Tập đọc.
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ.
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng,rành mạch,trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh,công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hai HS đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần.
-Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
-Bài thơ nói lên điều gì?
22 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 25 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới:
*HĐ1: Trò chơi: Đối đáp nhanh
-GV chọn 2 đội chơi,mỗi đội 7 HS,đứng thành 2 hàng dọc,giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-Lần lượt từng đội ra câu hỏi,đội kia trả lời về một trong các nội dung vị trí địa lí,giới hạn,lãnh thổ,dãy núi lớn,sông lớn của châu á,châu Âu.Nếu đọi trả lời đúng được bảo toàn số bạn chơi,nếu sai bạn trả lời sẽ bị loại.
-Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi,kết thúc cuộc chơi đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc.
-GV tổng kết cuộc chơi,tuyên dương đội thắng cuộc.
*HĐ2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa hai châu lục á ,Âu.
-HS kẻ bảng và tự hoàn thành bảng sau:
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
Khí hậu
địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV tổng kết về nội dung châu á và châu Âu.
-Ôn lại các kiến thức,kĩ năng đã học về châu á,châu Âu.
_____________________________
Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
I-Mục tiêu:
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
-Biết tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS làm lại BT 3,4 của tiết LTVC trước.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Phần nhận xét.
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập.
-Tìm các vế trong mỗi câu ghép,xác định chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi vế câu.
-HS chữa bài,GV nhận xét,chốt lại két quả đúng.
Bài 2:
-Các từ Vừa...đã,đâu....đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.Nếu lược bỏ các từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước nữa.
*HĐ2: Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
*HĐ3: Luyện tập
-HS làm bài tập 1,2 .
-HS chữa bài ,GV chốt lại kết quả đúng.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
_____________________________
Chính tả.(nghe-viết)
Bài : Núi non hùng vĩ.
Ôn tập về quy tắc viết hoa.(viết hoa tên người,tên địa lí VN)
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.
-Nắm chắc cách viết hoa tên người,tên địa lí VN.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-GV đọc những tên riêng trong bài Cửa gió Tùng Chinh,HS viết: Tùng Chinh,Hai Ngân,Ngã Ba,Pù Mo,Pù xai.
-GV nhận xét,cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Hướng dẫn HS nghe-viết.
-GV đọc bài Núi non hùng vĩ.
-Đạon văn miêu tả vùng đất nào của Tổ quốc?
-GV đọc chính tả,HS viết bài.
-GV chấm chữa bài.
*HĐ2: Làm bài tập.
Bài 2:
-Tên người,tên dân tộc: Đăm San,Y Sun,Nơ Trang lơng,A-ma Dơ -hao,Mơ-nông.
-Tên địa lí: Tây Nguyên,sông Ba.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà viết lại tên các vị vua,học thuộc lòng các câu đố ở bài tập 3.
_____________________________
Buổi chiều:
Luyện toán.
Luyện tập.:Thể tích hình hộp chữ nhật-Hình lập phương.
I-Mục tiêu: Củng cố cách tính thể tích HHCN-HLP.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
Bài 1:Một hình hộp chữ nhật có chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng của đáy.Diện tích xung quanh của hình hộp là 2500 cm2.Tính thể tích hình hộp đó biết chiều dài hơn chiều rộng 20 cm.
Bài 2: Tính thể tích hình lập phương biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2.Nếu tăngcạnh hình lập phương này lê hai lần thì thể tích của nó tăng lên mấy lần?
HĐ 2: Chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò:Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
_____________________________
Âm nhạc
( GV chuyên dạy )
______________________________
Hướng dẫn tự học.(Địa lí)
Ôn: Một số nước ở châu Âu.
I-Mục tiêu:Ôn tập củng cố kiến thức một số đặc điểm tự nhiên,khí hậu,kinh tế một số bước ở châu Âu.
II-Đồ dùng: Bản đồ tự nhiên châu Âu
III-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: HS làm bài tập
Bài 1: Hãy điền vào chữ Đ trước ý đúng,chữ S trước ý sai.
Châu âu có khí hậu nóng và khô.
1/3 diện tích là đồi núi,2/3 diện tích là đồng bằng.
Đồng bằng ở châu Âu kéo dài từ Tây sang Đông.
Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da vàng.
Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển.
Phần lớn dân cư châu Âu có nền kinh tế phát triển.
Bài 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Liên bang Nga có diện tích.... thế giới,nằm ở cả châu....,châu.....Phần lãnh thổ thuộc châu á có khí hậu....,phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồi thấp và.....Liên bang Nga có nhiều.....,đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng:
Nhiều khách du lich đến nước Pháp vì:
Nước Pháp ở châu Âu.
Có các công trình kiến trúc nổi tiếng.
