BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tình yêu; tình yêu chân chính; hôn nhân; gia đình là gì.
- Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình.
- Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
- Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.
2. Về kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân, gia đình.
- Thựchiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
3. Về thái độ:
- Đồng tình ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình.
- Yêu quý gia đình.
- Phê phán các quan niệm không đúng về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 42324 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giải thích, cho học sinh ghi.
GV: Hoạt động 2(15phút): Thảo luận lớp về tình yêu chân chính.
GV: Các em cho cô ví dụ về tình yêu trong các chế độ xã hội:
Phong kiến
TBCN
XHCN
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá.
GV:Cho HS làm bài tập:
Tình yêu chân chính được hiểu như thế nào?
Là tình yêu trong sáng và lành mạnh.
Phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
c) Cả hai ý kiến trên
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, cho học sinh ghi.
GV: Gỉai thích cho HS hiểu tình yêu trong sáng và lành mạnh là gì? Quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội là gì?
GV:Đưa một số hình ảnh minh họa.
GV:Em hãy nêu các biểu hiện của tình yêu chân chính, phân tích các biểu hiện?
GV:Đưa một số hình ảnh minh họa.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và cho học sinh ghi.
GV: Hoạt động 3(13phút): Thảo luận lớp tìm hiểu những điều cần tránh trong tình yêu.
GV:Đưa một số hình ảnh minh họa.
GV: Theo em, những điều nào sau đây cần tránh trong tình yêu?
Yêu đương quá sớm.
Yêu một lúc nhiều người.
Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu vì mục đích vụ lợi.
Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Tất cả các câu trên.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, cho HS ghi bài.
GV:Đặt câu hỏi:
Tại sao lại ko nên yêu quá sớm?
Tại sao lại ko nên yêu một lúc nhiều người?
Tại sao lại ko nên quan hệ tình dục trước hôn nhân?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và cho HS coi một số trang Web:
1. Tình Trạng Mang Thai Và Nạo Phá Thai Nơi Lứa Tuổi Vị Thành Niên Ở Sài-gòn.htm
2. Tác hại của trẻ yêu sớm
TIẾT 2
Phim về yêu một lúc nhiều người.
Hoạt động 4(15phút): Thảo luận lớp và nhóm tìm hiểu khái niệm hôn nhân và chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
GV: Đưa một số hình ảnh minh họa.
GV: Nêu tình huống:
Anh An và chị Bình sống chung với nhau đã được 10 năm nhưng không đăng kí kết hôn. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được xem là vợ chồng hay không , vì sao ?
HS: Thảo luận.
GV: Quan hệ của họ về mặt pháp lý không đươc xem là vợ chồng vì giữa họ không có kết hôn.
GV: Em hiểu hôn nhân là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, cho HS ghi bài.
GV: Gỉai thích cho HS hiểu kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
GV: Ở nước ta, pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu?
HS: Trả lời
GV:Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ18 tuổi trở lên.
GV: Nêu tình huống:
Hương sinh ra trong một gia đình nghèo, lại đông anh chị em. Khi lấy chồng Hương đòi bố mẹ phải tổ chức đám cưới thật to cho đỡ bẽ mặt với nhà trai giàu có, mặt khác cô nghĩ đời chỉ có một lần lên xe hoa nên phải tổ chức thật lớn để tự hào với mọi người. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hương không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, giải thích.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Cho biết và phân tích nội dung cơ bản trong chế độ hôn nhân ở nước ta?
Nhóm 2: Theo em, li hôn có những tác hại gì?
Nhóm 3: So sánh chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và trước đây?
HS: Đại diện mỗi nhóm trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá và cho học sinh ghi bài
.
Hoạt động 5(15phút): Thảo luận lớp và nhóm tìm hiểu khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.
GV: Cho HS nghe bài hát và đoạn phim nói về gia đình
GV: Gia đình các em gồm những ai? Các thành viên trong gia đình có tình cảm với nhau như thế nào? Qua đó em hiểu gia đình là gì?Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và cho HS ghi bài
GV: Đưa ra bài tập để HS hiểu được quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.
Chọn quan hệ hôn nhân đánh (X) và quan hệ huyết thống đánh(Y)trước các câu sau:
Quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Quan hệ giữa ông bà với các cháu
Quan hệ giữa anh, chị, em ruột với nhau
GV: Dựa vào cuộc sống của gia đình em và các gia đình khác mà em biết, cho biết gia đình có những chức năng gì?
