I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức, kỹ năng:
+ Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
+ Hiểu nội dung: Hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
+ Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Thái độ: HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Chú Đất Nung
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi.
3. Dạy bài mới: Cánh diều tuổi thơ
21 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầm
-Hs lắng nghe
-1 hs đọc
-1 hs trình bày
-1 hs đọc
-1 hs nêu miệng
-1 hs trình bày
-Cả lớp làm bài
-Hs nộp chấm
4. Củng cố :
Bài văn miêu tả gồm mấy phần ? Hãy kể ra.
5. Nhận xét -Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài :Quan sát đồ vật.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
- KT: Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- KN: HS tính chính xác, cẩn thận khi thực hành.
- TĐ: Cẩn thận khi tính tóan
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Chia cho số có hai chữ số (tt)
-GV yêu cầu HS tính:1748: 76
3.Bài mới: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu:Làm đúng các bài tập.
Bài tập 1: HS làm bài
Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
Bài tập 2: Hướng dẫn HS làm bài
Tóm tắt: 25 viên gạch: 1 m2
1050 viên gạch: .m2
Bài tập 3:- Hướng dẫn HS làm bài
Tính tổng số sản lượng của đội làm trong 3 tháng.
Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
Bài tập 4:
HS quan sát, tính để phát hiện chỗ sai.
-HS đặt tính rồi tính
-1 HS lên bảng,cả lớp bảng con
-1HS đọc đề toán
-1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở
-1HS đọc đề toán
-1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở
-HS tính rồi nêu kết quả
4.Củng cố :
HS tính thi đua 894: 24
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0
KHOA HỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức, kỹ năng : Biết làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Thái độ: Yêu thích khoa học, rèn HS tính tìm tòi.
II- CHUẨN BỊ:
- Hình trang 62, 63 SGK.
- Chuẩn bị các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm: Các túi bi lông to, dây thun, kim khâu, bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
-Vì sao ta phải tiết kiệm nước?
- Em đã tiết kiệm nước như thế nào?
3.Bài mới: Làm thế nào để biết có không khí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1:Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm (K,G)
-Kiểm tra dụng cụ hs mang theo để làm thí nghiệm.
-Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 62 SGK
-Cả nhóm thảo luận và đưa ra giả thiết “Xung quanh ta có không khí”.
Hoạt động 2:Thí nghiệm không khí có ở những chỗ rỗng của mọi vật
Mục tiêu: HS biết cách làm thí nghiệm
-Chia nhóm, các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng t/n
-Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành tr 63 SGK
Kết luận:Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong vật đều có không khí.
*HĐ 3: Hệ thống hoá kiến thưc về sự tồn tại của không khí
Mục tiêu:HS nắm lại kiến thức
Gọi HS trả lời các câu hỏi
-Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
-Em hãy cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong mọi chỗ rỗng của mọi vật
-GV nhận xét, kết luận
- GDBVMục tiêu: Giáo dục HS một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Trình bày dụng cụ mang theo.
-Đọc mục thực hành SGK.
-Thảo luận để thí nghiệm:
-Đại diện các nhóm trình bày và giải thích
Cả nhóm bày dụng cụ thí nghiệm ra, đọc mục Thực hành trong SGK.
-Cả nhómThảo luận:
-Đại diện các nhóm trình bày
-Khí quyển
-Vài HS có ý kiến.
4.Củng cố:
-Em nhận biết sự có mặt của không khí bằng cách nào?
5.Nhận xét -Dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài : Không khí có những tính chất gì ?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I – MỤC TIÊU
- Kiến thức: Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND ghi nhớ)
- Kỹ năng: Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1,BT2, mục III)
- Thái độ: Có ý thức lịch sự khi hỏi người khác.
II .CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung bài tập 2.
- HS: SGK
III Các hoạt động dạy – học
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Trò chơi, đồ chơi.
- Nhìn tranh nêu những trò chơi có ích, những trò chơi có hại ?
3. Bài mới Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Phần nhận xét
Mục tiêu: HS biết cách đặt câu hỏi lịch sự
GDKNS-Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
-Lắng nghe tích cực
* Bài 1:
- GV gọi HS suy nghĩ và phát biểu.
+ Câu hỏi: “ Mẹ ơi, con tuổi gì ? “.
* Bài tập 2
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo:
- Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ ?
- Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ ?
b ) Với bạn em:
- Bạn thích mặc quần áo đồng phục hay thường phục ?
- Bạn có thích trò chơi điện tử không ?
Bài 3:HS suy nghĩ,trả lời câu hỏi
* GV cho HS đọc phần ghi nhớ
*– Hoạt động 2: Phần luyện tập
Mục tiêu:HS làm đúng các bài tập
Bài tập 1: Cho HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi
Bài tập 2:-Gọi HS,tìm các câu hỏi trong đoạn văn.
