Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 15

I - Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Hiểu từ ngữ trong bài: mục đồng,huyền ảo,khát vọng, tuổi ngọc ngà khao khát.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng bay trên bầu trời.

 

doc18 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đọc thầm yêu cầuà nêu to. - HS nêu: Mẹ ơi, con tuổi gì? ... lời gọi mẹ ơi - Không vì hỏi như vậy là hỏi trống không,không lịch sự. - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS đọc câu hỏi., HS khác nhận xét . - Câu hỏi ở phần a là hỏi người lớn tuổi lên trong câu hỏi có các từ thưa.. còn trong các câu hỏi ở phần b là hỏi bạn lên cần phải xưng hô thân thiện . - HS đọc yêu cầu. - HS trả lời cá nhân. - HS khá, giỏi nêu một số ví dụ câu hỏi làm phiền người khác. - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu - HS đọc phần a - HS trả lời: Thầy ân cần trìu mến, trò ngoan biết kính trọng thầy cô. - HS làm vở b. - HS đọc yêu cầu. - HS nêu miệng. ... Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già là thích hợp nhất vì thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ...còn các câu hỏi khác chỉ thể hiện sự tò mò hoặc chưa thật tế nhị... C. Củng cố dặn dò:(2-3') - HS đọc lại mục ghi nhớ.. - Chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2 +4: địa lí Hoạt động sản suất của người dân ở đồng bằng bắc bộ (Tiết 2) I - Mục tiêu: HS biết: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ. - Biết các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm. - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất. - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II - Đồ dùng dạy - học: - Hình ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ. - Bản đồ, lược đồ Việt Nam, và đồng bằng Bắc Bộ. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5’) - Nhờ điều kiện gì mà đồng bằng Bắc Bộ sản xuất được nhiều lúa gạo? * Hoạt động 2: Làm việc nhóm (8 - 10’) + Mục tiêu: HS hiểu được đồng bằng Bắc Bộ có những nghề thủ công truyền thống gì? + Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGK, vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi. +Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? + Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết? + Thế nào là nghệ nghân của nghề thủ công? à GV kết luận như SGK. ?ở địa phương em có những nghề thủ công nào? * Hoạt đông 3: Làm việc cả lớp (8 -10’) + Mục tiêu: HS trình bày một số công đoạn làm ra sản phẩm gốm. + Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trả lời câu hỏi SGK. + Nêu các công việc làm ra sản phẩm gốm? àChốt: Nguyên liệu làm gốm là đất sét cao lanh, các cách tạo dáng, vẽ hoa văn tráng men. Mọi công đoạn đều phải tuân theo quy trình kĩ thuật nghiêm ngặt. * Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm (8-10’) + Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao việc đọc thầm SGK , dựa vào tranh ảnh vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: + Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?( hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ). + Mô tả chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời. ? ở địa phương em có chợ phiên nào, ở đâu? à Chốt: Chợ phiên có nhiêù mặt hàng bày bán, sản phẩm địa phương có sản phẩm từ nơi khác. * Hoạt động 5: Củng cố. (2-4’) - Nêu bài học SGK. - 2 HS trả lời. - HS đọc thầm các câu hỏi, quan sát tranh, ảnh, SGK, vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời:đan nát,đúc đồng... - HS quan sát các hình vẽ trả lời câu hỏi SGK. - Nhào luyện đất, tạo dáng, phơi, vẽ hoa văn, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra. - HS đọc thầm SGK, thảo luận theo câu hỏi của cô. - Đại diện các nhóm trình bày. - Chợ Giá ,Kênh Giang. - HS đọc ghi nhớ SGK trang 105 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2008. Tiết 1+3: Tập làm văn Quan sát đồ vật I - Mục đích yêu cầu: - HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách( mắt nhìn tai nghe, tay sờ...); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. II - Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ một số đồ chơi, Một số đồ chơi thật. - Bảng phụ viết sẵn một đoạn tả đồ chơi. III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - HS nêu dàn bài tả chiếc áo của em. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' ) 2. Hình thành kiến thức:(13-15’) * Nhận xét 1: - HS đọc thầm yêu cầu nêu . - GV ghi yêu cầu. - HS quan sát tranh SGK nêu những đồ chơi có trong tranh. - HS đọc thầm gợi ý , mẫu. - HS làm VBTà trao đổi nhóm đôi. - GV hướng dẫn HS nhận xét. - HS trình bày bài làm trước lớp. - Quan sát đồ vật cần quan sát theo trình tự nào? - Cần quan sát bằng những giác quan nào? * Nhận xét 2: - Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? à Rút ra ghi nhớ. 3. Hướng dẫn HS luyện tập: (17-19') - Đề bài yêu cầu gì? - Muôn lập được dàn ý em cần làm gì? - Dàn ý miêu tả đồ vật gồm những phần nào? - GV chấm một số bài à nhận xét. