I - Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng:
- Thực hiện rút gọn phân số, phân số bằng nhau, ý nghĩa phân số
- Giải bài toán có lời văn
II - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3)
- Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số ?
31 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau
* Cách tiến hành :
Bước1:
- Chia lớp 4 nhóm .
- Cử ban giám khảo để theo dõi và ghi lại câu trả lời của mỗi nhóm (5em )
Bước2: Phổ biến cách chơi và luật chơi .
- G lần lượt đặt ra câu hỏi
- Các đội lắc chuông để trả lời
- Trả lời đúng mỗi câu được 3 diểm, sai trừ 1 điểm
Bước3: Chuẩn bị .
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi .
- G hội ý với Ban giám khảo, phát câu hỏi và đáp án. GV hướng dẫn và thống nhất cách ghi chép đánh giá .
Bước 4:
Tổ chức cuộc chơi
Bước5: Đánh giá tổng kết .
- Tuyên bố điểm của các đội, đội thắng cuộc .
KL: mục bạn cần biết sgk/108- HS đọc.
HĐ3: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất (13-15').
* Mục tiêu : Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .
* Cách tiến hành :
- GV nêu câu hỏi: Điều gì sẽ sảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- HS thảo luận N2 và tự do nêu ý kiến của mình .
- GV kết luận: Nếu không có Mặt Trời sưởi ấm sẽ không có sự tạo thành của tuyết, băng, sự chuyển thể của nước ...
- H đọc mục Bạn cần biết sgk/109.
HĐ4: Củng cố dặn dò (3- 5’)
- Nêu vai trò của các nguồn nhiệt?
- Nhận xét tiết học .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Kĩ thuật
Lắp cái đu
I - Mục đích - yêu cầu:
HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết lắp cái đu.
Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng qui trình .
Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình
II - Đồ dùng dạy - học:
Mẫu cái đu đã lắp.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1.Quan sát nhận xét (6-8’)
- Cho HS quan sát cái đu lắp mẫu.
HĐ2. HD thao tác mẫu (16-17’)
2.1 HD chọn chi tiết:
- Để lắp cái đu cần những chi tiết nào?
2.2 HD thao tác kĩ thuật:
Bươc1:Lắp giá đỡ đu.
Bước2: Lắp ghế đu.
Bước3 :Lắp ráp các bộ phận thành cái đu.
2.3 HD tháo các chi tiết:
- Tháo rời từng bộ phận ngược với quy trình nắp.
- Tháo rời từng chi tiết.
- Xếp các chi tiết vào hộp.
HĐ3. HS thực hành lắp đu(7-8’)
- Để lắp cái đu em thực qua các bước nào?
- GV lưu ý:
+ HS quan sát kĩ hình vẽ SGK nội dung HD lắp từng bước để lắp.
+Vị trí trong ngoài giữa các bộ phận, của vòng hãm.
+Khi lắp xong cần kiểm tra sự chuyển động của đu.
HĐ4.Đánh giá sản phẩm(3’)
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- Nhận xét đánh giá của HS.
- HS quan sát và thảo luận N2 các nội dung:
+ Cái đu gồm những bộ phận nào?
+ Trong thực tế cái đu dùng để làm gì? Thường có ở đâu?
- HS quan sát tranh vẽ SGK và nêu tên các chi tiết.
- HS lấy các chi tiết.
- HS theo dõi GV nắp.
- 1HS thực hành mẫu.
- Lắp giá đỡ đu., Lắp ghế đu, Lắp ráp các bộ phận thành cái đu.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009
Đồng chí: Nguyễn Thị Thu dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu:
Giúp HS củng cố kĩ năng :
- Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật ; các công thức tính diện tích cuả hình bình hành và hình thoi làm bài.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1.Kiểm tra bài cũ (3-4’)
Bảng con: Viết công thức tính diện tích hình thoi?
- Muốn tính diện tích hình thoi em làm như thế nào?
HĐ2: Luyện tập (32-34’)
Bài 1 : Nháp(5-7')
- Kiến thức: Đặc điểm của hình chữ nhật.
- Chốt: + Hình tứ giác đó là hình gì?
+ Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
Bài 2: Nháp(7-9')
- Kiến thức: Đặc điểm của hình thoi.
- Chốt: Nêu đặc điểm của hình thoi ?
Bài 3: Bảng con(8-10')
- HS đọc yêu cầu, Tính diện tích các hình và khoanh vào câu trả lời đúng.
Chốt: HS nêu cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
* DKSL:Bài 3 một số HS quên công thức tính diện tích hình bình hành. Chọn sai câu trả lời do kĩ năng tính toán chưa chính xác.
Bài 4: Vở( 8-9')
+Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta cần biết gì?
+ Muốn tìm chiều rộng ta làm thế nào?
* Dự kiến sai lầm
- Bài 3 một số HS quên công thức tính diện tích hình bình hành. Chọn sai câu trả lời do kĩ năng tính toán chưa chính xác.
HĐ3: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nêu đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi?
- Chúng có đặc điểm nào giống và khác nhau?
