Giáo án GDCD Lớp 11 - Tuần 12: Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

Học sinh sẽ thảo luận xoay quanh các nội dung sau:

- truyền thống hiếu học trong lịch sử và hiện nay của dân tộc ta.

- các biểu hiện của truyền thống hiếu học .

- Ý nghĩa của truyền thống hiếu học đối với xã hội , đất nước và đối với mỗi học sinh.

- Khái niệm tôn sư trọng đạo

- ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo.

- Người học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo?.

các nội dung trên sẽ được xây dựng thành các câu hỏi, các vấn đề cụ thể để học sinh trao đổi, thảo luận .

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Tuần 12: Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 THẢO LUẬN VỀ VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (1 tiết) MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Giúp học sinh : -Hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc. - Có thái độ kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo. - Có hành vi ứng xử đúng mực , tôn trọng các thầy , cô giáo .Ra sức học tập, rèn luyện phát huy truyền thống hiếu học để đền đáp công ơn thầy ,cô giáo và trở thành người có ích cho xã hội. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Học sinh sẽ thảo luận xoay quanh các nội dung sau: truyền thống hiếu học trong lịch sử và hiện nay của dân tộc ta. các biểu hiện của truyền thống hiếu học . Ý nghĩa của truyền thống hiếu học đối với xã hội , đất nước và đối với mỗi học sinh. Khái niệm tôn sư trọng đạo ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo. Người học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo?... các nội dung trên sẽ được xây dựng thành các câu hỏi, các vấn đề cụ thể để học sinh trao đổi, thảo luận . CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Giáo viên Nêu vấn đề định hướng nội dung , kế hoạch tổ chức hoạt động cho học sinh. Hướng dẫn học sinh sưu tầm về nội dung truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo như: tìm đọc các tư liệu liên quan, các bài viết , bài thơ , bài hát,mẩu chuyện , ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc , của nhà trường của địa phương Giúp học sinh xây dựng các câu hỏi, thảo luận .Một số câu hỏi gợi ý: + Bạn hiểu thế nào là truyền thống hiếu học ? + Bạn hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo? +Bạn hãy nêu các biểu hiện của truyền thống hiếu học? +Bạn hãy nêu các biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo? + Bạn hãy kể về một tấm gương hiếu học mà bạn biết ?( qua sách báo, đuọc nghe kể hoặc gương thực tế ở trường,ở lớp , ở địa phương) +Bạn hãy nêu một câu ca dao hay tục ngữ nói về truyền thống hiếu học ? Bạn hãy giải thích câu ca dao tục ngữ đó? +Bạn hãy neu một câu ca dao hay tục ngữ về tôn sư trọng đạo ?Bạn hãy giải thích câu ca dao, tục ngữ đó? +Bạn hãy trình bày một bài thơ( hay bài hát) về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống tôn sư trọng đạo ? +vv Các câu hỏi trên mang tính chất gợi ý để học sinh chuẩn bị tham gia hoạt động . Yêu cầu học sinh xây dựng thêm các câu hỏi tương tự để nội dung hoạt động them phong phú hơn. Giúp học sinh xây dựng đáp án các câu hỏi. Đáp án sẽ giao cho người điều khiển hoạt động để đưa ra những kết luận hoặc chốt lai những ý đúng sau mỗi câu hỏi hoặc vấn đề được mang ra thảo luận. Gợi ý cá hình thức thảo luận để giúp học sinh có cơ sở bàn bạc lựa chọn cách thức tiến hành hoạt động. Có thể sử dụng các hình thức thảo luận như:Hỏi đáp trực tiếp; bốc thăm hoặc hái hoa ; chia tổ , nhóm thảo luận; các hình thức phối hợp; 2.Học sinh - Cán bộ lớp ,cán bộ chi đoàn hội ý bàn bạc kế hoạch thực2.Học sinh - Cán bộ lớp ,cán bộ chi đoàn hội ý bàn bạc kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động với các công việc cụ thể như: - Lựa cọn câu hỏi thảo luận . - Thống nhất hình thức tiến hành , có thể lựa chọn hình thức phối hợp thảo luận tổ và thảo luận chung cả lớp, có chuong trình văn nghệ hoặc chuong trình văn nghệ xen kẽ vào. - cử nguòi điều khiển văn nghệ . - Viết giấy mời các thầy, cô giáo tham dự và làm cố vấn giúp làm sáng tỏ thêm các nội dung thảo luận . Cử một nhóm trang trí và kê bàn thích hợpï với hình thức hoạt động của lớp. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Người điều khiển nêu lí do , mục đizh1 hoạt động. Giới thiệu thầy, co giáo đến dự và làm cố vấn giúp lớp tổ chức thảo luận có hiệu quả. Chương trình hoạt động có thể diễn ra các bước sau: Thảo luận theo tổ người điều khiển mời các tổ lên bốc thăm câu hỏi theo thảo luận của tổ mình (mỗi tổ bốc thăm 2 câu).Quy định thời gian thảo luận theo tổ. các tổ tiến hành thảo luận , mỗi tổ cử một thư kí ghi chép kết quả thảo luận của tổ. Trong thời gian các tổ thảo luận , nguòi điều khiển cho ghi các câu hỏi của tùng tổ lên bảng để mọi người có thể quan sát được. Thảo luận chung cả lớp Người điều khiển lần lượt mời đại diên các tổ lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình Đại diện tổ lên trình bày nêu rõ câu hỏi và đáp án thảo luận của tổ ; Cả lớp chăm chú lắng nghe và có thể phát biểu ý kiến bổ sung hoặc trình bày quan điểm của mình về câu hỏi đó. Với ý kiến có nhiều tranh cãi hoặc chưa rõ ngườùi điều khiển nhờ thầy, cô giáo cố vấn giúp đỡ Cuối cùng người điều khiển kết luận và chốt lại các nội dung cơ bản của vấn đề thảo luận “ phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo:. Trong quá trình thảo luận chung cả lớp , nên có những tiết mục văn nghệ xem kẽ vui tươi sôi nổi. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Tuần 12 KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (1 tiết) MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Giúp học sinh : Nhận thức sâu sắc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam. Hiểu sâu hơn vị trí vai trò của người thầy đối với xã hội , đối với sự nghiệp giáo dục . Có thái độ biết ơn và kính trọng đối với thầy cô giáo, trân trọng nghề thầy giáo trong xã hội . Không ngừng học tập và rèn luyện để đền đáp công ơn thầy cô giáo NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có thể phối hợp nhiều nội dung vừa nhẹ nhàng , vừa tình cảm , vừa sâu sắc.Đối với lớp 11 , có thể có các nội dung sau : Nội dung và ý nghĩa lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 Vị trí , vai trò của người thầ đối với xã hội , đối với thế hệ trẻ và phát triển đất nước. Công ơn của thầy cô giáo đối với mọi thế hệ học sinh. Những tâm tư , tình cảm và lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò Những vần thơ, tiếng hát, truyện kể ca ngợi thầy cô giáo

File đính kèm:

  • doc11_Thang 12[1][1]. thao luan ve viec phat huy truyen thong hieu hoc va ton su trong dao.doc
Giáo án liên quan