Bài 1 - Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 2 - Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Bài 3 - Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4 - Nguồn gốc vận động. phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6 - Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 7 - Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Bài 9 - Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
65 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án GDCD Lớp 10 (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiễn là cơ sở, là động lực và là mục đích của
A. Cuộc sống C. Con người B. Nhận thức D. Kết quả của nhận thức
6. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra
A. Nhận thức C. Việc vận dụng tri thức
B. Tri thức D. Kết quả của nhận thức
4. Vận dụng
- GV: Qua bài học hôm nay em rút ra được điều gì cho bản thân?
- HS: Trong học tập và cuộc sống cần coi trọng thực tiễn. Tránh lý luận suông hoặc xa rời thực tiễn.
VI. DẶN DÒ
Về nhà học bài, làm các bài tập trong sách giáo khoa, chuẩn bị bài tiếp theo
BÀI 8
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Tiết 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 3 bài này, học sinh cần phải đạt được:
Về kiến thức
- Hiểu được nội dung các khái niệm: Ý thức xã hội (YTXH), hai cấp độ của YTXH
- Mối quan hệ giữa giữa TTXH và YTXH.
2. Về kĩ năng:
- Thấy được một cách có hệ thống các yếu tố hợp thành YTXH
- Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH
3. Về thái độ
- Biết tiếp thu các quan điểm tiến bộ, phê phán các hiện tượng ý thức, tư tưởng lạc hậu, lỗi thời
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực
Kỹ năng tư duy, phê phán
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Vấn đáp
Gợi mở
Nêu vấn đề
Thảo luận cặp đôi
Thảo luận nhóm
Đọc hợp tác
Động não
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK và SGV GDCD lớp 10
- Giáo án GDCD 10
- Phiếu học tập
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khám phá
GV đưa ra câu hỏi:
Theo em, YTXH là gì?
TTXH và YTXH có mối quan hệ như thế nào?
HS trả lời các câu hòi
GV: Vậy để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên chúng ta học tiếp bài 8.
Kết nối
PPDH – KTDH/
GDKNS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Phương pháp: Nêu vấn đề,Gợi mở, Vấn đáp.
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, động não.
- Kỹ năng: Tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề.
Phương pháp: Phát vấn, Gợi mở, Thảo luận cặp đôi.
Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, động não.
Kỹ năng: Tư duy, hợp tác.
Phương pháp: Nêu vấn đề, Vấn đáp, Gợi mở, Thảo luận nhóm
Kỹ thuật: Động não, chia nhóm
Kỹ năng: Tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác.
Hoạt động 1: Ý thức xã hội là gì?
* Mục tiêu:
Biết được khái niệm YTXH
* Cách tiến hành:
- GV: Nếu TTXH được coi là mặt vật chất của đời sống xã hội, thì YTXH là mặt nào của đời sống xã hội?
- HS: YTXH là mặt tinh thần của xã hội
* GV giảng giải: Trong đời sống xã hội, mỗi con người đều có những quan niệm, quan điểm riêng, đó là ý thức cá nhân. Những cá nhân trong cùng một giai cấp lại có những quan niệm, quan điểm chung. Đó là ý thức giai cấp
Toàm bộ những quan niệm, quan điểm của các cá nhân, hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và các học thuyết chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, triết học, khoa học... được gọi là YTXH
- GV: Theo em TTXH và YTXH cái nào có trước?
- HS: “Tồn tại” là cái có trước, “Ý thức, tinh thần” là cái có sau. TTXH có trước, YTXH có sau và là cái phản ánh TTXH (GV có thể lấy ví dụ thực tế để giải thích)
- GV: Vậy em nào rút ra được YTXH là gì?
- HS: Trả lời
Hoạt động 2: Hai cấp độ của YTXH
* Mục tiêu:
Hiểu được 2 cấp độ của YTXH
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ: mỗi nhóm 2 HS
- GV phát phiếu học tập và định thời gian làm việc
PHIẾU HỌC TẬP
Các cấp độ
Nguồn gốc
Bản chất
Đặc điểm hình thành
Tâm lý xã hội
Hệ tư tưởng
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận
- GV yêu cầu những HS nhóm khác nêu nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị để củng cố (PHỤ LỤC)
- GV: Từ sự phân tích trên em nào rút ra được tâm lý xã hội là gì?
