Giáo án giảng bài Tuần 31 - Lớp 5

Tập đọc.

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN.

I-Mục tiêu:

-Đọc lưu loát,diễn cảm toàn bài.

-Hiểu các từ ngữ trong bài ,diễn biến câu chuyện.

-Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn,đóng góp công sức cho cách mạng.

II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:.

-Hai HS đọc đoạn 1+2 bài Tà áo dài Việt Nam.

-Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ VN?

-Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?

 

doc18 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 31 - Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân vật trong câu chuyện sẽ kể. *HĐ2: HS kể chuyện. -HS kể trong nhóm. -HS thi kể chuyện. -GV nhận xét,bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 32. _____________________________ Buổi chiều. Hướng dẫn tự học. Ôn tập văn tả cảnh. I-Mục tiêu: -Giúp HS ôn luyện,củng cố kĩ năng lập dàn bài cho một bài văn tả cảnh. -Luyện kĩ năng trình bày miệng theo dàn ý của một bài văn tả cảnh. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: HS lập dàn bài. Chọn một trong bốn cảnh sau,lập dàn bài cụ thể cho cảnh mình chọn. -Một ngày mới bắt đầu ở quê em. -Một đêm trăng đẹp. -Trường em trước buổi học. -Một khu vui chơi,giải trí mà em thích. *HĐ2: HS trình bày miệng dàn bài. -HS trình bày miệng trong nhóm. -HS trình bày trước lớp. -GV và cả lớp nhận xét,bổ sung. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS về nhà hoàn thành bài văn mình đã chọn lập dàn bài. _____________________________ Kĩ thuật:* Lắp máy bay trực thăng(tiết2) I-Mục tiêu: HS cần phải: -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. -Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật,đúng quy trình. -Rèn tính cẩn thận. II-Đồ dùng: -Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng. a)Chọn chi tiết. -HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK. -GV kiểm tra HS chọn chi tiết. b)Lắp từng bộ phận. -HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng. -HS thực hành lắp và GV theo dõi uốn nắn cho những em còn lắp chưa đúng quy trình. c)Lắp ráp máy bay trực thăng *HĐ2:Đánh giá sản phẩm -GV tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm theo nhóm. -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK. -GV nhận xét,đánh giá sản phẩm của HS. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét sự chuẩn bị của HS. -Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. _____________________________ Tin học ( GV chuyên dạy ) _____________________________ Thứ năm,ngày 19 tháng 4 năm 2007. Tập đọc. Bầm ơi. I-Mục tiêu: -Biết đọc trôi chảy,diễn cảm bài thơ với giọng xúc động,trầm lắng,thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. -Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết,sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo,giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Hai HS đọc hai đoạn trong bài Công việc đầu tiên. -Công việc đầu tiên anh Ba giai cho chị Ut là gì? -Vì sao chị Ut muốn được thoát li? B-Bài mới: *HĐ1: Luyện đọc. -HS đọc toàn bài,cả lớp đọc thầm. -HS đọc đoạn nối tiếp. -Luyện đọc từ ngữ: Mưa phùn,tiền tuyến... -HS đọc trong nhóm -HS đọc chú giải. -GV đọc diễn cảm bài thơ. *HĐ2: Tìm hiểu bài: -Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? -GV treo tranh minh họa và giới thiệu tranh. -Tìm những hình ảnh so sánh thể hiệntình cảm mẹ con thắm thiết,sâu nặng? -Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ? -Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ,em nghĩ gì về người mẹ của anh? -Quan lời tâm tình của anh chiến sĩ,em nghĩ gì về anh? *HĐ3: Đọc diễn cảm. -HS đọc diễn cảm bài thơ. -HS thi đọc thuộc lòng. -GV nhận xét. IV-Củng cố,dặn dò: -Bài thơ nói lên điều gì? -GV nhận xét tiết học. -HS về nhà học thuộc bài thơ. Toán. Tiết 154: Luyện tập. I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố về ý nghĩa của phép nhân,vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: HS làm bài tập. *HĐ2:Chữa bài. Bài 1: -Khi nào phép cộng nhiều số hạng có thể chuyển thành phép nhân? -Ta đưa về phép nhân như thế nào? -Trong bài này ngoài việc tính toán các số còn phải chú ý điều gì? Bài 2: -HS nhận xét các thành phần trong hai phép tính. -Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính. Bài 3: -HS đọc lại đề bài. -Bài toán cần vận dụng dạng toán điển hình nào đã biết? Bài 4: -Khi thuyền xuôi dòng thì chuyển động thực trên dòng có vận tốc như thế nào? -Bài toán thuộc dạng nào? III-Củng cố,dặn dò: -Ôn lại kiến thức đã học. -Hoàn thành bài tập trong SGK. _____________________________ Địa lí. Tìm hiểu biển và bờ biển Hà Tĩnh. _____________________________ Luyện từ và câu. Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy. I-Mục tiêu: -Tiếp tục ôn luyện củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm tác dụng của dấu phẩy,biết phân tích chỗ sai trongcâch dùng dấu phẩy,biết chữa lỗi dùng dấu phẩy. -Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy,có ý thức thận trọng khi dùng dấu phẩy. II-Đồ dùng Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -HS1 đặt câu với nội dung câu tục ngữ: bên ướt mẹ nằm,bên ráo phần con. -HS2 đặt câu với nội dung cau tục ngữ: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. B-Bài mới: *HĐ1: HS làm bài tập. *HĐ2: Chữa bài. Bài 1: -HS nêu 3 tác dụng của dấu phẩy. -HS nêu tác dụng của dấu phẩy trong hai đoạn 1 và 2. -GV và cả lớp nhận xét. Bài 2: -Lời phê của xã: Bò cày không được thịt. -Anh hàng thịt sửa lại: Bò cày không được,thịt.