I.MỤC TIÊU
- Nắm được vị trí của Việt Nam (VN ) trong khu vực ĐNA và thế giới.
- Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế và chính trị của nước ta.
- Biết được nội dung và phương pháp học địa lí VN.
- Đọc, phân tích bảng số liệu, tranh ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên thhế giới.
- Bản đồ khu vực ĐNA.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số – vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- Hoạt động công nghiệp làm thay đổi cảnh quan như thế nào ?
- Lấy VD về hoạt động nông nghiệp ở địa phương ?
3. Bài mới
a.Mở bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về địa lí VN. Bài này ta tìm hiểu về VN trên bản đồ Thế giới và sự phát triển kinh tế của VN.
b. Phát triển bài
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lý Lớp 8 - Tuần 22 và 23 - Hồ Ngọc Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 25
Ngày soạn: 25-1- 2007
Bài21: con người và môI trường địa lí
I. Mục tiêu
- Nắm được các hoạt động sản xuất của con người đã tác động làm thiên nhiên thay đổi
- Nhận xét, phân tích ảnh, lược đồ để nhận biết sự đa dạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Bản đồ các nước trên thế giới và các tranh ảnh ( nếu có),
III. Hoạt động dạy học
ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số- vệ sinh lớp.
Kiểm tra bài cũ
- Giải thích sự xuất hiện của hoang mạc Xahara ?
3. Bài mới
a.Mở bài: Ngày nay bằng KHKT hiện đại con người đã tác động vào bề mặt Trái Đất làm cho bề mặt sơ khai của Trái Đất thay đổi mạnh mẽ. Vậy hoạt động sản xuất đó là gì ta cùng tìm hiểu.
b. Phát triển bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bươc 1. Cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 7 HS.
H. Quan sát hình 21.1 nhận xét về hoạt động sản xuất nông nghiệp trên Trái Đất ?.
H. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp đa dạng nhưng không giống nhau trên thế giới là do điều kiện nào chi phối ?
H. Hoạt động nông nghiệp tác động như thế nào tới bề mặt Trái Đất ?
Bước 2. GV nhận xét, nêu rõ:
Bước 3. HS lấy VD về sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Bước 1. Dựa vào hình 21.2 và 21.3 nhận xét và nêu tác động của 1 số hoạt động công nghiệp với môi trường ?.
Bước 2. Để bảo vệ môi trường thì các quốc gia cần phải làm gì ?
H. Thế nào là phát triển bền vững ?
Bước 3. Dựa vào hình 21.4 hãy ch biết nơi xuất khẩu và nhập khẩu nhiều dầu mỏ? Vì sao ? Tác động đến môi trường như thế nào.
1. Hoạt động nông nghiệp với môi trường địa lí
- Hoạt đông sản xuất nông nghiệp diễn ra rất đa dạng trên bề mặt Trái Đất.
- Hoạt đông sản xuất nông nghiệp không giống nhau giữa các khu vực là do ĐKTN và tập quán sản xuất chi phối.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm thay đổi bề mặt sơ khai của Trái Đất.
2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí
- Hoạt động công nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ trên bề mặt TráiĐất.
- Hoạt động công nghiệp nếu không đi đôi với bảo vệ môi trường sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt.
- Để phát triển bền vững thì các quốc gia trên thế giới cần phải đưa ra các hành động phù hơp.
4. Củng cố
- Hoạt động công nghiệp làm thay đổi cảnh quan như thế nào ?
- Lấy VD về hoạt động nông nghiệp ở địa phương ?
5. Dặn dò
HS về nhà học bài cũ, làm bài tập và xem trước bài mới.
6. Rút kinh nghiệm
Tuần 22
Tiết 26
Ngày soạn: 26-1- 2007
Phần 2 : địa lí việt nam
BàI 22: Việt Nam - Đất Nước- Con Người
I.Mục tiêu
- Nắm được vị trí của Việt Nam (VN ) trong khu vực ĐNA và thế giới.
Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế và chính trị của nước ta.
Biết được nội dung và phương pháp học địa lí VN.
- Đọc, phân tích bảng số liệu, tranh ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ các nước trên thhế giới.
Bản đồ khu vực ĐNA.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số – vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- Hoạt động công nghiệp làm thay đổi cảnh quan như thế nào ?
- Lấy VD về hoạt động nông nghiệp ở địa phương ?
3. Bài mới
a.Mở bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về địa lí VN. Bài này ta tìm hiểu về VN trên bản đồ Thế giới và sự phát triển kinh tế của VN.
b. Phát triển bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS trả lời câu hỏi SGK
H. VN gắn liền với châu lục nào ?
Châu á.
VN có chung biên giới đất liền với quốc gia nào ? Biên giới với nước nào là dài nhất ?
Trung Quốc, Lào,. Cam- pu –Chia.
Biên giới với Lào là dài nhất.
H. Đường bờ biển VN có chiều dài bao nhiêu ?
3260 km
GV nhận xét và nêu rõ:
H. Em hãy nhắc lại những kiến thức thể hiện VN có những nét tương đồng về tự nhiên , KT- XH với các nước trong khu vực ĐNA ?
