I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
+ Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
+ Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Kỹ năng: Đọc đúng, rành mạch, diễn cảm
- Thái độ: Giáo dục HS có ý chí, nghị lực vượt khó.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
24 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1:Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Mục tiêu:HS biết nguyên nhân làm nước ô nhiễm.
KỸ NĂNG SỐNG:
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
-Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
-Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
GD BVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước
Yêu cầu hs quan sát các hình từ hình 1 đến hình 8 trang 54 và 55 SGK trao đổi nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
-Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị ô nhiễm? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì?
-Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn là gì?
-Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì?
-Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây bẩn là gì? .
-Gọi một số hs trình bày kết quả làm việc nhóm.
Kết luận:Cho hs đọc mục “Bạn cần biết”
*Hoạt động 2:Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
Mục tiêu: Giúp HS nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
-Chia nhóm cho các nhóm thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
Kết luận:Hs đọc mục “Bạn cần biết”
-Quan sát hình trong sách.
-Đại diện nhóm trả lời:
-Vài HS đọc
-HS trả lời theo cặp
-Thảo luận và trình bày dựa vào mục “Bạn cần biết”
4. Củng cố: - Nêu lại ghi nhớ SGK.- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn nước sử dụng.
5. Nhận xét- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem trước bài Một số cách làm sạch nước.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU
-KT: Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (Nd ghi nhớ )
-KN: Xác định được câu hỏi trong văn bản (Bt1, mục III); bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2,BT3).
-TĐ: Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
-GV:Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung BT1,2,3 phần Nhận xét.
-HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực (tt).
3. Bài mới: câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Phần nhận xét
Mục tiêu: HS Biết nêu câu hỏi và trả lời trong bài tập đọc
* Bài tập 1: - Viết những câu hỏi có trong bài tập đọc “ Người tìm đường lên những vì sao “
* Bài tập 2,3: HS đọc yêu cầu và trả lời
- GV ghi kết quả vào bảng
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
*Gọi HS đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 2: Phần luyện tập
Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập. BT 1,2,3 (HS Y,TB nêu 1-2 ý )
* Bài tập 1: - Phát phiếu cho từng nhóm trao đổi, thảo luận, ghi lại kết quả.
- Nhận xét, đi đến lời giải đúng.
* Bài tập 2:-Cho HS trao đổi nhóm,chọn 3 câu trong bài văn hay chữ tốt viếtvào phiếu
-Mời các nhóm trình bày
Nhật xét chốt lại.
* Bài tập 3: HS tự đặt câu hỏi về mình.
- Nhận xét đúng sai từng câu.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 Hs đọc bảng kết quả
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Các nhóm dán kết quả lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS trao đổi trong nhóm,
- Đại diện nhóm trình bày.
-HS tự đặt câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét từng câu.
4. Củng cố:
- Đọc lại ghi nhớ SGK.- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt.
5. Nhận xét- Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ, về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt ở lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về câu hỏi.
Thứ sáu, NS: 3/11
ND: 9/11 TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức, kỹ năng: Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
- Thái độ:Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
-HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Trả bài văn kể chuyện.
- 1 em nêu lại dàn bài chung văn kể chuyện.
3. Bài mới: Ôn tập văn kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
*HĐ1:Hướng dẫn ôn tập
Mục tiêu:HS làm đúng các bài tập.
-Bài 1: HS YẾU
-Gọi hs đọc 3 đề bài.(ghi sẵn ở bảng phụ)
-Gv nêu yêu cầu” Trong 3 đề trên thì đề nào thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao?
-Cả lớp, gv nhận xét.
Bài 2: HSTB KHÁ
-Gọi hs đọc nội dung đề bài.
- Yêu cầu hs chọn đề bài theo tổ và lập dàn ý theo chuyện đó.
-Cho hs kể cho nhau nghe câu chuyện mà tổ mình chọn.
-Gọi hs kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét về cách kể của bạn.
Bài 3:HSTB K GIỎI
-GV nêu yêu cầu đề bài
-Cho hs trao đổi theo từng tổ về: nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện và cách mở bài, kết bài.
-Gọi lần lượt đại diện của từng tổ nhắc lại tên câu chuyện mà tổ vừa kể, trả lời câu hỏi SGK
-Gv nhận xét chung và cho hs quan sát và đọc lại bảng tóm tắt dàn bài chung văn kể chuyện.
1-Văn kể chuyện: Kể lại Một chuổi sự việc có đầu có cuối.
2- Nhân vật: Là người, con vật,vật được nhân hoá, có hình dáng,hành,lời nói ý nghĩthể hiện được tính cách.
3- Bố cục: Có mở bài, thân bài và kết luận,mở bài trực,gián
-3 Hs đọc nối tiếp
-Hs nêu ý kiến và lắng nghe
-2 hs dọc to
-Hs chọn đề bài
-Hs kể cho nhau nghe
-Đại diện từng tổ kể
-Hs nhận xét
-HS lắng nghe
-HS trao đổi
-3 hs đọc to
-Hs đọc lại bảng tóm tắt.
