Tiết 35: SƠ LƯỢC VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI VĨNH PHÚC
I.Mục tiêu bìa học
1.Kiến thức
-Học sinh nắm đuợc một cách sơ lược về thiên nhiên và con người Vĩnh Phúc
2.Kĩ năng
-Giúp học sinh đọc được bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
3.Giáo dục
- Học sinh yêu quý thiên nhiên con người Vĩnh Phúc
II.Chuẩn bị
-Thầy: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
-Trò: sách vở đồ dùng học tập
-P2: Phân tíc ,giải thích ,vấn đáp .
III.Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức: .
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Tiết 35: Sơ lược về thiên nhiên và con người Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng học tập
-P2: Phân tíc ,giải thích ,vấn đáp……….
III.Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức:………………………………..
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
-Vào bài: Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía bắc……..
-Em hãy trình bày vị trí địa lí tỉnh Vĩnh Phúc ?
-Em hãy cho biết những đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc ?
-Em hãy trình bày đặc điểm dân cư của tỉnh?
-Em hãy trình bày dân cư của tỉnh Vĩnh Phúc?
-Em hãy trình bày đặ điểm kinh tế ?
-Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Vĩnh Phúc có gì mới ?
1.Vị trí địa lí, địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.
-Địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19' (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 113 xã, 24 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo.
Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô.
Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
- Hành chính
Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện
Thành phố Vĩnh Yên 7 phường và 2 xã (được nâng cấp từ thị xã Vĩnh Yên ngày 29/12/2006)
Thị xã Phúc Yên 6 phường và 4 xã
Huyện Bình Xuyên 3 thị trấn và 10 xã
Huyện Lập Thạch 2 thị trấn và 18 xã
Huyện Sông Lô 1 thị trấn và 16 xã (tách ra từ huyện Lập Thạch cũ kể từ ngày 23/12/2008)
Huyện Tam Dương 1 thị trấn và 12 xã
Huyện Tam Đảo 1 thị trấn và 8 xã
Huyện Vĩnh Tường 3 thị trấn và 26 xã
Huyện Yên Lạc 1 thị trấn và 16 xã
Tỉnh Vĩnh Phúc có 137 đơn vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã
Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Vĩnh Phúc
Khu du lịch Tam Đảo
2. Đặc điểm dân cư và đời sống.
.a.Đặc điểm dân cư
Tính đến năm 2002 (theo số liệu thống kê năm 2002 trong Niên giám Thống kê 2002, NXB Thống kê - 2003), tỉnh Vĩnh Phúc có 1.127.500 người, chiếm 1,41% so với tổng số dân của cả nước, đứng thứ 26 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Như vậy có thể thấy dân số của Vĩnh Phúc về quy mô ở mức trung bình. Thông qua việc nghiên cứu quy mô dân số ta có thể thấy được sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến nguồn lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội khác như: việc làm, xoá đói giảm nghèo, môi trường…
Tính đến năm 2004 (theo Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc), tổng số dân của Vĩnh Phúc đã là 1.154.792 người. Số dân của các huyện, thị xã trong tỉnh chênh nhau khá lớn: huyện Lập Thạch là huyện có số dân đông nhất là 210.277 người gấp 3,16 lần huyện có số dân ít nhất là Tam Đảo (66.536 người). Thị xã Vĩnh Yên có dân số trung bình là 79.141 người. Ta có thể thấy rõ dân số trung bình năm 2004 phân theo huyện, thị xã như sau:
b,Kinh tế
Về công nghiệp và xây dựng: là lĩnh vực hết sức quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh nhất và là thế mạnh của tỉnh Vĩnh Phúc từ sau tái lập đến nay. Kết quả sản xuất công nghiệp-xây dựng đã làm cho kinh tế-xã hội của tỉnh liên tục tăng trưởng cao, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu của tỉnh.
Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi nhiều mặt, các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của phát triển sản xuất công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngay sau tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng vận dụng các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã chủ trương phát triển công nghiệp tập trung theo ven trục quốc lộ số 2 đến Vĩnh Yên và các huyện, thị. Tập trung vào một số ngành được coi là mũi nhọn như: ngành công nghiệp cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải, chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành may mặc, da giầy. Trong sản xuất công nghiệp, tỉnh coi trọng phát triển các ngành nghề có lợi thế về tài nguyên ở địa phương, thu hút được nhiều lao động, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, thu hồi vốn nhanh.