-Vài HS phát biểu
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm. Viết nháp các câu hỏi.
- 4 HS lần lượt đọc 4 đọc yêu cầu bài.
- HS trao đổi nhóm, thư kí viết ra giấy nháp câu trả lời.
- Cả lớp suy nghĩ, phát biểu
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Các nhóm trao đổi
- Đại diện nhóm trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Vài HS nêu câu hỏi đã tìm
4. Củng cố: 2 HS đọc phần ghi nhớ
5.Nhận xét - dặn dò : - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị sau: Mở rộng vốn từ: Trò chơi, đồ chơi (tt ).
Thứ sáu, NS: 17/11
ND: 23/11 TẬP LÀM VĂN
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I - MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND ghi nhớ)
- Kỹ năng: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
- Thái độ: Yêu thích đồ vật
II- CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng phụ, phấn màu, một số đồ chơi, . . .
-HS :, một số đồ chơi (mang theo), . . . .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Ổn định lớp: Hát
2/Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả đồ vật
-Gọi hs nhắc lại nội dung cần nhớ khi tả đồ vật.
3/Bài mới: Quan sát đồ vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng HS
* Hoạt động 1: Những điều cần lưu ý khi quan sát đồ vật
Mục tiêu: HS nhận xét khi quan sát đồ chơi
Bài 1
-Gọi hs đọc yêu cầu đề bài
-GV yêu cầu hs trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng.
-Gọi hs nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình.
-GV nhận xét và cho hs đọc gợi ý ở SGK.
-Cho hs áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs.
-Gọi hs trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình
Bài 2:
-GV nêu vấn đề: “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?”
-Cả lớp, gv nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK.
*Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: HS biết lập dàn ý
-GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn”
-Gọi lần lượt từng nhóm trình bày
-Cả lớp, gv nhận xét và tuyên dương
-1Hs đọc to
-HS trình bày đồ chơi
-Vài hs nêu miệng
-4 hs đọc/4 gợi ý
-Cả lớp cùng quan sát
-Đại diện 2 hs nêu miệng
-Vài hs phát biểu cá nhân
-2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ
Hs thảo luận theo nhóm (5 nhóm)
-Đại diện nhóm trình bày
-HS nêu ý kiến bổ sung
4. Củng cố:
-Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ khi tả đồ vật
5.Nhận xét –Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập giới thiệu địa phương.
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)
I - MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư)
- Kỹ năng: chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số chính xác.
- Thái độ: Cẩn thận, tỉ mĩ trong tính tóan
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng nhóm
-HS: VBT, bảng con.
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài: 894: 24
3.Bài mới: Chia cho số có hai chữ số (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 10 105: 43 = ? và chia có dư 26345 : 35 = ?
Mục tiêu:HS biết cách chia hết
Hướng dẫn HS:
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
* Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 26 345: 35 = ?
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu:HS làm đúng các bài tập
Bài tập 1: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia.
Bài tập 2:Hướng dẫn HS tìm phép tính thích hợp
BT3:HS thi giải toán 2 lần,mỗi lần 2 đội
-1 HS đặt tính
HS theo dõi
HS nhắc lại cách tính
-2 HS nêu cách thử.
HS đặt tính
HS theo dõi và nhắc lại cách tính
HS nêu cách thử.
-1 HS lên bảng,cả lớp bảng con
-1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở
-4 HS thi giải toán
4.Củng cố :
HS thi tính 579: 36
5. Nhận xét - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
I / MỤC TIÊU:
- HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua
- GV đề ra kế hoạch tuần 16
II / CHUẨN BỊ :
- HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng
- GV: kế hoạch tuần
III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
*Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần qua:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ
- Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp
- GV nhận xét đánh giá chung
+ Tuyên dương :
+ Phê bình :
*Hoạt động 2 : Triển kế hoạch tuần 16
+ Đạo đức: Thực hiện tốt theo các chuẩn mực đạo đức đã học. Chấp hành nội qui trường lớp.
+ Học tập :
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Tích cực phát biểu ý kiến,
- Thực hiện chép bài vào vở tập chép
+ Vệ sinh : Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Giữ trường lớp xanh – sạch – đẹp
+ Thể dục : Thực hiện đầy đủ, chính xác các động tác bài thể dục giữa giờ.
IV / KẾT THÚC : - GV nhận xét đánh giá tiết sinh hoạt.
DUYỆT CỦA TỔ CM
DUYỆT CỦA BGH
Nguyễn Thị Kim Tước
File đính kèm:
- T15.doc