Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 21

I - Mục tiêu:

Giúp HS:

- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.

- Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản).

II - Các hoạt động dạy học:

HĐ1: Kiểm trabài cũ (3-5)

Bảng con: Tìm 3 phân số bằng phân số

 

doc34 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh (10-12’) * Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV : Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống ? - Để tìm hiểu, ta làm thí nghiện sgk /84. - G mô tả thí nghiệm . - Em hãy dự đoán xem điều gì xảy ra khi gõ trống ? - HS phát biểu ý kiến H quan sát H1 sgk /84. H suy nghĩ Bước 2 : - Các nhóm tiến hành thí nghiệm.Quan sát các vụn giấy Bước 3: - Các nhóm thảo luận: + Vì sao tấm ni- lông rung? + Khi nào trống phát ra âm thanh ? à Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động.Rung động này được truyền đến không khí liền đó, ... và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làmg cho tấm ni lông rung động lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh. - GV có thể lấy một số ví dụ để HS hiểu thêm về sự rung động, phát ra âm thanh của một số vật. HĐ3: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, rắn (10-12’) * Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng chất rắn. * Cách tiến hành: Bước1: GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như H2 sgk /85 . - > Âm thanh có thể truyền qua nước, qua thành chậu. Âm thanh truyền qua chất lỏng chất rắn. Bước 2: - Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi tìm các dẫn chứng âm thanh truyền qua chất lỏng và chất rắn . - H trình bày . - G nhận xét, chốt các dẫn chứng đúng. à Kết luận: Âm thanh có thể truyền qua chất lỏng, rắn. HĐ 4: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.Trò chơi: Nói chuyện qua điện thoại . * Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền xa nguồn âm.Vận dụng tính chất của âm thanh . * Cách tiến hành : Bước 1: - Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi tìm các VD chứng tỏ âm thanh yếu khi lan truyền ra xa nguồn âm ? - H trình bày. Cả lớp nhận xét . à Kết luận: Đứng gần trống trường thì nghe rõ hơn, xe máy ở xa tiếng nổ (còi) nhỏ ... Bước 2: Trò chơi: Một em phải truyền tin cho bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia Bạn ở đầu dây bên kia (phải ) ghi lại ( được ) bản tin do bạn mình đọc nhưng phải đảm bảo trọng tài không nghe được . à Kết quả: Nhóm nào ghi lại đúng bản tin mà không bị lộ là đạt yêu cầu . HĐ5: Củng cố dặn dò (4’) - Nhận xét tiết học. - Dặn về ôn bài và chuẩn bị bài sau ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2009 Đồng chí Nguyễn Thị Thu dạy. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 23 tháng 1 năm 2009 Tiết 1: Toán Luyện tập I - Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố và rèn kĩ năng qui đồng mẫu số 2 phân số - Bước đầu làm quen với qui đồng mẫu số 3 phân số( trường hợp đơn giản) II - Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Qui đồng mẫu số 2 phân số và . HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập(32 -34’) Bài 1.Nháp ( 7-9') - Kiến thức: Củng cố cách qui đồng mẫu số hai phân số. * DKSL: Một số HS làm sai do kĩ năng tính toán chưa tốt. Bài 2: Bảng con ( 6-7') - Kiến thức: : Củng cố cách qui đồng mẫu số hai phân số với một phân số có mẫu số là số tự nhiên. * DKSL: HS lúng túng do chưa xác định rõ số tự nhiên cũng là phân số. Bài 3: Nháp( 5-6') - HD mẫu HS làm bài . - Kiến thức: Cách qui đồng mẫu số của 3 phân số . * DKSL:Một số HS xác định mẫu số của 3 phân số còn lúng túng . Bài 4: Vở ( 6-7' ) - Kiến thức: Cách qui đồng mẫu số các phân số. Bài 5: : Vở ( 7-9' ) - HD HS làm mẫu. - Chốt: Làm như thế nào em tìm được kết quả? * DKSL: HS lúng túng khi chọn và phân tích số. HĐ3. Củng cố - dặn dò (5’) - Nêu các bước qui đồng mẫu số của các phân số ? * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2: Thể dục Nhảy dây kiểu chụm hai chân I- Mục tiêu: - HS biết quay dây, nhảy dây kiểu chụm hai chân tương đối đúng động tác. II - Địa điểm - phương tiện: - Sân tập vệ sinh an toàn. - Còi. I - Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Thời gian Phương pháp A. Phần mở đầu: 1.ổn định tổ chức lớp. - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động. - Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. B. phần cơ bản: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. C. