Tập đọc.
PHÂN XỬ TÀI TÌNH.
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát,diễn cảm toàn bài với giọng hồi hộp,hào hứng,thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
-Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi trí thông minh,tài xử kiện của vị quan án.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 hS lần lượt đọc thuộc lòng bài Cao Bằng.
-Địa thế Cao Bằng được thể hiện qua những từ ngữ,chi tiết nào?
-Qua khổ thơ cuối,tác giả muốn nói lên điều gì?
19 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 23 - Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước trong bể và sau khi bỏ hòn đá.
-Ta tính thể tích hòn đá bằng những cách nào?
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Ôn lại công thức và quy tắc tính thể tích HHCN.
_____________________________
Địa lí.
Bài 21: Một số nước ở châu Âu.
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS có thể:
-Dựa vào lược đồ nhận biết và nêu vị trí địa lí,đặc điểm lãnh thổ của Liên Bang Nga,của Pháp.
-Nêu được một số đặc điểm chính về dân cư,kinh tế của Nga,Pháp.
II-Đồ dùng:
-Lược đồ kinh một số nước châu á.
-Lược đồ một số nước châu Âu.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy xác định vị trí địa lí,giới hạn châu Âu,các dãy núi và đồng bằng của châu Âu?
-Người dân châu Âu có đặc điểm gì?
-Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu?
B-Bài mới:
*HĐ1: Liên bang Nga.
-HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng sau:
Liên bang Nga.
Các yếu tố
Đặc điểm,sản phẩm chính của các ngành sản xuất
Vị trí địa lí
Diện tích
Dân số
Khí hâu
Tài nguyên,khoáng sản
Sản phẩm công ngiệp
Sản phẩm nông nghiệp
-Một HS trình bày trên bảng lớp.
-Vì sao lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu lạnh và khắc nghiệt không?
-Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?
-GV kết luận:
*HĐ2: Pháp.
-HS thảo luận nhóm 4,xem hình minh họa SGK,lược đồ hoàn thành bài tập sau:
1.Xác định vị trí địa lí và thủ đô nước Pháp
Nằm ở Đông Âu,thủ đô Pa-ri.
Nằm ở Trung Âu,thủ đô Pa-ri.
Nằm ở Tây Âu,thủ đô Pa-ri.
2.Viết mũi tên theo chiều thích hợp vào giữa các ô chữ sau.
Cây cối xanh tươi
Giáp với đai dương,biển ấm không đóng băng
Khí hậu ôn hòa
Nông nghiệp
phát triển
Nằm ở Tây Âu
3.Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp nước Pháp.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV tổng kết bài.
-HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
_____________________________
Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I-Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện sự tăng tiến.
-Biết tạo ra các câu ghép mới thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ,bằng thay đổi vị trí các vế câu.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 HS làm bài tập 2,3 tiết trước.
-GV nhận xét,cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1:Giới thiệu bài.
*HĐ2: Nhận xét.
Bài 1:
-HS đọc y/c bài 1
-GV giao việc: đọc lại câu ghép và phân tích cấu tạo của câu ghép đó.
-HS làm bài và trình bày kết quả
Bài 2: Những cặp quan hệ từ HS tìm đúng.
-Không những...mà còn...
-Không chỉ..mà còn...
-Không phải chỉ.... mà còn....
-Không những... mà còn...
*HĐ3: Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ trong SGK.
*HĐ4: Luyện tập.
Bài 1:
Vế 1: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái.
Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
Bài 2: Cặp quan hệ từ cần điền là:
a. không chỉ....mà...còn...
b. không những..mà..còn...
chẳng những....mà...còn....
c. không chỉ ...mà...
III-Củng cố,dặn dò:
-GVnhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ kiến thức đã học và câu ghép có quan hệ tăng tiến.
_____________________________
Chính tả(nhớ-viết)
Bài viết: Cao Bằng.
Ôn tập quy tắc viết hoa( viết tên người,tên địa lí VN)
I-Mục tiêu:
-Nhớ-viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng.
-Viết hoa đúng các tên người,tên địa lí VN.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi một HS lên bảng,cả lớp viết vào vở nháp 2 tên người,2 tên địa lí VN.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài.
*HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ-viết.
-CHo HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu
-HS viết chính tả.
-GV chấm,chữa bài.
*HĐ3: Làm bài tập.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người,tên địa lí VN.
_____________________________
Thứ sáu,ngày 23 tháng 2 năm 2007.
Tập làm văn.
Trả bài văn kể chuyện.
I-Mục tiêu:
-Nắm được yêu cầu bài văn kể chuyện theo 3 đề bài đã cho.
-Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn;biết tham gia sửa lỗi chung;biết tự sửa lỗi,tự viết lại một đoạn văn hay cả bài cho hay hơn.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 HS lần lượt đọc chương trình hoạt động đã lập trong tiết trước.
-GV nhận xét,cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài.
*HĐ2: Nhận xét chung.
-GV nhận xét kết quả HS làm bài
-Thông báo số điểm cụ thể.
*HĐ3: Chữa bài:
-Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
+Lỗi chính tả:
+Lỗi dùng từ:
+Câu:
-Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
-Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay: GV đọc bài của em Phương,Thế...
-HS trao đổi thảo luận để thấy rõ cái hay.
-Hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV chấm một số đoạn viết của HS.
