Câu 1: Người trung thực thể hiện hành động khôn khéo như thế nào?
A. Không phải điều gì cũng nói ra
B. Không phải biết gì cũng nói ra
C. Không tranh luận gay gắt
D. Các câu trên đều đúng
Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn lết, tương trợ?
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Chung lưng đấu cật
D. Tiên học lễ, hậu học văn
Câu 3: Trong những hành vi sau, theo em hành vi nào thể hiện tình yêu thương con người?
A. Bạn Hà thường xuyên làm bài tập hộ bạn Hải
B. Bạn Lan thường che dấu khuyết điểm của bạn Kiệt
C. Bạn An thường cho bạn Nam mượn tiền hút thuốc lá
D. Bạn Huệ rủ các bạn trong lớp đến thăm và động viên bạn Hồng học cùng lớp bị ốm.
Câu 4: (0,25đ) Hãy điền những cụm từ thích hợp trong câu sau cho đúng với nội dung bài đã học:
. là biết coi trọng và biết giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Câu 5:(1đ) Hãy nối hành vi ở cột A với phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 7 - Đề kiểm tra 45 phút HKI - Trường THCS Lương Hòa Lạc - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lương Hòa Lạc
Lớp 7 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2009 - 2010
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GDCD 7
Điểm
Lời phê
I.TRẮC NGHIỆM:(3đ)
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu đúng nhất: (mỗi câu 0,25đ)
Câu 1: Người trung thực thể hiện hành động khôn khéo như thế nào?
Không phải điều gì cũng nói ra
Không phải biết gì cũng nói ra
Không tranh luận gay gắt
Các câu trên đều đúng
Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn lết, tương trợ?
Cây ngay không sợ chết đứng
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Chung lưng đấu cật
Tiên học lễ, hậu học văn
Câu 3: Trong những hành vi sau, theo em hành vi nào thể hiện tình yêu thương con người?
Bạn Hà thường xuyên làm bài tập hộ bạn Hải
Bạn Lan thường che dấu khuyết điểm của bạn Kiệt
Bạn An thường cho bạn Nam mượn tiền hút thuốc lá
Bạn Huệ rủ các bạn trong lớp đến thăm và động viên bạn Hồng học cùng lớp bị ốm.
Câu 4: (0,25đ) Hãy điền những cụm từ thích hợp trong câu sau cho đúng với nội dung bài đã học:
............. là biết coi trọng và biết giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Câu 5:(1đ) Hãy nối hành vi ở cột A với phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Luôn quan tâm, giúp đỡ và cư xử tốt với mọi người
Không xa hoa, nói năng dễ hiểu
Không che dấu hoặc xuyên tạc sự thật
Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
1.Tự trọng
2.Trung thực
3.Yêu thương con người
4.Giản dị
Câu 6: (1đ) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
Nội dung
Đúng / sai
a. Tính kỷ luật đảm bảo cho mọi việc tiến hành thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc
b. Lạnh nhạt, thờ ơ trước nỗi đau của người khác
c. Sự giản dị giúp ta tập trung sức lực, thời gian vào những việc có ích
d. Ngày 20/11 chỉ cần thăm thầy cô giáo đang dạy mình
II TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (3.0đ) Nêu ý nghĩa của trung thực? Cho ví dụ em là học sinh trung thực?
Câu 2: (2.0đ) Em hiểu tôn sư trọng đạo là gì? Có ý kiến cho rằng: “Trong thời đại ngày nay, không cần quan tâm đến vấn đề tôn sư trọng đạo”, Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? vì sao?
Câu 3: (3.0đ) Bác sĩ chỉ định cho người nhà bệnh nhân biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của bệnh nhân mà không cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc? Em rút ra bài học gì qua tình huống trên?
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN ĐỀ 2 GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
C
D
Tự trọng
Câu 5: A1=B3; A2=B4; A3=B2; A4=B1.
Câu 6
A
B
C
D
Đ
S
Đ
S
II. TỰ LUẬN:(7đ)
Câu 1: HS có thể diễn đạt khác nhau (1.0đ)
-Mặc dù bài kiểm tra khó, nhưng em tự suy nghĩ làm bài chức không quay cóp..
-Dũng cảm nhận lỗi khi mắc phải ..
-Nhặt của rơi trả lại người mất..
Câu 2: (2đ) Có 2 yêu cầu:
Không đồng ý với ý kiến trên (0,5đ)
Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng yêu cầu nêu được:
Theo em, trong bất cứ thời đại nào thì vai trò của thầy – cô giáo vẫn rất quan trọng
Vì :
Thầy cô giáo có công dạy dỗ các em những bài học, những kiến thức để các em bước vào đời, công ơn đó các em không sao quên được.
Đó là đạo lý tốt đẹp bao đời của người Việt Nam.
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy; Nhất tự vi sư bán tự vi sư
Câu 3: Học sinh trình bày theo cách của mình, nhưng đảm bảo nêu được:
Việc làm của bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, mong muốn bệnh nhân sống lạc quan, yêu đời để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật (1.0đ)
Bài học qua tình huống: Người trung thực nhưng cũng phải biết hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật. Có những trường hợp che dấu sự thật nhưng không phải là người thiếu trung thực, vì điều đó đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người xung quanh (1,5đ)
Trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. (0,5đ)
File đính kèm:
- de 2 lop 7.doc