I. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam.
1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc Nam chủ yếu thay đổi của khí hậu ranh giới là dãy Bạch Mã.
a/Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
-Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ
-Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
b/Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
-Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
-Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
-Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lý Lớp 12 - Bài 11+12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C
-Các lọai đất chính: chủ yếu là đất mùn thô.
-Các hệ sinh thái: các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, Đỗ quyên...
IV. Các miền địa lý tự nhiên:
1.Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
-Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.
-Đặc điểm chung: Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo. Tân kiến tạo nâng yếu. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.
-Địa hình: - Hướng vòng cung (4 cánh cung). Hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam.
+Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
+Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
-Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
-Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
-Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
-Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng
2.Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
-Đặc điểm chung: quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình. Giai đọan Tân kiến tạo địa hình được nâng mạnh. Gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía Tây và phía Nam.
-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ở BTB hướng Tây-Đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng.
3.Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
-Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
-Đặc điểm chung: các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ, đồng bằng nhỏ, hẹp ở NTB.
-Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.
+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.
+Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.
-Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
-Sông ngòi: 3 hệ thống sông: Các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.
-Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
-Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.
II. Trả lời câu hỏi và bài tập:
1) Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
Địa điểm
to TB năm (oC)
to TB tháng lạnh (oC)
to TB tháng nóng (oC)
Biên độ to TB năm
Biên độ to tuyệt đối
Hà Nội
Vĩ độ 21o01’B
23,5
16,4
(tháng 1)
28,9
(tháng 7)
12,5
40,1
Huế
16o24’B
25,1
19,7
(tháng 1)
29,4
(tháng 7)
9,7
32,5
Tp. Hồ Chí Minh
Vĩ độ 10o47’B
27,1
25,8
(tháng 12)
28,9
(tháng 4)
3,1
26,2
a/ Nhận xét:
-Nhiệt độ trung bình năm: nhỏ nhất là Hà Nội, sau đến Huế và cao nhất là tp.HCM.
-Nhiệt độ trung bình tháng lạnh: Hà Nội và Huế có nhiệt độ dưới 200 C; tp.HCM trên 250 C.
-Nhiệt độ trung bình tháng nóng: Hà Nội và tp.HCM có nhiệt độ tương đương nhau, riêng Huế cao hơn 0,50 C.
-Biên độ nhiệt trung bình năm: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM.
-Biên độ nhiệt độ tuyệt đối: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM.
b/ Kết luận:
-Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng lạnh tăng dần từ Bắc vào Nam.
-Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối lại giảm dần từ Bắc vào Nam.
c/ Nguyên nhân:
-Miên Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn nên có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn.
-Miền Bắc về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp nhiều so với miền Nam.
2) Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
a/ Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
-Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ
-Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
b/ Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
-Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
-Nhiệt độ trung bình: trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.
-Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
-Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
3) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
a/ Vùng biển và thềm lục địa:
- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa.
b/ Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.
-Dải đồng bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
c/ Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
4) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
-Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.
-Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.
+Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
+Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
-Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
-Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
-Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
-Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng
*Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch
*Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.
5) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng.
*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.
*Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán
6) Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
-Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
-Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.
+Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.
+Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.
-Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
-Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.
-Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
-Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.
*Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.
*Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam bộ, thiếu nước vào mùa khô.
File đính kèm:
- BAI 11DIA 12.doc