I. Mục tiêu:
1- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
2- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.( trả lời được các CH trong SGK).
3 - GD ý thức yêu quý cây cối , giữ gìn và phát huy đặc sản của quê hương, đất nước
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh cây sầu riêng.
III. Các hoạt động dạy học :
28 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp. đếu do con người gây ra.
Hoạt động nhóm,lớp.
H đọc và quan sát tranh
H thảo luận theo nhóm về các tác hại và cách phòng chống tiếng ồn.
H trả lời
H nêu
- H nghe.
Hoạt động nhóm, lớp.
H thảo luận nhóm về những việc các em nên/ không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng khác.
Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp.
Luyện từ và câu tiết 44
MRVT: CÁI ĐẸP.
I. Mục tiêu:
1- Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học( BT1, 2, 3);
2.Bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp( BT4).
3- Biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
- GV : Từ điển học sinh, hoặc vài trang sao chụp các từ phục vụ cho bài học.
Một vài tờ giấy khổ to phôtô nội dung bài tập 1, 2 cho các nhóm làm việc.
Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B của bài tập 4 (các câu và ô trống để điền thành ngữ). Thẻ từ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A (hoặc bảng gắn nam châm) để có thể gắn các thành ngữ vào ô trống thích hợp trong câu.
- H : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ: Vị ngữ trong câu “Ai – thế nào"
Đọc ghi nhớ của bài?
Đặt 3 câu kiểu “Ai – thế nào”, mỗi câu tả 1 cây hoa mà em yêu thích?
GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài :
Thế giới xung quanh chúng ta rất đẹp. Vì thế từ ngữ nói về cái đẹp rất phong phú. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về cái đẹp, biết cách dùng các từ ngữ đó để đặt câu; đồng thời cung cấp cho các em một số thành ngữ về cái đẹp.
Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
MT: Giúp các em mở rộng vốn từ về cái đẹp, biết cách dùng các từ ngữ đó để đặt câu; đồng thời cung cấp cho các em một số thành ngữ về cái đẹp.
PP: Tổng hợp.
Bài tập 1:
Yêu cầu H đọc đề.
GV phát phiếu cho các nhóm H làm việc.
GV nhận xét, chốt ý.
Bài tập 2:
Yêu cầu H đọc đề.
GV phát phiếu cho các nhóm làm việc.
GV nhận xét, chốt ý.
Bài tập 3:
Yêu cầu H đọc đề bài.
Yêu cầu H đặt câu.
GV nhận xét nhanh câu vừa đặt của từng H.
Yêu cầu mỗi H viết 1 câu vào vở.
Bài tập 4:
Yêu cầu H đọc đề.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn vế B của bài, đính bên cạnh những thẻ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A, mời 1 H lên bảng làm bài.
Hoạt động 2: Củng cố.
MT: Giáo dục H biết cách dùng từ để đặt câu.
PP: Trò chơi.
* Hình thức chơi:
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 H
Đội A : Nêu từ về cái đẹp.
Đội B : Đặt câu.
Và ngược lại, cho đến khi hết H
GV tổng kết, khen thưởng.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Về nhà xem lại các bài tập.
Chuẩn bị : Chủ ngữ trong câu kể “Ai – thế nào”.
Nhận xét tiết học.
Hát.
1 H đọc, lớp nhận xét.
3 H tiếp nối nhau đặt câu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
* Hoạt động nhóm, cá nhân.
2 H tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
Nhóm thảo luận, thứ kí viết nhanh những từ tìm được, nhóm nào xong dán bảng lớp.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Lớp nhận xét.
Bài a: Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi tắn, rực rỡ, duyên dáng, đẹp đẽ, lộng lẫy, thướt tha
Bài b: Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, dịu dàng, hiều dịu, đằm thắm, đậm đà, chân thành, lịch sự, tế nhị, nết na, đôn hậu, thẳng thắn, bộc trực, cương trực, dũng cảm, quả cảm
* Hoạt động nhóm, cá nhân.
2 H tiếp nối nhau đọc đề bài.
Lớp đọc thầm lại.
Nhóm thảo luận, thư kí viết nhanh từ tìm được, nhóm nào làm xong dán lên bảng lớp.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Lớp nhận xét.
Bài a: Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng
Bài b: Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha
* Hoạt động cá nhân.
1 H đọc yêu cầu bài.
Nhiều H tự động tiếp nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được.
H viết 1 câu vào vở.
VD:+ Vào mùa xuân, cảnh vật thật xinh tươi.
* Hoạt động cá nhân, lớp.
1 H đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
H làm việc cá nhân, nối mờ bằng bút chì thành ngữ ở cột A vào những chỗ trống thích hợp ở cột B.
Cả lớp làm bài vào SGK theo lời giải đúng.
+ Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
+ Ai cũng khen chị Ba được người được nết.
+ Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
+ Người thợ vụng trang trí hoa hòe hòa sói lến chiếc hộp gỗ.
Hoạt động lớp.
Mỗi đội cử 4 H tham gia đặt câu. 2 đội thi đua.Lớp cổ vũ, nhận xét.
NS : 12/1/2013
ND: Thư sáu , 18/1/2013
Tập làm văn Tiết 44
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI.
I. Mục tiêu :
1 - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu( BT1);
2. Viết được đoạn văn ngắn tả lá( thân, gốc) một cây em thích( BT2).
3- Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ: Tóm tắt những điểm đặc sắc của mỗi đoạn văn.
HS: Lá bàng tươi.
