I/ Mục tiêu: - Biết được các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít.
+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ,phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:
+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm,nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (l/đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bổ chủ yếu trên vùng đồi, núi, Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, Rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết được một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hụ cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
II/ Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Địa lí tự nhiên và Bản đồ Phân bố rừng Việt Nam
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lý Lớp 5 - Tuần 5 đến 8 - Năm học 2013-2014 - Phan Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
ĐỊA LÍ 5: VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,...trên bản đồ (lược đồ) .
* HS khá giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.
- Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai....
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - SGK + tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : Sông ngòi.
- Nêu và chỉ trên bản đồ các sông ở miền Bắc
- Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ?
*B. Bài mới : Vùng biển nước ta
*HĐ 1: Vùng biển nước ta.
- Treo bản đồ tự nhiên VNam.
- Cho HS chỉ và nêu Biển Đông bao bọc bởi những phía nào của phần đất liền VNam ?
- GV nhận xét, chốt ý:
*HĐ 2: Đ. điểm của vùng biển nước ta.
* Hãy nêu đặc điểm vùng biển nước ta.
- GV nhận xét, chốt ý.
* Bước 3: Vai trò của biển.
- Chia lớp thành các N 4, thảo luận câu:
+ Nêu vai trò của biển đối với khí hậu?
+ Nêu vai trò của biển đối với đời sống, sản xuất của nhân dân ?
- GV nhận xét, chốt ý.
*Qua bài này học sinh cần ghi nhớ điều gì ?
- Cho HS làm bài tập 1, 2 vào bảng con.
- Cho HS đọc kết quả.
-Liên hệ:Năm 2005, biển Đà Nẵng được công nhận là 1 trong 6 biển hấp dẫn nhất thế giới
-GDKNS: Hiện nay T/Quốc đang lấn chiếm vùng biển nước ta n.dân làm gì để bảo vệ biển?
C. Củng cố, dặn dò: Bài sau: Đất và rừng.
- 2 em trả lời bài và chỉ trên bản đồ.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Quan sát, trả lời và chỉ trên bản đồ.
- Biển bao bọc phía đông, nam, và tây nam phần đất liền nước ta.
- Tổ chức cho từng cặp HS hỏi – đáp.
- Vùng biển nước ta, nước không bao giờ đóng băng, thuận lợi giao thông và đánh bắt hải sản. Nhân dân lợi dụng thủy triều lên để làm muối và đánh bắt hải sản.
- Thảo luận N4.
- Đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Điều hòa khí hậu
- Cung cấp nguồn tài nguyên lớn:dầu mỏ, khí tự nhiên, đánh bắt cá, tôm, đường giao thông, du lịch, nghỉ mát.
- 2 em nêu ghi nhớ
- Làm b.con.
- Nghe, nhận xét.
- HS nêu , nhận xét, bổ sung
TUẦN 6 Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2013
ĐỊA LÍ 5 ĐẤT VÀ RỪNG
I/ Mục tiêu: - Biết được các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít.
+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ,phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:
+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm,nhiều tầng.
+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (l/đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bổ chủ yếu trên vùng đồi, núi, Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, Rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
- Biết được một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hụ cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
II/ Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Địa lí tự nhiên và Bản đồ Phân bố rừng Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động d ạy
Hoạt động h ọc
A. Bài cũ : VÙNG BIỂN NƯỚC TA.
-Nêu đặc điểm và vai trò vùng biển n/ta.
B. Bài mới : ĐẤT VÀ RỪNG
HĐ 1: Các loại đất chính ở nước ta.
* GV cho HS đọc thầm và làm bài tập 1.
- Kể tên và chỉ các vùng đất được phân bố ở nước ta.
* Phát phiếu hs ghi vào bảng sau.
- Nêu một số biên pháp bảo vệ và cải tạo đất.
** GV kết luận: (sgv)
HĐ 2: Rừng ở nước ta.Quan sát hình 1,2,3
- Em hãy kể tên các loại rừng ở nước ta và được phân bố ở đâu?
- Em hãy nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
+ Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất của con người.
+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?
** GD môi trường: Biết bảo vệ rừng không chặt cây bưà bãi.
C. Củng cố, dặn dò:
- Làm thế nào để bảo vệ đất, bảo vệ rừng ?
Dặn dò: chuẩn bị bài Ôn tập.
- 3 HS lên bảng trả lời.
- HS đọc thầm SGK và hoàn thành BT1.
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi.
- Đất phù sa ở đồng bằng.
* Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét,
- Bón phân hữu cơ, thay chua, rửa mặn.
* Thảo luận nhóm đôi hoàn thành b/tập
- Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi còn rừng ngập mặn được phân bố ở nơi đất thấp ven biển.