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Thể dục
mÔN THể THAO Tự CHọN - Trò chơi: Dẫn bóng.
I. Mục tiêu:
- Học một số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số dộng tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúngđộng tác.
- Trò chơi " Dẫn bóng" Yêu cầu biết cách chơi Và tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Sân trường vệ sinh an toàn.
- Bóng nhựa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
1.ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động.
- Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”.
B. phần cơ bản:
1.Môn tự chọn: Ném bóng.
2 Trò chơi vận động: Dẫn bóng
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
6à 10 phút
18 à 22 phút
9-> 11 phút
10 à12 phút
9à 11 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Giậm chân tai chỗ vỗ tay, hát.
- HS chơi trò chơi.
- Hướng dẫn HS cách cấm bóng
+ GV nêu tên động tác => làm mẫu, cho HS tập => Kiểm tra, uốn nắnđộng tác sai.
- GV cho HS tập thi đua giữa 3 tổ
- Đội hình 3 hàng ngang, cán sự điều khiển.
=> GV quan sát nhận xét , tuyên dương .
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi.
- HS toàn lớp cùng chơi theo hai nhóm.
- Đội hình 3 hàng ngang.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I - Mục đích yêu cầu:
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu; biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
- Nhận thức được cái hay của bài được thầy, cô khen
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chữa sẵn lỗi cần chữa cho HS.
III - Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: ( 3-5')
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối?
- Nêu những chú ý khi miêu tả cây cối?
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài(1’)
2- Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp(15-17’)
* Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
- Làm đúng kiểu bài văn miêu tả cây cối
- Biết trình bày thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Một số bài làm nội dung sáng tạo có hình ảnh như Huyền, Kim Anh,
*Tồn tại:
- Một số bài làm còn sơ sài, chưa biết lồng tình cảm của mình vào bài văn.
- Một số bài chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh làm cho bài văn thêm sinh động.
- Còn một số bài viết chưa sạch đẹp, còn sai nhiều chính tả.
- Một số bài viết còn lủng củng , dùng từ miêu tả chưa chính xác.
3- Hướng dẫn chữa lỗi (3-5’)
- GV đưa một số lỗi – HS nhận xét và chữa lỗi.
* Lỗi chính tả: Thân ló to(nó).màu đỏ xon (son), vỏ của nó sần xùi(sần sùi)
* Lỗi dùng từ :chim đến mổ quả chín.(tìm ăn), cây na cao vút( cây na cao hơn đầu người), Cây bàng đứng lì ở cổng trường(im lặng).
* Lỗi đặt câu:Cây nào cũng mát , cây mát nhất mà em thích nhất là cây bàng.( Trên sân trường có rất nhiều cây bóng mát nhưng em thích nhất là cây bàng ở cổng trường tán lá của nó che mát cả một khoảng sân rộng.)
* Lỗi sắp xếp ý trong đoạn văn:Cây có những chiếc lá bé và dài. Và những chiếc dây xanh và bên trong có nhựa trắng như sữa. Thân nó như mặc một chiếc áo màu đen kẻ sọc.Và thẳng đứng như một người bộ đội đứng gác.
C- Củng cố- dặn dò.: (3-5')
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Luyện từ và câu
Cách đặt câu khiến
I - Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi các câu bài tập 1.
III - Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: ( 3-5’)
- Đặt một câu khiến?
- Nêu tác dụng của câu khiến?
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài ( 1-2’)
2- Hình thành kiến thức:( 10- 12’)
* Nhận xét:
- Các câu đó có tác dụng gì?
- Những câu đó là những câu gì?
- Muốn đặt câu khiến chúng ta có thể làm như thế nào?
-> Rút ra ghi nhớ/ 88
- Đặt một câu khiến có từ hãy ở trước động từ?
3- Hướng dẫn HS luyện tập( 20- 22’)
Bài 1/93:VBT (5-6')
- GV nhận xét.
-> Chốt: Để đặt các câu khiến ta có thể làm như thế nào?
Bài 2/93:Vở( 6- 8')
- GV cho HS trình bày, nhận xét cho điểm.
à Chốt: Câu khiến có tác dụng gì?
Bài 3/ 93:Vở (6-8')
- Để đặt được câu khiến các em cần dựa vào tác dụng và đặc điểm của câu khiến để đặt cho chính xác. Khi đặt câu khiến cần phù hợp với từng đối tượng.
- GV chấm điểm.
Bài 4/93:Miệng.( 4-5')
à Khi nào ta sử dụng câu khiến?
- HS đọc thầm phần nhận xét.
- HS đọc các câu kể.
- HS xác định động từ trong câu.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
- Nêu yêu cầu đề nghị.
- Câu khiến.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS đặt câu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS trình bày trước lớp.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở => Chữa miệng.
- Có tác dụng nhờ vả, yêu cầu,...
- HS đọc thầm yêu cầu=> Nêu yêu cầu.
- HS làm vở
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời miệng.
- HS nêu.
C- Củng cố dặn dò (2-4’)
- Muốn đặt câu khiến em có thể dùng những cách nào?
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- tuan 27.doc