-GV nhận xét tiết học.
-Những em chưa đạt về nhà làm lại.
_____________________________
Toán.
Tiết 115: Thể tích hình lập phương.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Hình thành được công thức và quy tắc tính thể tích hình lập phương.
-Thực hành tính đúng thể tích HLP với số đo cho trước.
-Vận dụng công thức tính để giải quyết các tình huống thực tế đơn giản.
II-Đồ dùng :
-Mô hình hình lập phương.
-Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu các đặc điểm của HLP?
-Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của HHCN không?
-Viết công thức tính thể tích HHCN?
B-Bài mới:
*HĐ1: Hình thành công thức tính thể tích HLP.
VD: Tính thể tích HHCN có chiều dài bằng 3 cm,chiều rộng 3 cm,chiều cao 3 cm.
-HS tính theo công thức.
-Nhận xét HHCN đó?
-Vậy đó là hình gì?
-Nêu cách tính thể tích HLP?
-Viết công thức tính thể tích HLP?
*HĐ2 HS làm bài tập
*HĐ3: Chữa bài:
Bài 1:
-HS đọc đề bài,nêu cái đã cho,cái cần tìm.
-Mặt hình lập phương là hình gì? Nêu cách tính diện tích hình đó?
-Nêu cách tính diện tích toàn phần HLP?
Bài 2:
-Đề bài y/c tính gì?
-Muốn tính được khối lượng kim loại cần biết gì?
Bài 3:
-Tìm số trung bình cộng của 3 số ta làm thế nào?
-Nêu công thức tính thể tích HHCN? HLP?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại quy tắc và công thức tính thể tích HLP.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Anh văn
( GV chuyên dạy)
_____________________________
Khoa học.
Lắp mạch điện đơn giản.
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết:
-Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản:sử dụng pin,bóng đèn,dây điện.
-Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
II-Đồ dùng:
-Pin,dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa,bóng đèn pin,vật bằng kim loại,vật bằng nhựa,cao su...
-Hình trang 94,95,97 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Kể tên các dụng cụ phương tiện sử dụng điện?
-Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
-Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng máy móc đó?
B-Bài mới:
*HĐ1: Thực hành lắp mạch điện.
-Các nhóm thực hành làm thí nghiệm như h/d ở mục thực hành trang 94 SGK.
-HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
-Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
-Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng?
-HS đọc mục bạn cần biết ở trang 94,95 SGK và chỉ cho bạn xem cực dương(+),cực âm(-)của pin;chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.
-HS chỉ mạch điện kín cho dòng điện chạy qua.
-HS quan sát hình 5 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng.Giải thích tại sao?
-HS lắp mạch điện để kiểm tra.
*HĐ2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện,vật cách điện.
-Các nhóm làm thí nghiệm như h/d ở mục thực hành trang 96 SGK.
-Lắp mạch điện thắp sáng đèn.sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn để tạo ra một chỗ hở trong mạch.
-HS nêu kết quả và kết luận.
-GV nêu câu hỏi:
+Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?
+Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Về nhà thực hành lắp mạch điện đơn giản sử dụng pin,bóng đèn,dây điện.
-Học thuộc mục bạn cần biết.
_____________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt cuối tuần.
_____________________________
Buổi chiều.
Kĩ thuật.
Bày,dọn bữa ăn trong gia đình.
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Biết cách bày dọn bữa ăn ở gia đình.
-Có ý thức giúp đỡ gia đình bày,dọn trước và sau bữa ăn.
II-Đồ dùng:
-Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn gia đình.
-Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III-Hoạt động dạy học:
*HĐ`: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn trong gia đình.
-Hướng dẫn HS q/s hình 1,đọc nội dung mục 1a .
-Nêu mục đích của việc bày món ăn,dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
-GV gợi ý để HS nêu cách sắp xếp món ăn,dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em?
-GV giới thiệu tranh ảnh một số cách bày món ăn,dụng cụ ăn uống để minh họa.
*HĐ2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
-Nêu mục đích,cách thu dọn sau bữa ăn trong gia đình?
-HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn trong SGK.
-GV nhận xét và tóm tắt những ý đúng.
*HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Dặn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày,dọn bữa ăn.
-GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
-Đọc trước bài: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
_____________________________
Thể dục
( GV chuyên dạy)
_____________________________
Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe,đã đọc.
I-Mục tiêu:
1.Rèn kỉ năng nói:
-Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe,đã đọc về những người đã góp
sức mình bảo vệ trật tự,an ninh.
-Hiểu câu chuyện,biết trao đổi với các bạn về nội dung ỹ nghĩa câu chuyện.
2.Rèn kỉ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể,nhận xét được lời kể của bạn.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-2 HS kể chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.
-Theo em ông Nguyễn Khoa Đăng là người thế nào?
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu y/c của đề bài.
-GV ghi đề bài lên bảng lớp.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài: góp sức mình bảo vệ trật tự,an ninh.
-HS đọc gợi ý trong SGK.
-HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
*HĐ2: HS kể chuyện.
-HS đọc gợi ý 3 trong SGK.
-HS kể chuyện theo nhóm.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-GV cùng HS bình chọn bạn kể câu chuyện hay và hấp dẫn nhất.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
_____________________________
File đính kèm:
- TuÇn 23.doc