Kiến thức: Học sinh biết người dân sống ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là người Kinh.
- Kỹ năng : Dựa vào lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh để trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ.
- Thái độ: Có ý thức tôn trọng. Bảo vệ các thành quả lao động của con người và truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, tranh ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội.
2- Học sinh: Tranh ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ.
12 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý - Tuần 13: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét giờ học.
- Dặn HS cần thực hiện cho tốt.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tham quan di tích đình chùa
I. Mục tiêu:
- Có những hiểu biết về những di tích đình chùa ở địa phơng.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng những ngời có công gây dựng và bảo vệ những di tích đó.
- Có những hoạt động giữ gìn những di tích đó.
II. Chuẩn bị:
- Sổ ghi chép, dụng cụ vệ sinh.
III. Các hoạt động chính:
1- Giới thiệu nội dung.
- GV giới thiệu sơ lợc và mục đích của chuyến tham quan.
- Nhắc nhở HS những lu ý khi đến nơi tham quan và khi đi đờng.
- GV cùng HS đi tham quan di tích tại đình chùa Đại từ.
2- Các hoạt động trong chuyến đi tham quan:
- Khi tới nơi, GV tập trung HS, giới thiệu sơ qua về di tích.
- GV nhắc nhở lại HS về những yêu cầu khi đi tham quan.
- Tổ chức cho HS tham quan di tích. Yêu cầu HS ghi chép những điều quan sát đợc trong quá trình đi tham quan.
- GV vừa là ngời tổ chức vừa là ngời giới thiệu về di tích cho HS.
- Sau khi HS tham quan song, GV tổ chức cho HS làm vệ sinh các khu vực trong khu di tích.
3- Nhận xét các hoạt động trong buổi tham quan:
- GV tập trung HS, nhận xét chung về buổi tham quan.
- GV tuyên dơng những cá nhân đã thực hiện tốt trong buổi đi tham quan.
- Nhắc nhở HS phải biết bảo vệ những di tích đình chùa ở địa phơng cũng nh ở các nơi khác khi có điều kiện đến tham quan.
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung -
Trò chơi: chim về tổ
I. Mục tiêu:
- Ôn 8 động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác đúng, đều, đẹp.
- Chơi trò chơi: Chim về tổ. Yêu cầu chơi vui vẻ, nhiệt tình.
- GD HS tinh thần luyện tập TDTT.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Vệ sinh sân tập.
- 1 còi, kẻ sân chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Phần mở đầu (8'):
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Cho HS tập một số động tác khởi động.
- Tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi khởi động.
2- Phần cơ bản (22'):
* Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung:
- GV hô cho cả lớp tập.
- GV kết hợp quan sát, sửa sai.
- Lớp trưởng hô cho cả lớp tập
- GV kết hợp quan sát, sửa sai.
* Thi trình diễn bài thể dục đã học:
- GV cho các tổ tự tập luyện – tổ trưởng điều khiển.
- GV quan sát, nhắc nhở chung.
- Các tổ thi đua trình diễn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá các tổ.
* Chơi trò chơi: Chim về tổ.
- GV hướng dẫn lại học sinh cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
3- Phần kết thúc (5'):
- HS tập một số động tác thả lỏng.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn về nhà ôn các động tác thể dục đã học.
..................................................................................
Thứ năm, ngày 6 tháng 12 năm 2007
Khoa học
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh rạch,bị ô nhiễm. Tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Kỹ năng : Nêu được ví dụ và dẫn chứng về nguồn nước bị ô nhiễm.
- Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, hình trang 54,55 SGK
2- Học sinh: tranh ảnh về nguồn nước bị ô nhiễm.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ(3'):
- Trình bày vai trò của nước đối với sự sống của con người?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hoạt động 1(14-16'): Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình1 đến hình8 tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- Học sinh làm việc theo nhóm quan sát các tranh ảnh rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
- GV cho cả lớp cùng thảo luận nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm.
- GV kết luận.
c, Hoạt động 2 (8-10'): Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Điều gì xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm.
- Giáo viên ghi tất cả những ý kiến của HS lên bảng sau đó phân loại các nhóm ý kiến.
- GV yêu cầu HS thảo luận từng vấn đề và đưa ra VD minh hoạ.
3- Củng cố, dặn dò (2')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- GV dặn HS về học bài.
