I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số( qua tính diện tích hình chữ nhật)
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Hình vuông bằng bìa như hình vẽ trong SGK.
31 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ bình thường của cơ thể con người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Biết sử dụng từ “ nhệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II - Đồ dùng dạy - học:
-Tranh vẽ SGK/ 96, 97.
- Khăn tay sạch có thể bịt mắt.
- Các tấm phiếu bằng bìa.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1 . Khởi động (5’)
- Để tránh tác hại cho mắtem nên làm gì và không nên làm gì?
HĐ2. Sự truyền nhiệt (10-12’)
* Mục tiêu:
Nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “Nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Kể tên một số vật nóng, vật lạnh mà em thường gặp hàng ngày theo N2.
Bước 2:
- HS kể trước lớp theo dãy .
- GV nhận xét ý kiến của HS:
à KL: Trong cuộc sống hàng ngày ta có thể gặp những vật nóng và vật lạnh.
Bước 3: Làm việc theo nhóm
- GV đưa ra ba cốc nước đã chuẩn bị như SGK.
- GV yêu cầu HS lên quan sát nhận xét và trả lời câu hỏi SGK/ 100 của phần thực hành.
à Chốt vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
- GV nêu vấn đề: Lấy ví dụ về vật có nhiệt độ bằng nhau, vật có nhiệt độ cao hơn vật kia, vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật?
HĐ3.Thực hành sử dụng nhiệt kế(10-12’)
* Mục tiêu:
HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
*Cách tiến hành.
Bước 1:
- GV giới thiệu về hai loại nhiệt kế (đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí)
- GV cho HS mô tả sơ qua về nhiệt kế.
- GV cho vài HS đọc số đo của nhệt kế ở hình 3/101.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Cho HS thực hành sử dụng nhiệt kế.
- GV thực hành đo nhiệt độ của ba cốc nước đã chẩn bị để HS nắm được cách đo và biết được sự khác nhau về nhiệt độ của ba cốc nước đó.
- GV hướng dẫn HS đo nhiệt độ cơ thể người.
- HS thực hành sử dụng nhiệt kế.
- GV hướng dẫn HS đo nhiệt độ của không khí.
- HS thực hành đo và đọc kết quả đo (Lưu ý cách đọc nhiệt độ ví dụ 23 độ c)
-> Kết luận: Mục bạn cần biết/101.
- GV giới thiệu thêm cho HS về thang nhệt độ
HĐ3: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nhiệt độ của nước sôi là bao nhiêu? của nước lạnh là bao nhiêu? Để đo nhiệt độ của vật ta dùng dụng cụ nào?
- HS đọc mục Bạn cần biết/ 101
- Chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Kĩ thuật
Chăm sóc rau hoa ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS được củng cố về mục đích tác dụng và cách tiến hành chăm sóc rau hoa; làm một số việc chăm sóc rau, hoa; có ý thức bảo vệ cây rau hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bình tưới nước, dầm xới, rổ dựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: ( 1')
2. HS thực hành ( 20-25')
- GV yêu cầu HS nêu lại 4 thao tác trong quy trình thực hiện chăm sóc cây rau, hoa.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS => nhận xét.
- GV chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ, nhắc nhở an toàn lao động.
- HS thực hành chăm sóc cây.
- GV quan sát hướng dẫn thêm.
3. Đánh giá sản phẩm ( 3-5')
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng, sạch cỏ .
4. Nhận xét dặn dò ( 2-4')
- Nhận xét giờ học.
- Hs cất dụng cụ, rửa tay, chân.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2009.
Đồng chí : Nguyễn Thị Thu dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Toán
Phép chia phân số
I - Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).
II - Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS làm bảng con: tìm của 35.
- HS nêu cách tìm?
HĐ2. Dạy bài mới:
2.1. Ví dụ:
GV nêu ví dụ SGK – HS đọc.
Hỏi bài yêu cầu tìm gì?
Tìm chiều dài hình chữ nhật ABCD?
Muốn tìm chiều dài hình chữ nhật ABCD ta làm như thế nào?
Ghi bảng : .
2.2. Giới thiệu cách chia phân số.
GV giới thiệu: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Phân số gọi là phân số đảo ngược của phân số.
Ta có: : = x =
Yêu cầu HS nêu lại cách chia phân số?
à Chốt cách chia phân số.
HĐ3: Luyện tập (20-22’)
Bài 1/136 : Bảng con ( 4-5'):
- Kiến thức :Củng cố cách viết phân số đảo ngược.
Bài 2/136 :Bảng con ( 5-6'):
- Kiên thức: Cách chia phân số.