- HS: Trả lời
- GV: Hệ tư tưởng là gì?
- HS: Trá lời
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa TTXH và YTXH
* Mục tiêu:
Hiểu được mối quan hệ giữa giữa TTXH và YTXH
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm lớn
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn cách thực hiện
- Định thời gian làm việc
PHIẾU HỌC TẬP
Chế độ XH
Tồn tại xã hội
Ý thức xã hội
CXNT
CHNL
Phong kiến
TBCN
XHCN
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- GV dùng sơ đồ (PHỤ LỤC 2) để củng cố và đi đến kết luận:YTXH là cái phản ánh TTXH. Khi TTXH thay đổi thì YTXH cũng thay đổi theo.
- GV: Như vậy TTXH và YTXH cái nào quyết đinh? Vì sao?
- HS: Trả lời
- GV bổ sung và kết luận: TTXH là cái có trước và quyết định YTXH. YTXH chỉ là sự phản ánh TTXH, do TTXH sinh ra. Mỗi khi PTSX của TTXH thay đổi thì kéo theo sự thay đổi về nội dung phản ánh của hình thái xã hội.
Ví dụ: Khi PTSX XHCN thay thế PTSX TBCN thì nội dung phản ánh, tức là tâm lý xã hội., hệ tư tưởng cũng thay đổi: quan niệm, quan điểm của con người về đạo đức, chính tri, pháp quyền, ... cũng thay đổi theo.
- GV: YTXH là sự phản ánh TTXXH, vậy YTXH có tác động như thế nào đến TTXH?
- HS:
+ Nếu YTXH tiến bộ, phản ánh đúng quy luật khách quan à chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
Ví dụ: Tư tưởng của Mác- Ăngghen về một chế độ xã hội không có giai cấp đối kháng, không có áp bức, bóc lột - Chế độ xã hội XHCN. Tư tưởng này của hai ông được hình thành vào giữa thế kỷ XIX trong học thuyết lý luận về CNXH khoa học. Nó đã làm cơ sở, nền tảng chỉ đạo hoạt động Cách mạng của giai cấp công nhân thế giới à Đầu thế kỷ XX tư tưởng của Mác - Ăngghen trở thành hiện thực khi Cách mạng Nga thành công, nước Liên Xô XHCN ra đời.
+ Nếu YTXH lạc hậu, thì nó có tác động kìm hãm sự phát triển của TTXH.
Ví dụ: Con người ý thức kém: tàn phá giới tự nhiên, khai thác tự nhiên bừa bãi à Kìm hãm sự phát triển của giới tự nhiên, kinh tế đất nước kém phát triển.
Ví dụ: Trong lớp học ý thức của HS kém: không tôn trọng nội quy của trường, lớp, lười biếng, thiếu tinh thần đoàn kết à Làm cho lớp học không tiến bộ đươc.
2. Ý thức xã hội
a. YTXH là gì?
- Là cái phản ánh xã hội, bao gồm những quan niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và các học thuyết chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, triết học...
b. Hai cấp độ của YTXH
* Tâm lý xã hội:
Toàn bộ tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sinh sống hàng ngày nhưng chưa được khái quát thành học thuyết, lý luận
* Hệ tư tưởng:
- Là toàn bộ quan niệm, quan điểm về đạo đức, chính trị, pháp quyền,... đã được khái quát thành học thuyết, lý luận, được hình thành một cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định dựng nên.
3. Mối quan hệ giữa TTXH và YTXH
a. TTXH quyết định YTXH
- TTXH là cái có trước và quyết định YTXH
- YTXH chỉ là sự phản ánh TTXH, do TTXH sinh ra
- Khi TTXH thay đổi thì sớm muộn YTXH cũng thay đổi theo.
b. Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH
- YTXH tiến bộ, phản ánh đúng quy luật khách quan à chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người à Thúc đẩy TTXH phát triển
- YTXH lạc hậu à Kìm hãm sự phát triển của TTXH.
