I/ Mục tiêu
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và hai tay dang ngang. Yêu cầu động tác tương đối đúng.
- Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II/ Chuẩn bị
G : Còi, phấn kẻ vạch.
III/ Các hoạt động dạy học
58 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 16 đến tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả cam và 1 phần mấy quả cam?
- Vậy quả cam nhiều hơn 1 quả. Ta > 1
à Chốt: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
- So sánh quả cam và 1 quả cam?
- Ta viết = 1
à Chốt: Phân số có tử số bằng mẫu thì phân số đó bằng
- So sánh quả cam và 1 quả cam.
- Ta viết < 1.
à Chốt: Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1.
3. HĐ 3: Luyện tập. (17’-19’)
* Bài 1/ N : Viết kết quả phép chia hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- H đọc yêu cầu của bài, làm nháp.
- H nêu miệng lại từng phép tính.
- H nêu cách viết kết quả phép chia bằng phân số.
=> Chốt : So sánh phân số với 1
* Bài 2/ M : Tìm phân số tương ứng với hình vẽ.
- Xem bài tập, nêu miệng, giải thích.
=> Chốt : tử số của phân số chỉ phần tô màu, mẫu số chỉ phần được chia ra.
* Bài 3/ V : So sánh phân số với 1
- H đọc và làm bài vào vở ghi.
- G quan sát, giúp đỡ H yếu, chấm Đ/S.
4. HĐ 4: Củng cố. (2’-3’)
- Nêu cách so sánh phân số với 1?
* Dự kiến sai lầm:
- Viết phân số còn thiếu dấu gạch ngang.
* Rút kinh nghiệm :
.
***********************************************
Kĩ thuật
vật liệu và dụng cụ trồng hoa, rau
I/ Mục tiêu
- H biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II/ Chuẩn bị
G : Hạt giống, một số loại phân hoá học, vi sinh, cuốc , cào, vồ đập, bình vòi hao sen, bình xịt.
III/ Các hoạt động dạy học
- G giới thiệu, ghi đầu bài.
1. HĐ 1 : Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
- H đọc mục 1- SGK, nêu tên các vật liệu cần thiết sử dụng khi trồng rau, hoa.
- H bổ sung, trả lời các câu hỏi trong SGK.
=> Chốt : + Hạt giống, cây giống -> Cho H quan sát hạt giống G mang đến lớp.
+ Phân bón-> Cho H quan sát một số loại phân hoá học, phân vi sinh.
+ Chậu, thùng, xô có thể trồng rau, hoa.
2. HĐ 2 : Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc hoa.
- H đọc mục 2/ SGK.
- H nêu tên, cấu tạo và tác dụng của một số dụng cụ : cuốc, vồ, bình tưới.
- H nêu chú ý giữ an toàn khi sử dụng các dụng cụ trồng rau, hoa.
- G mở rộng : Các công cụ hiện đại giúp gieo trồng rau, hoa làm cho công việc nhẹ nhàng hơn, năng suất hơn.
3. HĐ 3 : Củng cố.
- H đọc ghi nhớ SGK.
- G chốt lại các nội dung chính của bài học, nhận xét giờ học.
- Dặn H đọc trước bài sau.
*********************************************************************
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009
thể dục
bài 40
I.Mục tiêu:
- Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động.
- Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” YC biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động.
II.Chuẩn bị dụng cụ: Sân tập, Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1)Nhận xét:
-ổn định tổ chức lớp.
-GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2)Khởi động:
B. Phần cơ bản:
1.Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
+Ôn : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc.
+Ôn đi chuyển hướng phải trái.
-G chú ý sửa động tác chưa c/xác.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
+Thi dua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1-4 hg dọc
2) Trò chơi: Thăng bằng.
-GV nêu tên trò chơi.
-Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. Phần kết thúc:
2) GV nhận xét tiết học.
-GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5à 8 ‘
20à22 ‘
8-->10’
3à 5 ‘
-Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
-HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
-Trò chơi “Quả gì ăn được” (Chơi 1 phút)
-Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai để khởi động
- Cả lớp tập luyện theo sự chỉ huy của cán sự.
- Cả lớp chia về các tổ tập theo khu vực dã quy định
-Các tổ thi đua trình diễn.
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
***********************************************
toán
tiết 99 : Luyện tập
I - Mục tiêu:
- Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số; đọc, viết phân số; quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác ( trường hợp đơn giản)
II - Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
1. HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Viết bẳng con môt phân số lớn hơn 1, một phân số nhỏ hơn 1, một phân số bằng 1?
2. HĐ 2: Luyện tập. (32 - 34’)
* Bài 1 / M : Đọc phân số gắn với các đơn vị đo khối lượng.
- H nêu yêu cầu của bài, đọc nhẩm các số đo.
- H theo dãy đọc từng số đo, nhận xét.
=> Chốt : Đọc như đọc phân số rồi thêm đơn vị đo.
* Bài 2 / B : Luyện viết các phân số
- G đọc các phân số- H viết phân số trên bảng con.
- G kiểm tra, nhân xét- H đọc lại phân số.
=> Chốt : Tử số được viết trước, viết dấu gạch ngang sau đó viết mẫu số thẳng cột với tử số.
* Bài 3/ B : Viết số tự nhiên thành phân số
- G nêu yêu cầu : Nghe số, viết số thành phân số.
