I. Mục tiêu:
1 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ( khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI
2 -Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều
3.Thái độ: Giáo dục H tính can đảm vượt qua thử thách, khó khăn.
II. Chuẩn bị :
- GV : 4, 5 tờ giấy phô tô phóng to nội dung bảng ở bài tập 2 để H làm việc nhóm.
- HS : Băng dính.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận xét và cho điểm.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-GV yêu cầu 3 HS vừa lên bảng vừa giải thích cách điền số của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5
-GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
-Em hiểu câu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu bạn nào như thế nào?
-Vậy số HS lớp đó phải thỏa mãn điều kiện nào của bài?
-Vậy số đó là số nào?
-Em tìm thế nào để ra số 30?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV tổng kết giờ học , dặn HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài vào vở bài tập.
-HS trả lời:
+ Các số chia hết cho 2 là: 4568,2050,35766.
+ Các số chia hết cho 3 là:2229,35766.
+ Các số chia hết cho 5 là:7435,2050.
+ Các số chia hết cho 9 là:35766.
-3 HS lên bảng làm bài, Mỗi HS làm 1 ý, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a/ Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620,5270.
b/Số chia hết cho cả 3 và 2 là:57234,64620.
c/ Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là:64620.
-HS nhận xét đúng/sai. Nếu sai thì chữa lại cho đúng.
a/Số có tận cùng là 0 thì sẽ chia hết cho cả 2 và 5, vì thế ta tìm được các số 64620,5270.
b/Trước hết ta tìm các số chia hết cho 2 thì có 64620,5270,57234, thực hiện cộng tổng các chữ số này thì ta được số 64620 có tổng các chữ số là18, chia hết cho 3; số 5270 có tổng các chữ số là 13 không chia hết cho 3; số 57234 có tổng các chữ số là21, chia hết cho 3.
Vậy các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3 là57234,64620.
c/ Chọn 2 số 64620,5270 là các số đã chia hết cho cả 2 và 5. Thực hiện tính tổng các chữ số của số này thì số 64620 có tổng các chữ số là 18 chia hết cho cả 3 và 9, số 5270 có tổng các chữ số là 14 không chia hết cho 3 và 9.
Vậy số chia hết cho cả 2, 3,5 9 là số 64620.
-Làm bài:
-HS nhận xét đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
-HS giải thích. Ví dụ:
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a/2253+4315-173=6395 chia hết cho 5.
b/ 6438-2323 x 2 =1788 chia hết cho 2.
c/ 480-120:4=450 chia hết cho cả 2 và 5.
-Một lớp học có ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Nếu HS trong nhóm xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu bạn nào. Tìm số HS của lớp đó.
-Nghĩa là số HS lớp đó chia hết cho cả 3 và 5.
+ Là số lớn hơn 20 và nhỏ hơn 35.
+ Là số chia hết cho cả 3 và 5.
-Là số 30.
-Vì số HS lớp đó chia hết cho 5 nên tận cùng phải là 0 hoặc 5.
-Số đó lớn hơn 20, nhỏ hơn 35 vậy nó có thể là 25 hoặc 30.
-Vì số đó chia hết cho 3 nên nó là 30.
Khoa học
tiết 36 : Không khí cần cho sự sống
I.MỤC TIÊU :
1. HS biết được con người , động vật, thực vật phải có không khí thì mới sống được.
2.Ứng dụng trong đời sống.
3. Yêu thích môn học, thích khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
-HS và GV chuẩn bị cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước.
-GV sưu tầm hình ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, và bể cá đang được bơm không khí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
-Nhận xét câu trả lời cho điểm HS.
3/Dây bài mới
-Giới thiệu bài: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ.
-Hát
-3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
+ Khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy?
+ Tại sao muốn sự cháy được tiếp diễn cần phải liên tục cung cấp không khí?
-Lắng nghe
Hoạt động 1: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
-Yêu cầu cả lớp:
+ Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì?
-Gọi HS trả lời câu hỏi:
-Khi thở ra, hít vào phổi của chúng ta có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn
bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi.
+ Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
+ Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người?
-Nêu: Không khí rất cần cho sự sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người sống không thế thiếu ô-xi qúa 3-4 phút.
-Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao? Các em cùng học tiếp.
-Làm theo yêu cầu của GV
-3 HS trả lời: Để tay trước mũi, thở ra và hít vào em thấy có luồng không khí ấm trạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lổ mũi.
-Lắng nghe
-HS tiến hành cặp đôi và 3 HS trả lời.
+ Em cảm thấy tức ngực không thể chịu được hơn nữa.
+ Em cảm thấy bị ngạt, tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở được thêm nữa.
+ Không khí rất cần cho qúa trình hô hấp ( thở) của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
-Lắng nghe
Hoạt động : VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT
-Yêu cầu các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước.
-GV yêu cầu đại diện của mỗi nhóm nêu kết qủa của thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
+ Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu (bọ) này lại chết?
+ Còn hạt đậu này, vì sao lại không sống được bình thường?
-Qua 2 thí nghiệm trên , em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật?
-Kết luận:
-4 nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã chuẩn bị lên một chiếc bàn trước lớp.
-4 HS cầm cây trồng (con vật) của mình trên tay và nêu kết qủa.