Bài 3/136: Nháp + vở( 5-7')
- HS đọc yêu cầu và làm nháp phần a, vở phần b.
- Kiến thức: Cách nhân và chia phân số.
- Chốt:Nêu mối quan hệ nhân và chia phân số?
Bài 4/136: Vở( 6-7'):
- Chốt: Củng cố cách giải toán có liên quan đến phép chia phân số.
* DKSL: HS viết phân số còn quên gạch ngang.
HĐ4: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nêu cách chia phân số?
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiét 2: thể dục
Nhảy dây chân trước chân sau- Trò chơi: Chạy tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Sân trường vệ sinh an toàn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
1.ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động.
- Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”.
B. phần cơ bản:
1.Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân,
2. Học nhảy dây chân trước chân sau.
2 Trò chơi vận động:
Chạy tiếp sức
- GV nêu tên trò chơi.
+ GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
6à 10 phút
20 à 22 phút
4-> 6 phút
7-> 9 phút
6 à8 phút
4 à 6 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo.
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Giậm chân tai chỗ vỗ tay, hát.
- HS chơi trò chơi.
- GV cho HS tự nhảy dây kiểu chụm hai chân => Quan sát hướng dẫn thêm.
- GV giới thiệu cách nhảy dây chân trước chân sau.
- GV thực hiện nhảy dây mẫu.
- GV HD kết hợp quay dây và nhảy dây=> HS thực hiện mẫu.
- HS thực hiện cả lớp.
- Lớp trưởng điều khiển
+ Cả lớp tập.
+ Tập liên hoàn.
- Gv điều khiển.
+ Cả lớp tập.
+ Đội hình 3 hàng ngang.
=> GV quan sát nhận xét.
- Giải thích cách chơi, luật chơi.
- HS chơi thử một lần.
- HS toàn lớp cùng chơi theo hai nhóm.
- Đội hình 3 hàng ngang.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
I - Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh cây phượng, cây hoa mai, cây dừa.
III - Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
- Nêu những chú ý khi miêu tả các bộ phận của cây cối?
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài (1’)
2- Hướng dẫn làm bài tập: (32-34’)
Bài 1/75> Nhóm 2 ( 4-5')
- Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?
-> Chốt: Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối?
Bài 2/32.VBT ( 10-12')
- Đề bài yêu cầu gì?
- Các em phải viết mấy mở bài?
-> Chỉ chọn một phần để làm.
- GV nhận xét cho điểm.
- GV lưu ý HS: Mở bài gián tiếp có thể chỉ 2-3 câu không nhất thiết phải dài.
Bài 3/75.VBT (7-8')
- Bài 3 yêu cầu gì?
- Đó là dàn ý của phần nào trong bài văn miêu tả?
Bài 4/75. Vở ( 10-12')
- GV hướng dẫn HS có thể mở bài theo hai cách.
- GV chấm điểm, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.+ hai đoạn văn.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày
+ Cách 1: giới thiệu ngay cây hoa cần tả
->Mở bài trực tiếp.
+ Cách 2: nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả -> Mở bài gián tiếp.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- Một mở bài.
- HS làm VBT.
- HS trình bày trước lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- HS làm VBT.
- HS trình bày
- Mở bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
C- Củng cố- dặn dò (4-5’)
- Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I - Mục đích - yêu cầu:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ đề Dũng cảm.
- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :( 3-5’)
- Đặt một câu kể Ai là gì?
- Xác định chủ ngữ trong câu kể đó?
B. Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài ( 1-2’)
2- Hướng dẫn HS luyện tập (32-34’)
Bài1/73: Nháp (5-7')
- GV nhận xét, yêu càu giải nghĩa một số từ
-> Những từ này thuộc chủ đề nào?
Bài 2/73: VBT ( 6-8)
- Bài 2 yêu cầu gì?
- Chốt ta có thể ghép từ dũng cảmvào trước hoặc sau một số từ để tạo thành các cụm từ có nghĩa.
Bài 3/ 74: Vở ( 7-8')
- HD trình bày.
- Những từ ngữ ở cột A thuộc chủ đề nào?
Bài 4/74: Vở ( 8-9')
- GV chấm vở, chữa.
à Đoạn văn vừa điền nói về tấm gương nào?
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp ghi từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.
- Các từ cùng nghĩa với dũng cảm là: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- 1 HS làm mẫu: tinh thần dũng cảm
- HS làm VBT=> trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
C- Củng cố dặn dò (2-4’)
- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề Dũng cảm?
- Về tìm thêm một số từ ngữ khác.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- tuan 25.doc