3. Thực hành/ Luyện tập
* Mục tiêu:
Luyện tập, củng cố kiến thức tiết học
* Cách tiến hành:
- GV chốt lại nội dung toàn bài và yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra và củng cố kiến thức đã học:
Câu 1: TTXH bao gồm những yếu tố nào
A. Môi trường tự nhiên B. Phương thức sản xuất C. Dân số D. A, B và C
Câu 2: Xét về cấp độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm
A. Tâm lý xã hội và tư tưởng C. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
B. Các hiện tượng tâm lý và tình cảm D. Tâm lý và hệ tưởng
Câu 3: Trong quan hệ với YTXH, TTXH giữ vai trò:
A. Quan trọng B. Quyết định C. Là cơ sở D. Là tiền đề
Câu 4: Khi TTXH thay đổi thì YTXH đang phản ánh nó
A. Cũng thay đổi theo B. Không thay đổi C. Sẽ mất đi D. Sẽ tồn tại như cũ
Câu 5: YTXH tiến bộ, phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan sẽ
A. Tác động trở lại TTXH C. Thúc đẩy TTXH phát triển
B. Quyết định TTXH D Chi phối sự phát triển của TTXH
4. Vận dụng
GV yêu cầu HS lấy ví dụ trong lịch sử chứng minh mối quan hệ giữa TTXH và YTXH?
Ví dụ:
TTXH đóng vai trò quyết định
Ví dụ: Xã hội phong kiến nghèo nàn, lạc hậu → con người lạc hậu, mê tín dị đoan, không giải thích được hiện tượng tự nhiên mà cho rằng nghèo nàn là do số phận.
Ý thức xã hội tác động trở lại
Ví dụ: Con người ý thức kém: tàn phá giới tự nhiên, khai thác giới tự nhiên trái quy luật, kìm hãm sự phát triển của giới tự nhiên và nền kinh tế đất nước.
Con người tác động tích cực
Con người nhận thức được việc gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên họ sẽ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và xây dựng gia đình hạnh phúc.
VI. DẶN DÒ
- GV yêu cầu HS học bài và trả lời câu hỏi, bài tập 2,3, 4, trang 52,53 SGK
- Tìm hiểu bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Các cấp độ
Nguồn gốc
Bản chất
Đặc điểm hình thành
Tâm lý xã hội
Từ TTXH
Toàn bộ tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người
Được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sinh sống hàng ngày
Hệ tư tưởng
Từ TTXH
Toàn bộ quan niệm, quan điểm về đạo đức, chính trị, pháp quyền,... đã được khái quát thành học thuyết, lý luận
Được hình thành một cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên.
PHỤ LỤC 2
Chế độ XH
Tồn tại xã hội
Ý thức xã hội
CXNT
- Thấp kém:
+ LLSX lạc hậu: người lao động kém cõi, TLSX thô sơ
+ QHSX lỗi thời: chế độ công hữu TLSX, sán xuất, hưởng thụ chung
- Chưa xuất hiện quan hệ tư hữu
CHNL
- Chế độ chiếm hữu hình thành
- LLSX có tiến bộ
- Tư tưởng tư hữu, chủ nghĩa cá nhân hình thành, con người sống lệ thuộc. Chế độ phi nghĩa cần xóa bỏ.
Phong kiến
- Lao động năng suất cao hơn: thủ công, cơ khí
- Con người sống khắc kỷ, ý thức phục tùng , không dám đấu tranh
TBCN
- Máy móc hiện đại, năng suất lao động cao, của cải dồi dào
- Lối sống ích kỷ, vì đồng tiền, mục tiêu về chính trị gay gắt,... nảy sinh tư tưởng, học thuyết phê phán CNTB
XHCN
- Kinh tế phát triển , con người được làm chủ: chế độ công hữu về TLSX chủ yếu
- Con người quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng, dân chủ...
File đính kèm:
- giao an 10 ki 1.doc