MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta Nguyên nhân, hậu quả của sự tăng dân số, sự thay đổi và xu hướng thay đổi dân số
2 Kỹ năng:
Phân tích bảng thống kê, 1 số biểu đồ dân số
3. Thái độ: HS học tập tích cực
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tư duy:
+ Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, các bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về đặc điểm dân số Việt Nam.
+ Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và cơ cấu dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
III/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Biểu đồ dân số nước ta ở sgk ( phóng to )
- Một số tranh ảnh của hậu quả dân số
IV/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI HỌC:
1. Ổn định: (1’)
2. KT bài cũ: (4’) Nước ta có bao nhiêu dân tộc. Nơi cư trú chính của các dân tộc ở nước ta.
3.Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu (1’)
Dân số, tình hình gia tăng dân số và hậu quả của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả thế giới. Ở nước ta Đảng và Chính phủ đã đề ra .
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: ( Cả lớp ) (10’)
+ Dựa vào SGK, nêu số dân VN năm 2002, 2003 và nhận xét gì về thứ hạng diện tích và dân số VN so với các nước khác trên thế giới? :
+ Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự PT kinh tế ở nước ta?
Chuyển ý: Số dân nước ta luôn biến động với chiều hướng tăng lên nhanh. Tại sao như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục II
Hoạt động 2: ( Cặp/ nhóm )(15’)
GV: - Cho HS đọc thuật ngữ “ bùng nổ dân số”
- Giới thiệu cho HS biểu đồ H2.1
+ Quan sát H2.1, nêu nhận xét sừ bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số?
+ Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì?
( bùng nổ dân số )
+Qua H2.1 hãy nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ GTTNcó sự thay đổi như thế nào?Vì sao có sự thay đổi đó?
+ Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
GV: Cho HS thảo luận nhóm ( 6 nhóm lớn ) theo 2 câu hỏi sau:
Câu1: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì về KT, XH , MTrường? ( Mỗi nhóm làm 1 nội dung )
HS: Thảo luận, các nhóm nhận xét bổ sung
GV: Chuẩn xác lại kiến thức
* KT: - Lao động và việc làm * XH: - Giáo dục
- Tốc độ PT kinh tế - Y tế, sức khoẻ
- Tiêu dùng và tích luỹ - Thu nhập mức sống
* MT: - Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Câu 2: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số ở nước ta? Yêu cầu thực hiện về sự:
- PT kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống ( xă hội )
+Dựa vào bảng 2.1 cho biết tỉ lệ tăng tự nhiên cả nước
+ Vùng có tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất, thấp nhất?
+ Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức TB cả nước? ( TBắc, BTB, DHNTB,TN )
Chuyển ý: Vào mục 3
Hoạt động 3: ( Cả lớp )(10’)
+ Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét:
a/ Tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979- 1999? :
- Tỉ lệ nữ > nam
- Sự thay đổi giữa tỉ lệ TS nam và nữ giảm dần từ 3% xuống 2,6% xuống 1,4%
b/ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kỳ 1979- 1999? :
- Nhóm tuổi 0- 14 : Đã giảm dần từ 79- 99
- Nhóm tuổi 15- 59: Đã tăng dần từ 79- 99
- Nhóm tuổi 60 trở lên : Cũng tăng lên
+ Qua đó, cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở VN từ 1979 - 1999?
+ Em hãy cho biết nơi nào có tỉ lệ giới tính cao, nơi nào có tỉ lệ giới tính thấp? :
I/ Số dân:
- 79,7 Triệu người (2002 )
- 80,9 Triệu người (2003 )
VN là nước có số dân đông trên thế giới ( Đứng 3 ở ĐNÁ, thứ 14 trên thế giới )
II/ Gia tăng dân số:
- Từ 1954- 2003: Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục
- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng “ bùng nổ dân số”
- Nhờ thực hiện tốt chính sách kế
hoạch hoá dân số nên tỉ tệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm
+ Dân số vẫn ngày càng tăng , gây sức ép rất lớn đến nền KT, XH, MT
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên cả nước là: 1,43% ( 1999):
- Ở miền núi > đồng bằng
- Ở nông thôn > thành thị
III/ Cơ cấu dân số:
1/ Theo độ tuổi:
+ Cơ cấu dân số theo độ tuỏi của nước ta đang có sự thay đổi.
+ Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.
2/ Theo giới tính:
+ Tỉ lệ giới tính đang ngày càng cân bằng
+ Có sự chênh lệch giữa các địa phương
húếy các vấn đề nào?.
- HS Quan sát H 32.2 lên bảng xác định hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng và thuỷ điện Trị An?
GV xác định lại trên bản đồ.