+ Nhóm 1: Con cào cào, (châu chấu, dế, gián, nhện ) của nhóm em vẫn sống bình thường.
+ Nhóm 2: Con cào cào của nhóm em nuôi đã bị chết.
+ Nhóm 3: hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường.
+ Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm.
+ Trao đổi và trả lời: Con cào cào (châu chấu, dế, gián, nhện) này bị chết là do nó không có không khì để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết.
+ Hạt đậu bị héo và úa 2 lá mầm khi đã nảy mầm là do thiếu không khí. Cây sống được là còn nhờ vào sự trao đổi khí với môi trường
-Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ chết.
-Lắng nghe.
Hoạt động 3: ỨNG DỤNG VAI TRÒ CỦA KHÍ Ô-XI TRONG ĐỜI SỐNG
-Nêu: Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Các em cùng quan sát hình 5, 6 trong SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan.
-Gọi HS phát biểu.
-Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-Chia nhóm 4 HS và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng.
+ Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật?
+ Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
+Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
-Gọi HS trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét và kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
4/ Củng cố dặn dò:
-Hỏi:
+ Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào?
+ Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
-Dặn HS về nhà thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị mỗi HS 1 cái chong chóng.
-Lắng nghe và quan sát, trao đổi theo cặp.
-2 HS vừa chỉ vào bình, vừa nói
+ Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo ở lưng.
+ Dụng cụ gíup nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan là máy bơm không khí vào nước.
-1 HS nhận xét.
-Lắng nghe.
-4 HS trao đổi, thảo luận, cử đại diện trình bày.
+ Không có không khí con người, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở qúa 3-4 phút.
+ Trong không khí ô-xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của con người, động vật, thực vật.
+ Người ta phải thở bằng bình ô-xi: Làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu,
-Lắng nghe.
-HS trả lời
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 36 : ÔN TẬP KIỂM TRA TIẾT 7
Chính tả: Chú Đất Nung.
TLV : Tả cái cặp của em.
NGÀY SOẠN: 8/12/12
NGÀY DẠY: thứ sáu 14/12/12
TẬP LÀM VĂN TIẾT 36
ÔN TẬP TIẾT 8: KIỂM TRA
ĐỀ KTĐK MÔN TIẾNG VIỆT(viết)
CHÍNH TẢ : Viết bài : Cánh diều tuổi thơ.( từ tuổi thơhuyền ảo hơn )
TẬP LÀM VĂN
Đề bài : Tà một đồ chơi mà em thích.
TOÁN TIẾT 90 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĐỀ KTĐK MÔN TOÁN
I TRẮC NGHIỆM
1/ Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của 4m2 4cm2 = cm2 là:
a/ 404 b/ 4004 c/40004
2/ Trong các số 4512; 7640; 8935 , số chia hết cho cả 2 và 5 là :
a/ 4512 b/ 7640 c/ 8935
3/ Giá trị của biểu thức 24: (3 x 2 ) bằng giá trị của biểu thức nào ?
a/ 24 : 3 x 2 b/24 : 3 x 24 : 2 c/ 24 : 3 : 2
II. TỰ LUẬN
1. Đặt tính rồi tính :
a/ 528946 + 73529
b/ 726485 – 452936
c/ 523 x 305
d/ 41535 : 195
2.Tìm X
a/ 75 x X = 1800
b/89658 : X = 293
3.Người ta chia đều 18 kg muối vào 240 gói . Hỏi mỗi gói có bao nhiêu gam muối ?
4.Một sân bóng đá hình chữ nhật có diện tích 7140 m2 , chiều dài 105 m. Tính chu vi của sân bóng đá ?
SINH HOẠT LỚP ( tuần 18)
1/-Nhận xét tình hình tuân qua:
Học tập:
+HS đi học đều .
+Truy bài đầu giờ nghiêm túc. Tuyên dương 4 tổ
+Một số HS có tiến bộ
Đạo đức :HS đều ngoan không có hiện tượng đánh nhau ,chửi thề.
Lao động :
+ Chăm sóc tốt các bồn hoa.
+ Vệ sinh lớp tốt, đổ rác đúng nơi qui định .Tuyên dương 4 tổ.
2/ Công tác tuần tới :
Học tập :
+ Ổn định nề nếp học tập.Thực hiện tốt nhiệm vụ HS.
+ Phụ đạo HS yếu (Đầu giờ và giờ chơi)
NHẬN XÉT KIỂM TRA CUỐI KÌ I:
Đạo đức:
+ Nhắc nhở HS nói năng lễ độ ,hòa nhã với bạn bè.
+ Mặc đồng phục đúng qui định của nhà trường .
Lao động:
+ Trực vệ sinh chu đáo .nhắc nhở HS đổ rác đúng nơi qui định.
+ Chăm sóc tốt các bồn hoa
Văn thể mĩ :
+ Ổn định nề nếp TDĐG và TDGG
+ Củng cố nề nếp chải răng, ngâm thuốc.
+ Nhắc nhở HS thực hiện tốt An toàn giao thông .
DUYỆT CỦA TỔ CM
DUYỆT CỦA BGH
Nguyễn Thị Kim Tước
File đính kèm:
- T18.doc