-Rừng rậm nhiệt đới cây cối rậm, nhiều tầng. Rừng ngập mặn có bộ rễ nâng khỏi mặt đất giống như chiếc nơm úp cá.
- Cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ,điều hòa khí hậu,che phủ đất, hạn chế nước...lũ lụt.
+ Khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, nước lũ tràn về đột ngột.
- Vận động và khuyến khích nhân dân trồng rừng phủ xanh đồi trọc là nhiệmvụ cấp bách.
- HS nêu.
.
- Khai thác, sử dụng đất và rừng hợp lí.
TUẦN 7 Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013
ĐỊA LÍ 5 ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hoá các k.thức đã học về địa lí tự nhiên VN ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đô Địa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống VN.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : Đất và rừng
- Nêu 1 số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
- Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ?
B. Bài mới : Ôn tập
HĐ 1: Làm việc cá nhân
- Câu 1: Gọi HS lên chỉ và mô tả vị trí, giới hạn phần đất liền, đảo, quần đảo, các dãy núi chính, đồng bằng của nước ta trên bản đồ.
HĐ 2: Trò chơi “ Tìm vị trí”
* GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi
Tổ1: Em số 1 nêu tên sông , núi.
Tổ 2: Em số 1 chỉ vị trí sông hoặc núi trên bản đồ.
Tổ 3: mời bạn N1 số bất kì và nêu tên sông hoặc núi chỉ vị trí,cứ thế đến hết.
HĐ 3: Làm bài tập
Câu 2: GV kẻ bảng thống kê như SGK lên bảng, giúp HS điền kiến thức đúng.
Các yếu tố TN
Đặc điểm chính
Địa hình
¾ là đồi núi . ¼ là đồng bằng
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió,mưa thay đổi theo mùa.
Sông ngòi
Dày đặc, ít sông lớn.lượng nước thay đổi theo mùa, nhiều phù sa.
Đất
-Phe-ra-lit ở đồi núi, có màu đỏ, đỏ vàng, nghèo mùn.
-Phù sa ở đồng bằng, rất màu mở
Rừng
- Rừng rậm nhiệt đới ở đồi núi, nhiều loại cây với nhiều tầng.
-Rừng ngập mặn ở ven biển và giữ đất.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
* Chuẩn bị bài: Dân số nước ta.
- 2 HS trả lời.
- HS mở sách.
- HS chỉ bản đồ.
- Nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm HS tham gia.
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng điền vào bảng thống kê
- Nhận xét, bổ sung.
Các yếu tố TN
Đặc điểm chính
Địa hình
¾ là đồi núi . ¼ là đồng bằng
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
Rừng
TUẦN 8 Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013
ĐỊA LÍ DÂN SỐ NƯỚC TA
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
* Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
* Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế, ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
- HS khá, giỏi nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả gia tăng dân số ở đại phương.
II/Đồ dùng dạy học:
Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á.
Biểu đồ tăng dân số VN. Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : Ôn tập
1. Kể tên các đảo và quần đảo của nước ta.
2. Chỉ và nêu tên các dãy núi ở nước ta.
B. Bài mới : Dân số nước ta.
HĐ 1: Dân số:
+ HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
* GV kết luận như SGV.
HĐ 2: Gia tăng dân số:
+ HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi mục 2 sgk.
* GV kết luận như SGK.
- Năm 1979 : 52,7 triệu người.
- Năm 1989: 64,4 triệu người.
- Năm 1999: 76,3 triệu người.
+HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết nêu 1 số hậu quả do dân số tăng nhanh.
**GV kết luận như SGK.
- Khoanh vào chữ cái có ý đúng.
a) Năm 2004 nước ta có số dân là:
A. 76,3 triệu người. B. 82,0 triệu người.
C. 80,2 triệu người. D. 81,2 triệu người.
b) Nước ta có dân số tăng:
A. Rất nhanh. B.Trung bình.
C. Nhanh. D. Chậm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Các dân tộc,... dân cư.
HS trả lời.
- HS mở sách.
- T.luận nhóm đôi.
- HS trình bày. Dân số nước ta năm 2004 có 82 triệu người, đứng thứ ba ở
Đông Nam Á.
- Quan sát biểu đồ.
- HS đại diện nhóm trình bày.
- Hs nêu: dân số tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho các nhu cầu như học hành, chăm sóc y tế, ăn, mặc, ở.
- Làm bảng con.
+ Chọn, ghi ý đúng a hay... bảng con.
- 1HS làm bảng lớp.
* Đáp án: B
* Đáp án: C
- HS lắng nghe.
File đính kèm:
- dia 58.doc