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng khác trong nước.
1. Công nghiệp:
a. Trước 1975:
- Chỉ có 1 số ngành như sx hàng tiêu dùng, ché biến lương thưc - thực phẩm phụ thuộc vào nước ngoài.
- Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn
b. Sau 1975: Tăng trưởng nhanh:
- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh với cơ cấu ngành đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế.
- Các ngành quan trọng: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, sx hàng tiếu dùng, chế biến lương thực- thực phẩm, công nghệ cao.
- Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép.
- Với các trung tâm CN lớn:
+ Thành phố HCM: trung tâm CN đa dạng, chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất CN của vùng.
+ Bà Rịa- Vùng Tàu: trung tâm CNdầu khí.
c. Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển.
-Chất lượng Môi trường đang bị suy giảm.
2. Nông nghiệp:
a. Trồng trọt:
- Là vùng trồng cây CN quan trọng nhất trong cả nước.
- Các cây CN chính:
+Cây CN lâu năm: cao su, cà phê, tiêu, điều.
+ Cây CN hàng năm: mía, đậu tương, lạc, thuốc lá.
- Cây ăn quả: xoài, sầu riêng, mít, vú sữa.
b. Chăn nuôi:
- Phát triển theo lối công nghiệp
- Bò sữa được nuôi nhiều ở vùng ven thành phố HCM.
- Ngành thuỷ sản phát triển cả 2 hoạt động: nuôi trồng và đánh bắt.
c. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cần giải quyết tốt các vấn đề :
- Thuỷ lợi
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng ven biển.
- Cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi.
- Đầu ra cho nông sản
4. Củng cố:
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài trang 120sgk .
- Hướng dẫn làm bài tập ở Tập bản đồ.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ và hoàn thành bài tập
- Nghiên cứu trước bài mới bài 33 về ngành dịch vụ của vùng ĐNB
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 20
Tiết : 37
Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( Tiếp Theo )
Soạn 29.12.08
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS nắm được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm. Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hoà, Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước .
- Tiếp tục tìm hiểu khái niệm về vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được vai trò vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
- Đọc và khai thác thông tin trong bảng- lược đồ theo câu hỏi hướng dẫn
II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên - kinh tế của vùng ĐNB
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau đất nước thống nhất ?
- Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của
cả nước ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
- Ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ có cơ cấu ntn?. Mang đặc điểm chung là gì?.
- Sự đa dạng được thể hiện ở các hoạt động nào?.
GV trình bày thêm
HS: Dựa vào bảng 33.1 hãy khai thác thông tin :nhận xét 1 số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước
GV nhận xét thêm
- Vậy qua điều vừa nhận xét trên em rút ra điều gì về các hoạt động dịch vụ ở các vùng khác đã học?
à đang phát triển mạnh lên.
- Đông Nam Bộ là địa bàn như thế nào với sự đầu tư của nước ngoài vào nước ta.?
- Dựa vào H/ 33.1 cho biết nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào vùng chiếm bao nhiêu tổng vốn đầu tư của cả nước?.
- Vì sao vùng lại thu hút mạnh vốn đầu tư của nước ngoài như thế?.
GV giảng thêm
- Hoạt động du lịch của vùng như thế nào.? Tỉnh nào trung tâm du lịch lớn của của vùng và của cả nước.?
- Vì sao vùng không có những địa điểm được UNESCO công nhận nhưng lại thu hút mạnh du lich trong và ngoài nước?
- Xác định các tuyến du lịch chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến đâu?.
GV giảng giải
- Hoạt động GTVT của vùng như thế nào. Tỉnh nào là đầu mối giao thông quan trọng không những của vùng mà của cả nước?.
- Dựa vào H/ 14.1 cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?.
- Liên hệ xác định tuyến đường và loại hình giao thông nơi quê hương em đang sống?.
GV kết hợp lược để xác định lại
- Kể tên và xác định trên lược đồ treo bảng các trung tâm kinh tế lớn của vùng?.
- Ba trung tâm kinh này tạo nên điều gì.?
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh nào và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.?
- Dựa vào bảng số liệu 33.2 nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước?
- Xác định trên lược đồ các tỉnh đó?
GV xác định lại trên lược đồ
3. Dịch vụ:
- Phát triển đa dạng gồm: hoạt động thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch.
- Tỉ trọng một số loại hình dịch vụ có chiều hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối của các loại hình vẫn tăng nhanh.
-Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh nhất nước nguồn đầu tư nước ngoài ( 50,1% vốn nước ngoài của cả nước ).
- Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, là đầu mối giao thông, bưu chính viễn thông hàng đầu ở ĐNB và cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
1. Các trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Bộ:
Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
- Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của phía Nam và cả nước
- Gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
4. Củng cố:
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài và bài tập trang 123 sgk
- Hướng dẫn làm bài tập ở TBĐ
5. Dặn dò:
- Học bài cũ và hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài mới : bài 34 về thực hành phân tích 1 số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông
Nam Bộ.
6. Rút kinh nghiêm:
Tuần 21
Tiết : 38
Bài 34: THỰC HÀNH :
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ
Soạn 31.12.08
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển KT-
XH của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xử lí và phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Có kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn.
- Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn
II. Đồ dùng dạy học:
Lược đồ tự nhiên - kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Kể và xác định các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vai trò ?
- Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng có các hoạt động dịch vụ phát
triển nhất cả nước ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
Hoạt động 1: Bài tập 1
GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng số liệu 34.1
GV yêu cầu HS đọc tên bảng, các số liệu trong bảng, chú ý số liệu có tính tương đối, tính bằng %. Yêu cầu HS nhận xét trực quan nhằm phát hiện ngành nào có tỉ trọng lớn
( khai thác nhiên liệu, cơ khí - điện tử và hoá chất ), ngành nào có tỉ trọng nhỏ ( vật liệu xây dựng ).
- Với số liệu như vậy thì nên vẽ biểu đồ gì.?
à phương pháp thủ công truyền thống là vẽ biểu đồ hình cột.
GV gọi 1 em HS có học lực khá trở lên, đồng thời yêu cầu cả lớp làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên bới các bước sau:
- Vẽ hệ trục toạ độ tâm 0
- Trục tung chia thành 10 đoạn tương ứng với 10% mỗi đoạn, tổng cộng trục tung là 100%, đầu mút trục tung là ghi %.
- Trục hoành có độ dài hợp lí, chia đều 8 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 làm đáy để vẽ cột năng lượng.
- Cũng tương tự như vậy đánh dấu đáy các cột các ngành công nghiệp trọng điểm kế tiếp.
- Độ cao của từng cột có số phần trăm trong bảng thống kê, tương ứng đúng trị số trên trục tung.
- Trên đầu mỗi cột nên ghi trị số đúng như trong bảng 34.1.
* Chú ý: GV có thể hướng dẫn HS vẽ biểu đồ thanh ngang thì làm ngược lại.
- Lấy kết quả của HS vẽ trên bảng làm mốc thời gian chung cho cả lớp.
GV cho HS nhận xét và bổ sung kết quả của
HS trên bảng.
* chú ý : nhắc nhở HS ghi đề tên biểu đồ, ghi chú và đánh màu để phân bệt các ngành công nghiệp .
GV nhận xét và đi đến kết luận cuối cùng.
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập số 2 và có tính hướng dẫn
Chia HS thành 2 nhóm lớn để thảo luận nhóm
GV phân : mỗi câu hỏi nên có 2 nhóm độc lập và dành cho 5 phút để thảo luận
GV gợi ý cho HS nhớ lại các nội dung đã được học liên quan đến câu hỏi
Sau thời gian 5 phút thì đại diện các nhóm lên trình bày kết quả và các nhóm khác có thể bổ sung thêm kiến thức.
Tuỳ từng lớp mà GV có thể đặt câu hỏi phù hợp và với cả thực tế địa phương.
Cuối cùng gv nhận xét và đưa ra kết luận
aà khai thác nhiên liệu, điện, dệt may, hoá chất
bà dệt may
cà khai thác nhiên liệu
dà chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cầu GDP so với các vùng khác trong công nghiệp, tác động đến các vùng lân cận trong vùng kinh tế
I/Bài tập 1:
- Phương pháp thủ công truyền thống là vẽ biểu đồ hình cột.
- GV vẽ:
* Chú ý : nhắc nhở ghi đề tên biểu đồ, ghi chú và đánh màu để phân bệt các ngành công nghiệp .
- GV có thể hướng dẫn HS vẽ biểu đồ thanh ngang thì làm ngược lại.
II/Bài tập 2:
A à khai thác nhiên liệu, điện, dệt may, hoá chất
B à dệt may
C à khai thác nhiên liệu
D à chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cầu GDP so với các vùng khác trong công nghiệp, tác động đến các vùng lân cận trong vùng kinh tế
4. Củng cố:
- Nêu tên các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ.
- Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ
- Nghiên cứu trước bài 35 về vùng đồng bằng sông Cửu Long về vị trí, đặc điểm tự nhiên-
tài nguyên
thiên nhiên và dân cư xã hội
6. Rút kinh nghiệm: