?
- Chốt: Câu1: Lời nói lịch sự vì có từ xưng hô Lan, tớ , tớ với, ơi thể hiện quan hệ thân mật.
Câu 2: Lời bất lịch sự vì nói trống không thiếu từ xưng hô.
- G nhận xét và chốt cách trả lời đúng.
-> Thế nào lả yêu cầu đề nghị lịch sự?
Bài 4/112.Vở ( 6-8')
- GV chấm, chữa bài.
- HS đọc thầm và nêu yêu cầu 1,2.
- HS đọc thầm câu chuyện và gạch chân các câu nêu cầu, đề nghị VBT.
- HS nêu các câu tìm được - HS khác nhận xét.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu.
- HS trả lời .
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS làm VBT
- HS trình bày.
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS đọc nội dung và chọn cách trả lời phù hợp.
- HS nêu.
- HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- HS đọc 2 câu phần a và chọn phương án trả lời.
- HS trao đổi nhóm đôi các phần còn lại - HS các nhóm trình bày- HS lớp nhận xét.
- HS nêu.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS làm vở.
C. Củng cố dặn dò(2-4’)
- Khi nêu yêu cầu, đề nghị ta cần chú ý gì?
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- tuan 29.doc