- H làm bài trên bảng con- G kiểm tra.
=> Chốt : Mỗi số đều có thể viết được dưới dạng phân số có tử số đúng bằng số tự nhiên và mẫu số bằng 1.
* Bài 4 / V : Viết phân số
- H nêu yêu cầu, làm vở
- G quan sát, chấm Đ/S – H chữa bài.
* Bài 5/ V : So sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài đoạn thẳng khác.
- H đọc yêu cầu của bài- H làm vở
- G chấm Đ/S- chữa bài.
3. HĐ 3: Củng cố . ( 2’-3’)
- Chữa bài 4, chốt cách so sánh phân số với 1.
- Nhận xét tiết học.
* Dự kiến sai lầm :
- Lúng túng khi biểu diễn phân số ở bài 5.
* Rút kinh nghiệm :
.
*********************************************************************
Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2009
toán
tiết 100 : Phân số bằng nhau
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy toán.
III - Các hoạt động dạy học:
1. HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Viết phân số lớn hơn 1, bằng 1, bé hơn 1.
2. HĐ 2: Dạy bài mới. (13’-15’)
2.1. Ví dụ:
- GV đưa ra hai băng giấy dài bằng nhau.
- Băng giấy thứ nhất đã tô màu ba phần.
- Yêu cầu HS nêu phân số biểu diễn số phần đã tô màu?
- Băng giấy thứ hai chia 8 phần bằng nhau đã tô màu 6 phần. Nêu phân số biểu diễn số phần đã tô màu?
- Yêu cầu HS so sánh số phần đã tô màu của 2 băng giấy?
- So sánh băng giấy và băng giấy?
à Rút nhận xét: =
2.2: Rút ra tính chất cơ bản của phân số:
- Cùng nhân tử số và mẫu số của phân số với số nào để được phân số
à Nếu ta nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
-Ta phải cùng chia cả tử số và mẫu số của phân số cho mấy để được phân số
- - Vậy nếu ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
à Đó chính là tính chất cơ bản của phân số SGK/111
- HS đọc tính chất cơ bản của phân số SGK.
3. HĐ 3: Luyện tập. (17;-19’)
* Bài 1 / SGK + V: Củng cố cách tìm phân số bằng nhau
- H nêu yêu cầu của bài tập.
- H làm SGK- G quan sát, chấm Đ/S
- H chữa bài theo dãy.
- H làm vở phần b.
=> Chốt : Cùng nhân hoặc cùng chia tử số và mẫu số của phân số với số tự nhiên khác 0 ta được phân số mới bằng phân số đã cho.
* Bài 2 / N: Giải thích tại sao cùng nhân hoặc cùng chia tử số và mẫu số cho số tự nhiên khác 0 được phân số bằng nhau.
- H đọc thầm yêu cầu của bài, nêu yêu cầu- Làm nháp.
- H nêu nhận xét từng phần-> rút ra kết luận chung.
=> Chốt: Phân số chính là phép chia hai số tự nhiên. Nếu cùng nhân hoặc cùng chia hai số bị chia và số chia cho một số tự nhiên thì thương không thay đổi.
* Bài 3/ V : Viết số thích hợp vào ô trống
- H đọc thầm yêu cầu, làm vở- G quan sát, chấm Đ/S.
- H nêu cách làm- H khác nhận xét, bổ sung.
4. HĐ 4: Củng cố. (2’-3’)
- Yêu cầu HS nêu tính chất cơ bản của phân số?
* Dự kiến sai lầm:
- HS còn lúng túng ở bài 3.
* Rút kinh nghiệm :
..
***********************************************
Khoa học
Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
I.Mục tiêu:
- Nêu những việc nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Các hình vẽ SGK
- Một số đồ dùng vẽ tranh.
III.Các hoạt động dạy- học:
*Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (3-5’).
- Thế nào là bầu không khí trong sạch; bầu không khí bị ô nhiễm?
++GV giới thiệu bài -HS mở SGK trang 80
*Hoạt động2: Quan sát và thảo luận (14-16’)
\ Mục tiêu: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành
\ Cách tiến hành:
+Bước1: Làm việc theo cặp.
- H nêu câu hỏi SGK/ 80
- H làm việc theo cặp: HS quan sát hình trang 80, 81 trả lời câu hỏi
+Bước 2: Làm việc cả lớp : Đại diện nhóm trình bày KQ làm việc; nhận xét
=> Kết luận: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải của động cơ chạy bằng xăng, trồng và bv rừng
*Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động (11-13’)
\ Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong lành và tuyên truyền người khác cùng thưc hiện bảo vệ bầu không khí trong lành.
\ Cách tiến hành:
+Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm: HS thảo luận tìm ý cho ND tranh.
+Bước 2: Các nhóm thực hành vẽ tranh
+Bước 3: Trình bày đánh giá.
- Các nhóm trưng bày tranh của nhóm mình, Cử đại diện trình bày ý tưởng của bức tranh.
=> Kết luận: G nhận xét, tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền của H
*Củng cố-Dặn dò (2-4’):
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành?
- H đọc mục Bạn cần biết
++ GV dặn HS đọc thuộc mục Bạn cần biết.
- Về chuẩn bị bài sau.
*********************************************************************
********************************************************************
File đính kèm:
- TUAN 160.doc