Có phong cảnh thiên nhiên đẹp.
Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
*HĐ2 : HS chữa bài.
IV-Củng cố,dặn dò: Ôn lại những kiến thức đã học.
_____________________________
Thứ sáu,ngày 2 tháng 3 năm 2007.
Tập làm văn.
Ôn tập về tả đồ vật.
I-Mục tiêu:-Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: cấu tạo của bài văn tả đồ vật,trình tự miêu tả,biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
-Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 4 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết TLV trước.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài.
*HĐ2: Làm bài tập.
Bài 1:
-HS đọc 5 đề bài trong SGK,chọn một trong 5 đề và lập dàn ý cho đề bài đã chọn.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
-HS làm và trình bày kết quả.
Bài 2:Trình bày miệng.
-Dựa vào dàn ý đã lập ,HS tập nói trong nhóm.
-HS tập nói trước lớp.
-GV nhận xét khen những HS lập dàn ý tốt,biết dựa vào dàn ý để trình bày.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
_____________________________
Toán .
Tiết 120: Luyện tập chung.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính diẹn tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
II-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: HS làm bài tập.
*HĐ2: Chữa bài.
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập.
-Bể cá có dạng hình gì? kích thước là bao nhiêu?
-Nhận xét gì về đơn vị đo của các kích thước?
-Diện tích kính dùng để làm bể tương ứng với diện tích nào của hình hộp chữ nhật?
Bài 2:
-HS nêu cách tính SXQ;STPhình lập phương.
-Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
Bài 3: Khi cạnh HLP tăng lên n lần thì diện tích toàn phần tăng lên n x n lần,thể tích hình lập phương tăng lên n x n xn lần.
III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
_____________________________
Anh văn
( GV chuyên dạy) _____________________________
Khoa học.
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
I-Mục tiêu: Sau bài hoc,HS biết:
-Nêu được một số biện pháp tránh bị điện giật;tránh gây hỏng đồ điện,đề phòng điện qua mạnh gây chập và cháy đường dây,cháy nhà.
-Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II-Đồ dùng: -Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin,đồng hồ,đồ chơi sử dụng điện.
-Hình và thông tin trang 98,99 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Cho ví dụ về vật dẫn điện,vật cách điện?
-Nêu vai trò của cái ngắt điện?
B-Bài mới:
*HĐ1: Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
-HS sử dụng tranh vẽ,áp phích sưu tầm được và SGK để thảo luận các tình huống dẫn đến bị điện giật.
-Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường,bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác?
*HĐ2:Một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện.
-HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99 SGK.
-Từng nhóm trình bày kết quả
-GV cho HS quan sát một số dụng cụ,thiết bị điện có ghi số vôn.
-Cho HS quan sát cầu chì và nêu tác dụng của cầu chì.
*HĐ3: Các biện pháp tiết kiệm điện.
-Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện?
-Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Tìm hiểu xem mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
-Gia đình bạn có những thiết bị máy móc nào sử dụng điện?Theo em việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lí hay có lúc còn lãng phí,không cần thiết?
-Có thể làm gì để tiết kiệm,tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình hay ở trường học?
_____________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp.
_____________________________
Buổi chiều:
Kĩ thuật*:
Rửa dụng cụ nấu và ăn uống.
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Nêu dược tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
-Biết rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
-Có ý thức giúp gia đình.
II-Đồ dùng:
-Một số bát đũa và dụng cụ,nước rửa bát.
-Tranh minh họa trong SGK
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Tìm hiểu mục đích,tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
-Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình?
-HS đọc nội dung mục 1SGK và nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn,bát đĩa sau bữa ăn?
HĐ 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
-Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn gia đình?
-HS quan sát hình,đọc nội dung mục 2 SGK .So sánh cách rửa bát ở gia đình và cách rửa bát được trình bày trong SGK?
HĐ 3: Đánh giá két quả học tập.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
-GV nhận xét,đánh giá kết quả học tập của HS.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét ý thức học tập của HS.
-Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
_____________________________
Luyện tiếng Việt.
Luyện đọc: Chú đi tuần.
I-Mục tiêu:
-Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng,trìu mến,thể hiện tình cảm yêu thương của người chiến sĩ công an với các cháu miền Nam.
-Hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
II-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: Ôn nội dung bài đọc:
-Bài tập đọc Chú đi tuần được ra đời trong hoàn cảnh nào? ai là tác giả bài thơ?
-Bài thơ có mấy khổ thơ? Cách đọc mỗi khổ thơ như thế nào?
*HĐ2: HS đọc diễn cảm.
-HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS đọc thuộc lòng bài thơ.
-GV nhận xét,khen những em đọc thuộc,đọc hay.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sinh hoạt sao-Sinh hoạt chi đội.
_____________________________
File đính kèm:
- TuÇn 25.doc