Luyện Toán
Nhân với số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong phép nhân với số có hai chữ số.
- GD HS tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, VBT, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (5'):
- HS chữa bảng BT4 tiết trước.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1'):
b, Luyện tập (32'):
+ Bài tập 1: Cho HS tự làm từng phép nhân - sau đó gọi HS lên bảng làm lần lượt từng phần - Cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài tập 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài.
+ Bài tập 3: GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm vở, chữa bảng.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét, chữa bài cho HS.
+ Bài tập 4: GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm vở, chữa bảng.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét, chữa bài cho HS.
d, Củng cố, dặn dò (2'):
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài tập.
...............................................................................................
Luyện Tiếng Việt
Danh từ, động từ, tính từ
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về danh từ, động từ, tính từ.
- Kỹ năng : Tìm được các DT,ĐT, TT trong đoạn văn
- Thái độ: Có thái độ tốt khi học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm
2- Học sinh: xem lại ghi nhớ bài DT, ĐT, TT
III/Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ(3'):
- Nêu ghi nhớ về DT, ĐT, TT.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài học(1):
b, Luyện tập(32'):
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.
+Bài tập 1: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Trường đua voi là một con đường rộng, phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua, chống đánh vang lừng.Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên lưng mỗi con ngồi hai chàng " man- gát". Người ngồi phía trên cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời.
Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt.
+Bài tập 2: Chỉ ra các DT, TT trong đoạn văn
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận giữNhư một con ngời biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- GV chấm điểm bài tập 2 - Nhận xét, chữa bài cho học sinh.
3- Củng cố, dặn dò(2'):
- Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2007
Luyện Toán
Nhân với số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong phép nhân với số có hai chữ số.
- GD HS tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, VBT, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (5'):
- HS chữa bảng BT4 tiết trước.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1'):
b, Luyện tập (32'):
+ Bài tập 1: Cho HS tự làm từng phép nhân - sau đó gọi HS lên bảng làm lần lượt từng phần - Cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài tập 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài.
+ Bài tập 3: GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm vở, chữa bảng.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét, chữa bài cho HS.
+ Bài tập 4: GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm vở, chữa bảng.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét, chữa bài cho HS.
d, Củng cố, dặn dò (2'):
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài tập.
...............................................................................................
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về văn kể chuyện.
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Thông qua luyện tập, học sinh củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kỹ năng : Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
- Thái độ: Góp phần bồi dưỡng tư duy cho học sinh.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về bài văn kể chuyện.
2- Học sinh: Vở.
III Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ(3'):
- HS nhắc lại dàn ý bài văn kể chuyện.
- GV nhắc lại để củng cố cho HS.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài học(1')
b, Hoạt động 1(32-34'): Hướng dẫn ôn tập.
+Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu, phát biểu ý kiến.
- Gọi HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+Bài tập 2,3: Học sinh đọc yêu cầu, một số em nói đề tài câu chuyện mình sẽ kể. HS viết nhanh dàn ý.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Từng cặp HS trao đổi về câu chuyện. GV theo dõi.
- Học sinh thi kể về chuyện, trao đổi với bạn về nhân vật trong truyện, tính cách,
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm khuyễn khích HS có bài kể, lời kể tốt.
3- Củng cố, dặn dò(1')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
.
Hoạt động tập thể
Hội thảo theo chủ đề: Thế nào là người bạn tốt?
I/ Yêu cầu
- Giúp học sinh hiểu người bạn tốt là người như thế nào?
- Giáo duc học sinh luôn có ý thức tu dưỡng để trở thành người bạn tốt.
II/ Nội dung:20'
- Giáo viên nêu nội dung giờ sinh hoạt.
- Học sinh các tổ báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của tổ trong tuần về: học tập, nề nếp đi học,vệ sinh,thể dục,
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Biểu dương các tổ và cá nhân làm tốt đồng thời nhắc nhở em làm chưa tốt.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề hội thảo.
- Học sinh cùng đưa ra ý kiến: Thế nào là người bạn tốt?
III/ Tổng kết
- Học sinh cần ghi nhớ người bạn tốt là người luôn biết quan tâm đến các bạn, sẵn sàng sẻ chia khi bạn gặp khó khăn. Luôn có ý thức tu dưỡng để trở thành người bạn tốt.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GA L4 chieu tuan 13.doc