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS đọc yêu cầu - HS trả lời cá nhân: ...Bao quát đến bộ phận, ngoài vào trong, trên xuống dưới, bằng nhiều giác quan để tìm ra đặc điểm riêng. - HS đọc ghi nhớ SGK/154. - HS đọc yêu cầu. - HS nêu: Lập dàn ý tả đồ chơi. - Quan sát kĩ đồ chơi tìm ra đặc điểm riêng biệt. - Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - HS làm vở - HS chữa miệng. C. Củng cố- dặn dò(2- 4') - Khi miêu tả đồ vật cần chú ý điều gì? * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2 + 4: lịch sử Nhà trần và việc đắp đê I- Mục tiêu: HS biết: - Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. - Đê Quai Vạc là thành quả của việc đắp đê dưới thời nhà Trần. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II - Đồ dùng dạy - học: - Tranh, ảnh cảnh đắp đê dướ thời Trần, thời nay. III - Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (3-5’) - Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần? - Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước. * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. (8-10’) + Mục tiêu: Hiểu được những mặt lợi, hại của sông ngòi đối với nông nghiệp. + Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi: ? Sông ngòi tạo thuận lợi khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? ? Lũ lụt làm ảnh hưởng gì tới hoạt động sản xuất nông nghiệp ? à Chốt: Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. (13- 15’) + Mục tiêu: HS hiểu nhà Trần tổ chức việc đắp đê chống lụt kết quả như thế nào? + Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi để lớp thảo luận: - Em hãy tìm những sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? - GV giới thiệu Đê Quai Vạc. - Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? * Hoạt động 4: Liên hệ thực tế (5-7’) - Địa phương em đã đắp đê và bảo vệ đê như thế nào? - Ngày nay, ngoài việc đắp đê chúng ta còn phải làm gì nữa để chống lũ lụt? à GV Chốt KT: Ghi nhớ SGK. *Củng cố - Dặn dò:(2-4' ) - GV cho đọc phần ghi nhớ. - Về nhà chuẩn bị tiết sau. - 2HS trả lời. - HS đọc thầm SGK vận dung vốn hiểu biết trả lời. - HS trình bày trước lớp. - HS thảo luận và trình bày ý kiến. - HS suy nghĩ trả lời: Hệ thống đê trên những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển, xây dựng được khối đoàn kết dân tộc. - HS trả lời. - Hệ thống mương tiêu nước, trồng cây bảo vệ rừng... - HS đọc ghi nhớ. Tiết 8 : sinh hoạt tập thể sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: - Hs biết tự kiểm điểm công tác trong tuần, khen thưởng những bạn có nhiều cố gắng trong học tập và nề nếp. - Đề ra phương hướng thi đua tuần 16. II.Hoạt động lên lớp : A. ổn định tổ chức(2-3') - Cả lớp hát tập thể bài :"Chú bộ đội " B.Nội dung(25') 1.Tổng kết thi đua tuần 15 (10') - Lớp trưởng nêu các nội dung chính của buổi sinh hoạt . - Các tổ thảo luận báo cáo kết quả thi đua - Các cá nhân khác của lớp nhận xét bổ sung. - Lớp trưởng nhận xét chung , sơ kết thi đua . - Gv nhận xét chung: a .Về học tập : * Ưu điểm: + Các em đi học đều ,tương đối đúng giờ + Chăm lao động vệ sinh lớp học cũng như vệ sinh trường. + Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo. + Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . + Nhiều bạn có tiến bộ trong học tập :Khuyên ,Tuyến, Dương, Chiến. + Chữ viết một số bạn có cố gắng hơn:Trang , Phương,Tuấn. + Các bạn đạt nhiều điểm 9,10 trong tuần:Huyền ,My ,Kim Anh, Hiếu , Trung. * Tồn tại : + Còn một số bạn quên mang khăn quàng khi đến lớp. + Vẫn còn tình trạng HS nói chuyện riêng trong lớp. + Còn một số bạn còn làm việc riêng trong giờ học như uống nước ,nghịch đồ chơi, không học đúng môn GV đang dạy. b.Về đạo đức: + Cả lớp đã duy trì thực hiện tốt nề nếp nội quy của trường của lớp. + Các bạn đã đoàn kết, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. + Biết vâng lời thầy cô. c.Các hoạt động khác: +Thực hiện tốt các hoạt động của trường, lớp . + Thể dục giữa giờ khẩn trương có nhiều tiến bộ. - Một số bạn còn để tóc tốt. 2.Phương hướng tuần tới.(5-7') - Phát huy tốt những ưu điểm khắc phục những tồn tại . - Phấn đấu dẫn đầu toàn trường về mọi mặt. - Tập luyện tốt chuẩn bị cho hội khoẻ Phù Đổng . 3. Văn nghệ(8-10') - Hoc sinh hát múa về : Các chú bộ đội 4.Nhận xét ,dặn dò(1-2') - Nhận xét giờ học . - Học sinh cả lớp hứa quyết tâm thưc hiện tốt kế hoạch đề ra của tuần 16. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc
Giáo án liên quan