(thêm dấu phẩy) -Lời phê trong đơn cần được viết chính xác là: Bò cày,không được thịt. Bài 3: -HS chỉ ra 3 dấu phẩy đặt sai. -Đặt 3 dấu phẩy lại cho đúng. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy,có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy. _____________________________ Chính tả(Nghe-viết) Bài viết: Tà áo dài Việt Nam. I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam. -Tiếp tục luyện viết hoa tên các huân chương,danh hiệu,giải thưởng. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -GV đọc cho cả lớp viết: Huân chương sao vàng,Huân chương Quân công,Huân chương Lao động. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: *HĐ1: Hướng dẫn nghe -viết. -GV đọc một lượt bài chính tả. -Đoạn văn kể chuyện gì? -GV đọc từng câu cho HS viết. -GV đọc bài chính tả,HS soát lỗi. -GV chấm một số bài. *HĐ2: HS làm bài tập. Bài tập 2: a)Giải thưởng trong các kì thi văn hóa,văn nghệ,thể thao: -Giải nhất: Huy chương Vàng. -Giải nhì: Huy chương Bạc. -Giải 3: Huy chương Đồng. b)Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng: -Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân. -Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú. c)Danh hiệu dành cho cầu thủ,thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm: -Cầu thủ,thủ môn xuất sắc nhất: Đôi dày Vàng,Quả bóng Vàng. -Cầu thủ,thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc,Quả bóng Bạc. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS ghi nhớ cách viết tên các danh hiệu,giải thưởng,huy chương. -Học thuộc lòng bài Bầm ơi cho tiết sau. _____________________________ Thứ sáu,ngày 20 tháng 4 năm 2007. Tập làm văn. Ôn tập về văn tả cảnh. I-Mục tiêu: -Ôn luyện,củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh. -Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh: trình bày rõ ràng,mạch lạc,tự nhiên,tự tin. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Hai HS lần lượt trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh đã viết ở tiết trước. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: *HĐ1: HS làm bài tập. *H2Đ: HS chữa bài. Bài 1: -HS chọn một trong 4 đề bài trong SGK. -HS trình bày dàn ý đã lập. -GV nhận xét,bổ sung cho hoàn chỉnh. Bài 2: -HS nhắc lại yêu cầu. -HS trình bày miệng dàn ý -Cả lớp thảo luận trao đổi cách sắp xếp các ý,câch trình bày,diễn đạt,bình chọn người trình bày hay nhất. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. Toán. Tiết 155: Phép chia. I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên,số thập phân,phân số và vận dụng trong tính nhẩm. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Ôn tập về phép chia và tính chất a)Trong phép chia hết -GV ghi bảng phép chia: a : b = c -HS nêu các thành phần của phép chia. -Hãy nêu tính chất của số 1 trong phép chia. -Nêu tính chất của số 0 trong phép chia. b)Trong phép chia có dư. -GV viết phép chia: a : b = c (dư r) -HS nêu thành phần của phép chia. -GV viết bảng như SGK trang 163. -Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia. *HĐ2: Thực hành luyện tập. HĐ 3: Chữa bài. Bài 1,2: HS chữa bài và nêu cách tính. Bài 3: -HS npối tiếp đọc bài làm. -HS nhắc lại cách chia nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001.... -HS nhắc lại cách chia nhẩm một số cho 0,25; 0,5. IV-Củng cố,dặn dò: Về nhà ôn và hoàn thiện bài tập. _____________________________ Khoa học. Môi trường. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Có khái niệm ban đầu về môi trường. -Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương mình đang sống. II-Đồ dùng: Hình minh họa trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật? -Thế nào là sự thụ tinh ở động vật? -Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và nhờ côn trùng mà em biết? -Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và đẻ con mà em biết? B-Bài mới: *HĐ1: Môi trường là gì? -HS hoạt động theo nhóm 4: Đọc thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 SGK. -HS đọc các thông tin trong mục thực hành. -HS chữa bài tập,GV dán 4 hình minh họa trong SGK. -HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trên bảng. +Môi trường rừng gồm những thành phần nào? +Môi trường nước gồm những thành phần nào? +Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? +Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? +Môi trường là gì? *HĐ2: Một số thành phần của môi trường địa phương. -HS thảo luận cặp đôi,trả lời câu hỏi. +Bạn đang sống ở đâu? +Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống? -HS phát biểu và nhận xẽt chung về môi trường địa phương. *HĐ3: Môi trường mơ ước. -GV tổ chức cho HS vẽ tranh về chủ đề Môi trường mơ ước. -GV gợi ý: +Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào?ở đó có các thành phần nào?Hãy vẽ những gì mình mơ ước? -Tổ chức cho HS trình bày ý tưởng hoặc tranh vẽ của mình trước lớp. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Hoàn thiện bức tranh về môi trường mơ ước. _____________________________ Hoạt động tập thể. Sinh hoạt lớp. _____________________________ Buổi chiều. Đại hội công đoàn. _____________________________

File đính kèm:

  • docTuÇn 31.doc
Giáo án liên quan