Thực hiện phát triển công nghiệp-xây dựng, ngay từ năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương tiến hành quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và trong nước, ban hành các chủ trương, chính sách ưu đãi và những giải pháp nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Miễn giảm tiền thuê đất ban đầu có thời hạn, hỗ trợ đào tạo nghề và giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đáng chú ý Vĩnh Phúc đã đưa ra phương châm “Thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Vĩnh Phúc”, mặt khác tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tối đa phiền hà, tiêu cực trong quá trình cấp phép đầu tư, tạo cho doanh nghiệp giảm thời gian đi lại và chi phí đáng kể…. Nhờ có những chính sách và giải pháp tích cực của tỉnh, đến nay tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghịêp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng khởi sắc, các ngành nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
* Về tình hình quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp:
+ Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư và cho phép thành lập:
- Khu công nghiệp Bình Xuyên (huyện Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 271 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 175 ha. Tổng mức đầu tư là 586,3 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 110 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 262,14 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 180 ha. Tổng mức đầu tư là 274 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 106,5 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Bá Thiện (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 327 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 226,5 ha. Tổng mức đầu tư là 334 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 18,3 tỷ đồng.
- Khu công nghiêp Chấn Hưng (Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch 126,13 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 93,1 ha.
+ Khu công nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư:
- Khu công nghiệp Sơn Lôi (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 417,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 246,5 ha. (Đã quy hoạch).
- Khu công nghiệp Hợp Thịnh (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 146 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 93 ha. (Đã quy hoạch).
- Khu công nghiệp Phúc Yên (thị xã Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 230 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 135 ha. (Đang quy hoạch).
- Khu công nghiệp Tam Dương (huyện Tam Dương) có diện tích quy hoạch 300 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 180 ha. (Đang quy hoạch).
+ Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch:
- Cụm công nghiệp Hương Canh (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 49,5 ha, trong đó đất công nghiệp là 38,2 ha.
- Cụm công nghiệp Lai Sơn (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 63,92 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 40,37 ha.
- Cụm công nghiệp Tân Tiến (Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch 50 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 22,1 ha.
- Cụm công nghiệp Xuân Hoà (Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 109,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 61 ha.
- Cụm công nghiệp Đạo Tú (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 30 ha, trong đó đất công nghiệp 18 ha.
c.Đời sống văn hoá tinh thần
Đời sống vật chất khó khăn và cường độ lao động cao khiến mức hưởng thụ văn hóa, vui chơi, giải trí của công nhân lao động ở mức thấp. Phần lớn công nhân chưa được tiếp nhận thông tin thường xuyên và đầy đủ, nhất là về thông tin chính trị xã hội và chính sách, pháp luật tong đó có cả những quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động - liên quan trực tiếp đến bản thân họ. Theo số liệu thống kê, chỉ có 15% số doanh nghiệp có loa truyền thanh, 25% có bảng tin tuyên truyền. Mức hưởng thụ văn hóa của công nhân (xem ti vi, sách báo, mạng internet…) đạt tỷ lệ thấp, ngày thường là 55%, cuối tuần cao hơn đạt 92%; Về cơ sở vật chất chỉ có 15% doanh nghiệp có sân thể thao phục vụ nhu cầu của công nhân. Một bộ phận công nhân lao động có biểu hiện giảm sút về tư tưởng, đạo đức, lối sống, biểu hiện thiếu hiểu biết về pháp luật, tỷ lệ mắc vào các tệ nạn xã hội ngày càng đáng báo động. Vai trò của các tổ chức công đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế, chỉ có 25% công đoàn ở các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao hàng năm cho công nhân.
Nguyên nhân của tình hình trên là do nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Trên 80% số người sử dụng lao động không quan tâm đến việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, trên 50% chủ doanh nghiệp không muốn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; ngoài ra bản thân công nhân không có đủ thời gian vì phải làm thêm ca, thêm giờ; quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và công nhân lao động chưa thật hài hòa
File đính kèm:
- tiet 35 lich su dia phuong vinh phuc.doc