I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số (trong 1 số trường hợp đơn giản).
- Giáo dục ý thức học toán tốt.
* Trọng tâm: Cách rút gọn phân số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức (3 phút ): Hát. Sĩ số.
B. Bài cũ: ( 5)
- Gọi HS lên viết 5 phân số = .
- Nhận xét + ghi điểm.
36 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý).
- Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
b. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV dán lên bảng 1 số tờ giấy viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý.
- 1 số em lên bảng chữa, cả lớp tự sửa vào nháp.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
- Chép vào vở.
c. Hướng dẫn tập đọc những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- Trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của bài văn để rút kinh nghiệm cho mình.
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, biểu dương những HS viết bài tốt.
- Yêu cầu về nhà viết lại bài + chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 42: Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
TRò chơi: Lăn bóng .
I. Mục tiêu:
- Ôn kiểu dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục lòng yêu thể thao.
* Trọng tâm: Luyện nhảy dây kiểu chụm hai chân.
II. Địa điểm- phương tiện:
Sân trường, vệ sinh nơi tập, còi, bóng .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu (5’ )
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân.
- Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
B. Phần cơ bản: ( 25’ )
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Các tổ tập luyện theo nội dung đã qđ
- GV bao quát lớp sửa chữa cho những HS tập sai.
- Thi xem ai nhảy được nhiều lần nhất.
b. Trò chơi vận động:Lăn bóng bằng tay
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
C. Phần kết thúc: ( 6’ )
- Đi thường theo nhịp hoặc dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
địa lý
Tiết 21: Hoạt động sản xuất
của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
I. Mục tiêu:
- HS biết đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thủy sản nhất cả nước.
- Nêu 1 số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
- Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ.
- Giáo dục các em yêu con người Nam Bộ.
* Trọng tâm: Nắm hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức: Hát. ( 2’ )
B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- Gọi HS đọc bài học.
C.. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1.. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
*. HĐ1: Làm việc cả lớp.
- HS dựa vào kênh chữ SGK và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, ngời dân cần cù lao động nên đồng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
+ Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- ở nhiều nơi trong cả nớc và xuất khẩu.
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
- Các nhóm dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo?
- Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
+ Kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?
- Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt.
2. Nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước:
- GV giải thích từ “thủy sản”, “hải sản”.
*. HĐ3: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp.
- Các nhóm dựa vào SGK để trả lời câu hỏi:
+ Điều kiện được nhiều thủy sản?
- Vùng biển có nhiều cá tôm, và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Kể tên 1 số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
- Cá tra, cá ba sa, tôm .
+ Thủy sản đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
- ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
=> Bài học (SGK).
HS: 3- 5 em đọc bài học.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009
Toán
Tiết 105: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và rèn kỹ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số.
- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.
* Trọng tâm: Luyện quy đồng mẫu số 2 phân số.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức: Hát. Sĩ số.( 3’ )
B. Bài cũ: ( 4’ )
- Gọi HS lên chữa bài tập 3.
- Nhận xét + ghi điểm.
C. Dạy bài mới: ( 27’ )
- Giới thiệu:
* Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài vào vở.
- GV cùng nhận xét và chữa bài.
+ Bài 2:
- Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
a. và 2 viết được là và quy đồng mẫu số thành giữ nguyên .
b. 5 và viết được là và
và quy đồng mẫu số thành
giữ nguyên
và quy đồng mẫu số với MSC là 18 thành:
;
+ Bài 3: GV hướng dẫn HS làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số theo mẫu.
- HS tự quy đồng theo mẫu.
+ Bài 4:
- HS đọc yêu cầu và tự làm.
và với MSC là 60 được
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 5:
- GV cho HS quan sát bài tập phần a sau đó tự tính phần b.
b.
c.
- GV chấm bài cho HS.
D. Củng cố, dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Luyện từ và câu
Tiết 42: Vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”
- Xác định được bộ phận vị ngữ trong các kiểu câu “Ai thế nào?” biết đặt câu đúng mẫu.
- Giáo dục ý thức dùng từ chính xác.