Tranh, ảnh: cây bảng, sồi, tre.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Tập quan sát cây cối.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
4. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Lưu ý: Đọc từng đoạn văn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì hay, đặc sắc.
a) Đoạn tả “Lá bàng” của Đoàn Giỏi.
b) Đoạn tả “Bàng thay lá” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
c) Đoạn tả “Cây sồi” của Lép Tôn-xtôi.
d) Đoạn tả “Cây tre” của Bùi Ngọc Sơn.
Hoạt động 2: Xác định yêu cầu đề bài.
Bài 2:
Các em chọn bộ phận nào của cây ?
Nhận xét _ ghi điểm.
Hoạt động 3: Củng cố.
GV phân tích, đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết.
Hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở.
Chuẩn bị: “Trả bài tả đồ vật”
Hát.
2, 3 H đọc kết quả quan sát 1 cái cây mà em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 H đọc yêu cầu và đoạn văn tả lá cây bàng.
1 H đọc đoạn văn tả cây sồi già và cây tre.
Lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
H thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm phát biểu.
Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Tả lá bàng ở đúng thời điểm thay lá, với 2 lứa lộc.
Tả màu sắc khác nhau của 2 lứa lộc, tả được cả hình dáng lộc non.
Cách sử dụng các từ so sánh: dáng của lộc rất lạ như đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xui từ trên trời, xanh biếc chi chít; lá non lớn nhanh cuộn tròn như những chiếc tai thỏ.
Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa hè.
+ Mùa đông: cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo.
+ Mùa hè: cây sồi thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ.
Những hình ảnh so sánh: nó như 1 con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Cách tả nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người.
+ Mùa đông: cây sồi già cau có, khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu.
+ Hè đến: nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
Tả thực 1 bụi tra rậm rịt, gai góc.
Hình ảnh so sánh sinh động. trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài; những búp măng ấy chính là những đứa em thân yêu được mẹ chăm chút.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm, suy nghĩ, chọn tả 1 bộ phận của cái cây em yêu thích.
3, 4 H nêu.
H làm bài.
5, 6 H đọc bài.
Nhận xét
Hoạt động lớp.
H nêu những điều đã học tâp được qua các đoạn văn mẫu.
Đọc 1 đoạn văn hay của lớp.
Toán Tiết 105 LUYỆN TẬP.
I Mục tiêu :
1 - Biết so sánh hai phân số.
2.Rèn tính cẩn thận
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, VBT.
HS : SGK, VBT, bảng con.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ :
Sửa bài cũ
Nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu?
GV nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu bài :
Luyện tập.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Hướng dẫn H đọc đề và tự làm bài khuyến khích H tìm MSC bé nhất.
Bài 1b hướng dẫn H rút gọn sau đó quy đồng.
Bài 2: Làm vở.
Cho H tự làm bài rồi sửa bài.
Hướng dẫn H so sánh theo 2 cách.
Khuyến khích H rút gọn rồi so sánh.
Bài 3:
Hướng dẫn H làm kết hợp phần 3a/ SGK.
Cho H rút ghi nhớ, vận dụng làm vào VBT.
Cho H nhắc lại ghi nhớ.
Bài 4:
H đọc đề và tự làm sau đó chỉ định H sửa miệng tại chỗ.
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Hỏi đáp.
H nêu lại kiến thức ôn về: so sánh phân số khác mẫu, so sánh phân số cùng tử. Cho ví dụ?
Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua xếp thứ tự 3 phân số:
a/ Từ bé đến lớn.
b/ Từ lớn đến bé.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Bài tập 4/ 35
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học.
Hát
Hoạt động lớp.
a) và MSC : 20 hoặc 40
Vì > nên >
b) và
; MSC : 35
Vì > nên >
H sửa bài.
a) và
C1:
Vì > nên >
C2: > 1 và < 1
Vậy: >
b/ và
H rút gọn
H làm tương tự 2 cách của bài a.
Sửa bài bảng lớp.
a/ > vì 14 > 17
b/ > vì 5 > 7
c/ > vì 11 > 19
HS lặp lại ghi nhớ
Sửa miệng.
a)
Hoạt động cá nhân, lớp.
H nhắc lại nhiều lần.
Hoạt động nhóm, dãy.
a/ b/
SINH HOẠT LỚP ( tuần 22)
1/-Nhận xét tình hình tuần qua:
Học tập:
+ HS đi học đều .
+ Truy bài đầu giờ nghiêm túc. Tuyên dương 4 tổ
+ Một số HS có tiến bộ : Khang, Trọng
Đạo đức :HS đều ngoan không có hiện tượng đánh nhau ,chửi thề.
Lao động :
+ Chăm sóc tốt các bồn hoa.
+ Vệ sinh lớp tốt, đổ rác đúng nơi qui định .Tuyên dương 4 tổ.
2/ Công tác tuần tới :
Học tập :
+Ổn định nề nếp học tập.Thực hiện tốt nhiệm vụ HS.
+ Phụ đạo HS yếu :Thúy Vy, Ngọc Hiếu, P. Lộc (Đầu giờ và giờ chơi)
Đạo đức:
+ Nhắc nhở HS nói năng lễ độ ,hòa nhã với bạn bè.
+ Mặc đồng phục đúng qui định của nhà trường .
Lao động:
+ Trực vệ sinh chu đáo .nhắc nhở HS đổ rác đúng nơi qui định.
+ Chăm sóc tốt các bồn hoa
Văn thể mĩ :
+ Ổn định nề nếp TDĐG và TDGG
+ Củng cố nề nếp chải răng, ngâm thuốc.
+ Nhắc nhở HS thực hiện tốt An toàn giao thông .
DUYỆT CỦA TỔ CM
DUYỆT CỦA BGH
Nguyễn Thị Kim Tước
File đính kèm:
- TUAN 22.doc