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng. - Hệ thống lại bài. - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 6à 10 phút 20 à 22 phút 4-6 phút 7-9 phút 4 à 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo. - Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai - Giậm chân tai chỗ vỗ tay, hát. - HS chơi trò chơi. - GV Giới thiệu cách nhảy dây thực hiện nhảy dây mẫu. - Hướng dẫn HS cách quay dây. - HS thực hiện quay dây. - GV HD kết hợp quay dây và nhảy dây=> HS thực hiện mẫu. - HS thực hiện cả lớp. - Lớp trưởng điều khiển + Cả lớp tập. + Tập liên hoàn. - Gv điều khiển. + Cả lớp tập. + Đội hình 2 hàng ngang. - Cán sự điều khiển- Lớp tập theo tổ. => GV quan sát nhận xét. - HS tập theo đội hình 3 hàng ngang. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 3: Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. I - Mục đích - yêu cầu: - Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết luận) của một bài văn tả cây cối. - Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây). II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Hình thành kiến thức (12-14’) * Nhận xét: Nhận xét 1: - Bài văn có mấyđoạn văn? - Nêu nội dung từng đoạn? - GV nhận xét , chốt ý đúng Nhận xét 2: - Cho HS làm VBT. - GV treo bảng phụ viết trình tự miêu tả của hai bài. -> Chốt: Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. Nhận xét 3: - GV nêu yêu cầu: Qua hai bài tập trên, em hãy cho biết một bài văn miêu tả gồm mấy phần? - Mồi phần ấy nêu nội dung gì? - Bài văn miêu tả cây cối thường có những phần nào? -> Rút ra ghi nhớ SGK/31. 3.Hướng dẫn thực hành(20-24’) Bài 1/32.Miệng ( 6-7') - Chốt: Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của cây gạo, từ lúc hoa còn đỏ đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo... -> Chốt: Bài văn trên là phần nào trong bài văn miêu tả cây cối? -> Phần thân bài của bài văn miêu tả cây cối các em có thể tả từng bộ phận của cây hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. Bài 2/32.VBT (12-14') - Nêu dàn ý bài văn miêu tả cây cối? - Nêu nội dung từng phần trong bài văn miêu tả cây cối? - Dựa vào đó các em lập dàn ý miêu tả theo một trong hai cách đã học. - GV nhận xét cho điểm. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm bài văn và suy nghĩ trả lời cá nhân. - Có 3 đoạn văn: +Đ1 từ đầu đến nõn nà. +Đ2 từ trên ngọn đến óng ánh. +Đ3 đoạn còn lại. - Đoạn 1: Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. - Đoạn 2: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái. - đoạn 3:Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. - HS nêu lại. - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi so sánh trình tự miêu tả của hai - HS trình bày. - Gồm ba phần: mở bài thân bài, kết bài. - HS nêu. - HS nêu. - HS nêu. - HS đọc yêu cầu => nêu. - HS làm việc cá nhân =>trao đổi N2 - HS trình bày trước lớp. - HS nêu. - HS nêu. - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS trình bày trước lớp. C. Củng cố- dặn dò(4-5’) - Bài văn miêu tả cây cối thường có những phần nào? - GV nhận xét tiết học. - Dựa vào dàn ý vừa lập tập viết bài văn miêu tả một cây ăn quả. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 4: Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? I - Mục đích - yêu cầu: - Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? - Xác định được bộp phận vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào?; biết đặt câu đúng mẫu. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, từ điển. III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ(3-5’) - Đặt một câu kể Ai thế nào? Chỉ ra đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ? B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài(1’) 2.Hình thành kiến thức(13-15’) * Nhận xét: - Mỗi câu kể Ai thế nào?gồm có mấy bộ phận? - Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu kể Ai thế nào? vừa tìm được. - GV treo bảng phụ chữa bài. -> Chốt: Vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào? biểu thị trạng thái, đặc điểm , tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường do động từ, tính từ tạo thành. -> Rút ra ghi nhớ/SGK. 3.Hướng dẫn HS luyện tập(17-19’) Bài 1/2.VBT( 7-9') - Chữa bài trước lớp. - GV nhận xét. -> Chốt: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? có ý nghĩa gì? thường do các từ ngữ nào tạo thành? Bài 2/24.Vở( 10-12') - Cho HS đọc yêu cầu. - GV lưu ý HS sử dụng câu kể Ai thế nào? để nói đúng đặc điểm của cây hoa mà em thích. - GV chấm điểm, nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm đoạn văn, gạch chân các câu kể Ai thế nào? VBT. - HS trình bày trước lớp. -HS nêu. - HS gạch chéo tách CN- VN. - HS trình bày miệng trước lớp. - HS trao đổi nhóm đôi yêu cầu bài 4 - Đại diện các nhóm trả lời - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu. - HS gạch chân các câu kể Ai thế nào dùng gạch / để tìm vị ngữ của từng câu vàoVBT.Tự suy nghĩ yêu cầu phần c và trình bày trước lớp. - HS nêu. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở C. Củng cố dặn dò(2- 4’) - Đọc lại ghi nhớ. - Chuẩn bị bài sau * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 21.doc