* Trọng tâm: Xác định được vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu khổ to viết các câu phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Tổ chức: Hát ( 2’ )
B. Bài cũ: ( 4’ )
- Gọi HS lên chữa bài tập.
- Nhận xét + ghi điểm.
C. Dạy bài mới: ( 28’ )
- Giới thiệu bài:
*Hứơng dẫn tìm hiểu bài:
a. Phần nhận xét:
+ Bài 1, 2:
- 2 em đọc nối nhau nội dung bài 1.
- Đọc thầm đoạn văn, trao đổi với bạn và làm bài vào vở.
- GV chốt lại lời giải đúng:
* Về đêm Cảnh vật thật im lìm.
CN VN
* Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
CN VN
+ Bài 3:
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Các câu 1, 2, 4, 6 vị ngữ trong câu biểu thị trạng thái của sự vật của người.
- HS đọc trước nội dung ghi nhớ, xem đó là điểm tựa để trả lời câu hỏi.
- Câu 1, 2: Của sự vật.
- Câu 4, 6: Của người.
* Câu 7: Vị ngữ chỉ đặc điểm của người. Từ ngữ tạo thành:
Câu 1: Cụm tính từ. Câu 2: Cụm động từ.
Câu 4: Cụm động từ.
Câu 6: Cụm tính từ.
Câu 7: Cụm tính từ.
b. Phần ghi nhớ:
- 2- 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
+ Bài 1:
- HS đọc nội dung bài tập, trao đổi cùng bạn và làm bài tập vào vở.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Các câu 1, 2, 3, 4, 5 đều là câu kể “Ai thế nào?”.
b. Xác định vị ngữ của các câu trên. Từ ngữ tạo thành.
Chủ ngữ
Vị ngữ
Từ ngữ tạo thành
Cánh đại bàng
Rất khỏe
Cụm tính từ
Mỏ đại bàng
Dài và cứng
Hai tính từ
Đôi chân của nó
Giống như cái móc hàng của cần cẩu
Cụm tính từ
Đại bàng
Rất ít bay
Cụm tính từ
Nó
Giống như 1 con nhiều
2 cụm tính từ
+ Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc 3 câu văn là câu kể “Ai thế nào?”.
D. Củng cố - dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Tập làm văn
Tiết 42: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cây cối.
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học.
- Giáo dục ý thức viết văn.
* Trọng tâm: Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh 1 số cây ăn quả.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: Hát ( 2’)
B.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
C. Bài mới: ( 27’ )
- Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Phần nhận xét:
+ Bài 1: - Gọi 1 em đọc nội dung bài tập
- Cả lớp theo dõi.
- Đọc thầm lại bài cũ bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài.
- GV + cả lớp nhận xét , chốt lời giải đúng:
Đoạn 1: 3 dòng đầu.
- Giới thiệu bao quát về cây Mai.
Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
- Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
Đoạn 3: Còn lại.
- Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
+ Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trả lời miệng.
b. Phần ghi nhớ:
- 3- 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kỳ phát triển của bông gạo từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
+ Bài 2:
- Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn của mình.
- Nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, chọn 1 dàn ý tốt nhất dán lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
D. Củng cố, dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập làm bài.
hoạt động tập thể
Tiết 21: Nhận xét tuần
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu và khuyết điểm của mình để có hướng sửa chữa.
- Phương hướng tiếp theo.
II. Nội dung:
1. GV nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Nhìn chung đa số các em đã có ý thức học tập, trong lớp chú ý nghe giảng, làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn ý thức học tập chưa tốt cụ thể là: Quý, Hoàng, Tùng
b. Khuyết điểm:
- Một số bạn hay nghỉ học. Một số bạn chưa làm bài tập ở nhà. Trong lớp chưa chú ý nghe giảng :Nguyên, ĐứcAnh, ...
- Chữ viết 1 số bạn sai nhiều lỗi chính tả: Tùng, Quý.
2. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt mừng Đảng, mừng xuân
- Luyện viết chữ chuẩn bị cho thi viết chữ đẹp cấp huyện.
File đính kèm:
- tuan 21.doc