Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 14

Kiến thức:

+ Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

+ Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

+ Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Kỹ năng: Đọc bài văn diễn cảm, rõ ràng, rành mạch, phân biệt lời của nhân vật.

- Thái độ: Giáo dục HS có lòng can đảm.

II. CHUẨN BỊ:

- Giái viên: Tranh minh họa bài đọc SGK.; Bảng phụ

- Học sinh: SGK và tập trả lời các câu hỏi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Hát.

 2. Bài cũ: Văn hay, chữ tốt.

 3. Bài mới: Chú Đất Nung.

 

doc22 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cu: Một số cách làm sạch nước. 3. Bài mới: Bảo vệ nguồn nước. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước Mục tiêu: Biết cách bảo vệ nguồn nước KỸ NĂNG SỐNG: -Bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước -Trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước GD BVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí -Yêu cầu hs quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK trang 58. -Cho hs hỏi và trả lời theo cặp. -Gọi một số hs trình bày kết quả làm việc. *Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: -Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ chứa nước và đường ống dẫn nước -Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. -Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. -Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Hoạt động 2:Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước Mục tiêu: Giúp HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước. -Chia nhóm và giao cho các nhóm các nhiệm vụ: +Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước. +Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. +Phân công từng thành viên làm việc. -Nhận xét sản phẩm các nhóm. TKNL: HS biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước - Quan sát và trả lời: *Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: *Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV hướng dẫn. - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình ở bảng, cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. - Các nhóm khác góp ý. 4. Củng cố: - Nêu ghi nhớ SGK. 5.Nhận xét- Dặn do: - Nhận xét tiết học. - Xem trước bài: Tiết kiệm nước. LUYỆN TỪ VÀ CÂU DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. MỤC TIÊU: * Kiến thức, kỹ năng: - Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (Nd ghi nhớ). - Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). * Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu hỏi vào mục đích mình chọn. II. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung BT1 (phần Luyện tập ) - Học sinh: SGK, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cu: Luyện tập về câu hỏi. - 2 em làm lại BT1, 5 của tiết trước. 3. Bài mới: Dùng câu hỏi vào mục đích khác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Nhận xét Mục tiêu: Giúp HS nắm được câu hỏi được dùng vào mục đích khác KỸ NĂNG SỐNG: -Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp -Lắng nghe tích cực * Bài 1: - Tìm những câu hỏi trong đoạn văn: đoạn đối thoại giữa ông Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (phấn 1 ) ? + Sao chú mày nhát thế ? Nung đấy ạ ? Chứ sao ? * Bài tập 2:- Phân tích câu hỏi 1,2: - Vậy câu hỏi này có tác dụng gì ? * Bài tập 3 - Câu “ Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ? “ là một câu hỏi nhưng không dùng để hỏi. Câu hỏi này thể hiện yêu cầu của người bên cạnh: phải nói nhỏ hơn, không được làm phiền người khác. - Yêu cầu HS đọc các ví dụ và phân tích cho HS hiểu cácví dụ Hoạt động 2: Ghi nhớ. Mục tiêu: Giúp HS rút ra được ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân - HS phát biểu ý kiến thể nung trong lửa. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi. - 2, 3 em đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập. - Bài 1: + Dán 4 băng giấy ở bảng, phát bút dạ mời 4 em xung phong lên bảng thi làm bài – viết mục đích của mỗi câu hỏi bên cạnh từng câu. + Chốt lại lời giải đúng. - Bài 2: + Phát giấy khổ to cho một số nhóm. - Bài 3: + Nhắc mỗi em có thể chỉ nêu 1 tình huống. - 4 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT. - Đọc thầm từng câu hỏi, suy nghĩ, làm bài. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT. - Các nhóm bàn bạc, viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi phù hợp với 4 tình huống đã cho. - Đại diện nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. - Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 4. Củng cố: Đọc lại ghi nhớ SGK. 5. Nhận xét-Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: MRVT: Đồ chơi- Trò chơi Thứ sáu, NS: 10/11/2012 ND: 16/11/2012 TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ; các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. (ND ghi nhớ) - Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả của trống trường (mục III). - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích việc viết văn. II. CHUẨN BỊ: *Giáo viên: Tranh minh họa Cái cối xay trong SGK.; 1 tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài Tả cái trống; 3, 4 tờ giấy trắng để HS viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài Cái trống. * Học sinh: SGK, vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Thế nào là miêu tả ? 3. Bài mới: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét Bài tập 1 Gọi 3 HS đọc yêu cầu đề bài GV cho HS xem tranh minh hoạ” Cái cối” Bài văn tả cái gì? Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào? Mở bài, kết bài đó giống với mở bài, kết bài nào đã học. GV chốt ý đúng. Bài tập 2, 3. Cho HS làm bài vào giấy Hướng dẫn HS tìm hiểu:khi tả một đồ vật ta cần tả những gì? GV nhận xét. Hoạt động 2: Ghi nhớ. Mục tiêu: Giúp HS rút ra được ghi nhớ. PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. HS chú ý lắng nghe. 2 HS đọc: 1 em đọc toàn bài, 1 em đọc chú giải.(TB, Y ) HS đọc và trả lời câu hỏi. Thảo luận nhóm đôi. Đại diện trình bày. Các nhóm cùng bổ sung cho hoàn chỉnh. 3 HS đọc yêu cầu đề bài (TB,Y). cả lớp theo dõi. HS trả lời. Khi tả một đồ vật ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật đó. HS chú ý. - Vài em đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập. - Gạch chân câu văn tả bao quát cái trống, tên các bộ phận của trống, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh. - Phát bút dạ và giấy trắng cho vài em. - Lưu ý: + Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu nở rộng hoặc không mở rộng. + Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài. - Chọn trình bày trên bảng phần mở bài, kết bài hay của những em làm trên giấy. - 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT. - Cả lớp đọc thầm đoạn Thân bài tả cái trống, suy nghĩ. - Phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c. - Làm câu d vào vở. - Tiếp nối nhau đọc đoạn Mở bài, Kết bài. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố: - Nêu lại ghi nhớ SGK. 5. Nhận xét- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả đồ vật TOÁN CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Kiến thức: Thực hiện được phép chia một tích cho một số. - Kỹ năng: Biết vận dụng vào tính toán. - Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Phấn màu. - Học sinh: SGK, Vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Chia một số cho một tích. - Sửa các bài tập về nhà. 3. Bài mới: Chia một tích cho một số. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách chia một tích cho một số. GV ghi bảng: (9 x 15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15 Yêu cầu HS tính Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. + Giá trị của ba biểu thức bằng nhau. + Khi tính (9 x 15): 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia. + Khi tính 9 x (15: 3) hay (9: 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia. Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia. Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập. - Bài 1: + Lưu ý: Cách 2 chỉ thực hiện được khi ít nhất có một thừa số chia hết cho số chia. - Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện - Bài 3: HS tính. HS nêu nhận xét. Vài HS nhắc lại. - Cách 1: Nhân trước, chia sau - Cách 2: Chia trước, nhân sau - HS thực hiện phép chia 36: 9 = 4 rồi thực hiện phép nhân 25 x 4. Trình bày như cách 2 bài 1 - Tự làm bài rồi chữa bài. GIẢI Cửa hàng có số mét vải: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán: 150: 5 = 30 (m) Đáp số: 30 m 4. Củng cố: - Nêu lại cách chia một tích cho một số. 5. Dặn do: - Nhận xét tiết học.-Xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Chia hai số có tậng cùng là các chữ số 0 SINH HOẠT LỚP TUẦN 14 I / MỤC TIÊU : - HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua - GV đề ra kế hoạch tuần 15 II / CHUẨN BỊ : - HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng - GV: kế hoạch tuần III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : *Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần qua: - Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ - Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp - GV nhận xét đánh giá chung + Tuyên dương : + Phê bình : *Hoạt động 2 : Triển kế hoạch tuần 15 + Đạo đức: Thực hiện tốt theo các chuẩn mực đạo đức đã học. Chấp hành nội qui trường lớp. + Học tập : - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Tích cực phát biểu ý kiến, - Thực hiện chép bài vào vở tập chép + Vệ sinh : - Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Giữ trường lớp xanh – sạch – đẹp + Thể dục : - Thực hiện đầy đủ, chính xác các động tác bài thể dục giữa giờ. IV / KẾT THÚC : - GV nhận xét đánh giá tiết sinh hoạt. DUYỆT CỦA TỔ CM DUYỆT CỦA BGH Nguyễn Thị Kim Tước

File đính kèm:

  • docT14.doc
Giáo án liên quan