1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
(Điều 8, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Trường THCS Minh Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẳng giới gia đình.
- Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế:
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;
b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.
3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;
d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
5. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ;
b) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm:
a) Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới;
b) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới;
c) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
Câu 3: Luật Giao thông Đường bộ quy định thế nào về việc vượt xe khi tham gia giao thông đường bộ? Bạn có sáng kiến gì để hạn chế nạn phóng nhanh, vượt ẩu hiện nay?
Trả lời:
Điều 14 Luật GTĐB quy định:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
- Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Có chướng ngại vật phía trước, có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác.
+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Câu 4: Do không có tiền chơi điện tử, ngày 03/7/2012, A và B (đều 15 tuổi, học sinh lớp 10) rủ nhau đi cướp tài sản. Thấy chị X đi xe máy một mình, phía trước có treo túi xách, A điều khiển xe máy áp sát chị X và B ngồi sau giật túi xách, làm chị X bị ngã gây thương tích nặng. Sau khi giật được túi xách, A và B điều khiển xe về quán cà phê gần trường học, kiểm tra trong túi có 1 triệu đồng và một số giấy tờ của chị X. Vừa lúc đó có C (16 tuổi, học cùng trường và là bạn thân của A và B) đi tới, A và B đã kể lại chuyện cướp túi xách của chị X cho C nghe và rủ C cùng đi chơi điện tử nhưng C từ chối.
Hỏi:
a. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự hiện hành, hành vi của A, B và C có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Mức hình phạt áp dụng đối với hành vi đó?
b. Nếu phát hiện hành vi phạm tội nêu trên, bạn sẽ làm gì? Theo bạn, làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:
- Đối với A và B: Hành vi của A và B đã phạm Tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS). Đối với tội này, mức hình phạt được áp dụng là phạt tù từ ba năm đến mười năm (khoản 1 điều 133).
Trong trường hợp này, A và B làm chị X bị ngã gây thương tích nặng, nếu như chị X bị tổn hại sức khỏa với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì đây là tình tiết tăng nặng. Tùy vào mức độ thương tật của chị X, A và B có thể bị các hình phạt như sau:
+ Tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
+ Tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%: phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm
+ Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên: phạt tù từ mười tám năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, A và B mới 15 tuổi, vì vậy sẽ được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. (Điều 74 BLHS).
- Đối với C: Hành vi của C có thể chia làm hai trường hợp như sau:
+ Nếu C tố giác hành vi phạm tội của A và B đến cơ quan có thẩm quyền, C không phạm tội.
+ Nếu C không tố giác hành vi phạm tội của A và B đến cơ quan có thẩm quyền, C đã phạm Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 BLHS), hình phạt đối với tội này là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. C đã đủ 16 tuổi nên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Tuy nhiên, nếu C bị áp dụng hình phạt tù thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (do C chưa đủ 18 tuổi)
Quỳnh Minh, ngày 20 tháng10 năm 2012
Người viết bài
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS MINH LƯƠNG
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
NĂM 2012
Giáo viên:
Đơn vị:
File đính kèm:
- Bai du thi Tim hieu phap luat trong nha truong.doc