4. Củng cố: - Các nhóm cử đại diện thi đua nêu các hiểu biết của mình về văn kể chuyện.
- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
5.Nhận xét- Dặn do: - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn KC để ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Thế nào là miêu tả.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
-Kiến thức: Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2). Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
-Kỹ năng: Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
-Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Phấn màu, bảng nhóm
-HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
3. Bài mới: Luyện tập chung.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
HĐ1:Luyện tập:
Mục tiêu:HS làm bài đúng.
PP :Thực hành
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài
Bài 2: Chọn phân nửa bài số 2 để cả lớp làm
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài. HS Khá GIỎI
Hoạt động 2: Củng cố giải toán, tính chu vi hình vuông.
Mục tiêu: Giúp HS giải được các bài toán liên quan đến phép nhân và tính diện tích hình vuông.
- Bài 4: Hướng dẫn giải
- Bài 5: SGK
Gọi HS nêu cách tính diện tích hình vuông.
- HS TB YẾU
HS nối tiếp nêu kết quả
-HS lần lượt lên bảng,cả lớp làm vở
-4 HS lên bảng,cả lớp làm bảng con
Tự làm bài rồi chữa bài.
GIẢI
1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút, hai vòi cùng chảy vào bể được
25 + 15 = 40 (l)
Sau 1 giờ 5 phút, cả 2 vòi chảy vào bể được:
40 x 75 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 lít
- HS nêu.
- Tự làm bài rồi chữa bài.
a) S = a x a
b) Với a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2)
4. Củng cố:
- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số, ba chữ số.
5. Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại các bài tập đã làm
- Chuẩn bị bài sau: Chia một tổng cho một số
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
I / MỤC TIÊU :
- HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua
- GV đề ra kế hoạch tuần 14
II / CHUẨN BỊ :
- HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng
- GV: kế hoạch tuần
III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
*Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần qua:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ
- Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp
- GV nhận xét đánh giá chung
+ Tuyên dương :
+ Phê bình :
*Hoạt động 2 : Triển kế hoạch tuần 14
+ Đạo đức: Thực hiện tốt theo các chuẩn mực đạo đức đã học. Chấp hành nội qui trường lớp.
+ Học tập :
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Tích cực phát biểu ý kiến,
- Thực hiện chép bài vào vở tập chép
+ Vệ sinh :
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Giữ trường lớp xanh – sạch – đẹp
+ Thể dục :
- Thực hiện đầy đủ, chính xác các động tác bài thể dục giữa giờ.
IV / KẾT THÚC : - GV nhận xét đánh giá tiết sinh hoạt.
ATGT
ÔN TẬP KIỂM TRA (tiết 2)
PHẦN I : Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng : ( 5 điểm )
Câu 1 : 4 nhóm biển báo giao thông em đã được học gồm :
Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh,biển chỉ dẫn.
Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển hướng dẫn..
Biển báo nguy hiểm, biển báo trạm cấp cứu, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
D. Biển báo công trường, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn
Câu 2 : Khi đi từ đường ngõ (hẻm), trong nhà, cổng trường , đường phụ ra đường chính, em phải :
Quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường chính.
Đi chậm, quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường chính.
Đi chậm, đưa tay xin đường.
D. Đi bình thường, chú ý quan sát xe cộ đang lưu thông trên đường.
Câu 3 : Khi qua ngã ba, ngã tư em cần nhớ :
Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông
Đi theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Phải quan sát kĩ, nếu vắng xe thì mới qua.
D. Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn hoặc của người điều khiển giao thông.
Câu 4 : Khi muốn đổi hướng ( rẽ phải, rẽ trái ) em phải làm gì ?
Nếu rẽ trái thì phải nhớ giơ tay xin đường.
Chú ý quan sát xe cộ trên đường, nếu không có xe thì mới được đổi hướng.
Phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
Phải đi chậm, giơ tay xin đường khi rẽ trái và chú ý quan sát xe.
Câu 5 : Theo em, đâu là những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông ?
Do con người, do phương tiện giao thông, do đường sá.
Do con người, do đường xuống cấp, do lưu lượng xe quá nhiều.
Do phương tiện giao thông, do đường sá.
Do con người, do phương tiện giao thông, do đường sá, do thời tiết.
PHẦN 2 : ( 5 điểm )
Câu 1 : Em hãy nêu một số hoạt động phòng tránh tai nạn giao thông mà em biết ?
Câu 2 : Nêu một hành động tốt em đã làm thể hiện việc tự giác tôn trọng luật lệ giao thông.
DUYỆT CỦA TỔ CM
DUYỆT CỦA BGH
Nguyễn Thị Kim Tước
File đính kèm:
- T13.doc