H.VN tham gia asean năm nào ?
H. Nước ta xây dựng kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào ?
H. Từ năm 1986 đến nay VN đạt được những thành tựu gì ?
GV giảng về thời kì trước đổi mới và sau đổi mới
H. Quê hương em có những đổi thay gì ?
H. Hãy nêu mục tiêu của nước ta từ năm 2001- 2020 ?
HS thảo luận theo câu hỏi SGK
H. Để học tốt địa lý VN chúng ta cần phải làm gì ?
HS đại diện phát biểu ý kiến. HS khác bổ sung.
GV tổng kết.
1 .Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng trời và vùng biển.
- VN nằm ở châu á và gắn liền với TBD.
- VN có đường biên giới đất liền với TQ, Lào, Campuchia ( khoảng 4550km) và đường bờ biển dài 3260km.
2.Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- Do lịch sử đấu tranh chống xâm lược nên VN xây dựng nền kinh tế đi từ xuất phát điểm thấp.
- Từ năm 1986 nước ta đổi mới toàn diện nền kinh tế nên đã đạt được những thành tựu to lớn.
- Mục tiêu:
+ Năm 2001-2010 : Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
+ Đến năm 2020: nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
3. Học địa lý Việt Nam như thế nào
- Nắm rõ địa lý VN gồm: địa lý tự nhiên và địa lý KTXH.
- Cần phải:
+ Đọc sách báo.
+ Theo dõi các thông tin cập nhật.
+ Làm các bài tập trong SGK, khảo sát thực tế.
4. Củng cố
- Mục tiêu tổng quát của nước ta từ năm 2001-2020 là gì ?
- Những thành tựu của nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay ?
5. Dặn dò: HS về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.
6. Rút kinh nghiệm
Tuần 23
Tiết 27
Ngày soạn: 06- 2- 2007
ĐịA Lý Tự NHIÊN
BàI 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
I. Mục tiêu
Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ VN. Xác định được vị trí, giới hạn, hình dạng đất liền, vùng biển VN.
Nắm rõ ảnh hưởng của vị trí địa lý đến tự nhiên và kinh tế xã hội
Đọc, phân tích lược đồ, bảng thống kê, tranh ảnh
II. đồ dùng dạy học
Bản đồ tự nhiên VN.
Bản đồ hành chính ĐNA.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. kiểm tra bài cũ:
- Mục tiêu tổng quát của nước ta từ năm 2001-2020 là gì ?
- Những thành tựu của nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đến nay ?
3. Bàimới
a.Mở bài: Việt Nam có hình dạng, giới hạn, vị trí như thế nào ?. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
b. Phát triển bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bước 1: Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực bắc, nam, đông, tây của phần đất liền và cho biết tọa độ của chúng ?
Bước 2: Dựa vào bảng 23.2, hãy tính:
H. Từ Bắc – Nam nước ta trải dài trên mấy vĩ độ?
H. Từ Tây - Đông, VN nằm trên mấy kinh độ ?
Bước 3: GV nêu rõ:
H. VN nằm ở múi giờ thứ mấy ?
H. Trên trái đất có mấy múi giờ ? Mỗi múi giờ cách nhau bao nhiêu độ ?
- 24 múi giờ. Mỗi múi giờ cách nhau 150.
- Việt Nam năm ở múi giờ thứ 7.
H. Đặc điểm của vùng biển nước ta ?
- GV giảng về các đảo nằm trên vùng biển nước ta.
Bước 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lý về tự nhiên ?
Bước 2: Những đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên nước ta.
Cho VD
H. Cho biết VN có những luồng sinh vật nào xâm nhập vào ?
Mã Lai- In đô.
ấn Miến.
An pơ Himalia
H. Nêu đặc điểm của phần đất liền ?
H.Hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng ntn đến ĐKTN và GTVT ?
H.Tên đảo lớn nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào ?
H.Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm nào ?
H. Tên quần đảo xa nhất nước ta? Thuộc tỉnh ( TP) nào?
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ
a.Phần đất liền:
- Diện tích tự nhiên nước ta là 329.247 km2.
- Tọa độ địa lý :
+ Điểm cực Bắc: Lũng Cú- Đồng Văn- Hà Giang.
+ Điểm cực Nam : Đất Mũi- Ngọc Hiển- Cà Mau.
+ Điểm cực Tây: Sín Thầu – Mường Nhé- Điện Biên.
+ Điểm cực Đông: Vạn Thạnh- Vạn Ninh- Khánh Hòa.
b. Phần biển
Diện tích khoảng 1triệu km2.
Trên biển có nhiều đảo.
c. Đặc điểm của vị trí địa lý về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Nằm gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Là cầu nối giữa ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo.
- Là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ
a. Đất liền
- Nước ta có hình dạng cong cong như hình chữ S
- Chiều dài B-N là 1650 km
- Chiều ngang, nơi hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình ( khoảng 50 km)
b.Phần biển Đông
Một phần biển Đông thuộc chủ quyền của VN, được mở rộng ở phía đông và đông nam.
4. Củng cố
- VTĐL và hình dạng của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ?
5. Dặn dò: HS về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.
6. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an 8 tuan 22, 23.doc