GV:Theo các em, gia đình Việt Nam hiện nay nên có bao nhiêu con là tốt nhất? Vì sao?
GV:Gia đình các em có tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động dịch vụ không? Việc đó giúp gì cho gia đình em?
GV:Các em có thể làm được những gì để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc?
GV:Rất nhiều người cho rằng, việc giáo dục trẻ em chỉ là việc của nhà trường. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, đưa một số hình ảnh minh họa và cho học sinh ghi bài
Hoạt động 6(10phút): Thảo luận nhóm tìm hiểu mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
GV: Có bao nhiêu mối quan hệ trong gia đình? Kể tên?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và cho HS ghi bài.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Em hãy cho biết quan hệ giữa vợ và chồng được xây dựng trên cơ sở nào? Vợ, chồng phải có trách nhiệm với nhau như thế nào?Một gia đình mà vợ chồng bất hòa sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với con cái?
Nhóm 2: Theo em, cha mẹ phải có trách nhiệm như thế nào đối với con cái và ngược lại?Em phải làm gì để trở thành một người con hiếu thảo?
Nhóm 3: Theo em, ông bà cần có trách nhiệm như thế nào đối với các cháu và ngược lại? Em đã làm những gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà?
Nhóm 4:Anh chị em trong gia đình cần có trách nhiệm như thế nào đối với nhau?Em hiểu như thế nào về câu: “ Anh em như thể chân tay”?
HS: Thảo luận, cử đại diện lên trình bày.
GV: + Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thủy, yêu thương, chăm sóc giúp đỡ nhau.
+ Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
+ Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ. Đối với cha mẹ già thì con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo.
+ Ông bà (nội ngoại) có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, giáo dục các cháu, nêu gương tốt cho con cháu.
+ Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà.
+ Anh, chị, em phải luôn gắn bó, có trách nhiệm phải thương yêu, tôn trọng, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
GV: Đưa một số hình ảnh, và trang Web:
Tuyên dương 196 tấm gương hiếu thảo.htm
GV: Kết luận toàn bài:
Tình yêu - hôn nhân - gia đình là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra một cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội.
Tình yêu
Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt … làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
- Tình yêu luôn mang tính xã hội.
b) Thế nào là một tình yêu chân chính?
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
* Biểu hiện của tình yêu chân chính:
- Có tình cảm chân thật, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ.
- Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau không vụ lợi.
- Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
- Có lòng vị tha và sự thông cảm.
c) Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
- Yêu đương quá sớm.
- Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu vì mục đích vụ lợi.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Hôn nhân
a) Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
b) Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Thứ 1:Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ.
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.
- Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý.
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái.
Thứ 2: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ được .
- Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới .Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi, mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.
3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình
a) Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Chức năng của gia đình
Chức năng duy trì nòi giống
- Chức năng kinh tế
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình
- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái
c) Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi thành viên
- Quan hệ giữa vợ và chồng
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
- Quan hệ giữa ông bà và các cháu
- Quan hệ giữa anh, chị, em
4. Bài tập củng cố: (5 phút)
Bài tập 1 Ở nước ta, pháp luật quy định tuổi kết hôn.
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ18 tuổi trở lên.
Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
Cả a, b đều đúng.
Bài tập 2 Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng được hiểu:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt.
Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt.
Cả a, b đều đúng.
Cả a, b đều sai.
Bài tập 3 Tình yêu đích thực diễn biến theo ba giai đoạn nào?
Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình hạnh phúc
Hôn nhân – Gia đình hạnh phúc – Tình yêu
Hôn nhân – Tình yêu – Gia đình hạnh phúc
Bài tập 4 Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc…………..trong gia đình mới.
a.Quyết định
b.Chủ yếu
c.Cơ bản
d.Quan trọng
Bài tập 5 Hãy nối các ý ở cột trái với các ý ở cột phải sao cho phù hợp:
a. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ.
1. Chức năng tổ chức đời sống gia đình
b. Gia đình phải biết làm kinh tế với những hình thức sản xuất, kinh doanh.
2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
c. Cha mẹ phải biết nuôi con khỏe mạnh, thông minh và giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội.
3. Chức năng duy trì nòi giống
d. Gia đình phải tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu.
4. Chức năng kinh tế
5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK trang 86 và chuẩn bị bài 13: “Công dân với cộng đồng”.
File đính kèm:
- giao an GDCD 10.doc