Giáo án địa lý 8 tuần từ 13 - 17

Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức: HS cần

-Xác định vị trí các nước trong khu vực, nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên.

-Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu của gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.

-Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực.

2/ Kỹ năng

-Rèn luyện kỹ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ,

-Phân tích lược đồ phân bố mưa, thấy được sự ảnh hưởng của địa hình đối với lượng mưa

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á

-Bản đồ phân bố lượng mưa Nam Á

-Tranh ảnh về cảnh quan Nam Á.

III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ 5 Phút

-HS 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lý khu vực Nam Á

-HS2: Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

3/ Bài mới

 Bài học hôm nay ta tìm hiểu tiếp 1 khu vực khác của Châu Á là Nam Á, xem khu vực này có đặc điểm tự nhiên và cảnh quan như thế nào ta sẽ tìm hiểu ở tiết học này:

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lý 8 tuần từ 13 - 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Nhóm 3: Là quốc gia đông dân nhưng tại sao nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng? +Nhóm 4: QS bảng 13.3 nhận xét về sản lượng một số sản phẩm NN và CN của Trung Quốc năm 2001. -GV: nhận xét và chuẩn kiến thức. -GV: Giáo dục ý thức, tư tưởng HS. -GV: Trung Quốc xây dựng, hình thành đặc khu các đặc khu kinh tế lớn nào? -GV: Ý nghĩa các đặc khu trên? -HS: 1509,7 triệu người. -HS: 40 % châu Á, 24 % thế giới. -HS: Trung Quốc -HS: Kinh tế bị kiệt quệ, nghèo khổ. -HS: Nổi lên hàng đầu khu vực là Nhật Bản, từ 1 nước nghèo tài nguyên đã trở thành siêu cường thứ hai thế giới. Kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công vào những năm 60 nền kinh tế còn lạc hậu sau 2 thập niên đã trở thành các nước công nghiệp mới. Trung Quốc sau năm 80 đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong nền kinh tế. -HS: xuất > nhập -HS: Nhật Bản -HS: Tốc độ phát triển cao, hàng hóa đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển. Trở thành trung tâm buôn bán của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trung tâm tài chính lớn, thị trường chứng khoán sôi động của thế giới (Nhật-Hồng công) -HS: Công nghiệp NB là ngành mũi nhọn, là sức mạnh KT. Quỹ đất NN ít, nhưng năng suất và sản lượng cao, GTVT phát triển phục vụ đắc lực cho KT và đời sống. Trung Quốc: NN giải quyết được vấn đề LTTP. CN xây dựng nền Cn hoàn chỉnh, đặc biệt các ngành Cn hiện đại. Tốc độ phát triển KT cao, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới. -HS: lần lượt các nhóm báo cáo -HS: Sự phát triển kinh tế của các quốc gia này cần phải giữ gìn bầu không khí trong lành của hành tinh xanh này. -HS: 5 đặc khu kinh tế lớn: Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam. -HS: Tạo thành vành đai duyên hải mở cửa ra bên ngoài tạo thế đứng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á: * Khái quát dân cư : - Đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á, trong đó Trung Quốc có số dân đông nhất trong khu vực. *Đặc điểm phát triển kinh tế - Đông Á là khu vực có kinh tế phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu - Các nước kinh tế phát triển mạnh trong khu vực là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. 2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á : a. Nhật Bản: - Là nước công nghiệp phát triển cao với các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. - Tổ chức sản xuất hiện đại, hợp lí và mang lại hiệu quả cao, nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới. b. Trung Quốc: - Là nước đông dân nhất thế giới. - Có đường lối cải cách, chính sách mở cửa và hiện đại hóa đất nước nền kinh tế phát triển nhanh. - Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, chất lượng cuộc sống nhân dân nâng cao rõ rệt. 4/ Củng cố: 4’ - Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Á có đặc điểm gì? - Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh dựa vào lợi thế nào? - Theo em những đường lối nào để phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế nước ta? 5/ Dặn dò: 1’ - Về nhà học bài và hoàn thành vở bài tập. - Xem lại câu 2, 3 bài 7; câu 2 bài 13 để tiết sau chúng ta làm bài luyện tập. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TUẦN 17 Ngày soạn: 02/11/2013 Ngày dạy: / /2013 Tiết 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá các kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội châu Á và các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, tự nhiên Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng đọc phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê số liệu. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ tự nhiên, kinh tế các khu vực của châu Á. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: - Xác định vị trí địa lí khu vực ĐNÁ .Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực? 3/ Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu yêu cầu tiết ôn tập. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung + Hoạt động 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi + Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm 5’(4 nhóm- nhóm 1 câu:1,2,3; nhóm 2 câu: 4, 5, 6; nhóm 3 câu: 7, 8, 9,10; nhóm 4 câu: 11, 12, 13, 14) + Hoạt động 3 : HS: Trình bày GV: Chuẩn xác Câu 1: Châu Á có diện tích như thế nào so với các châu lục khác trên thế giới. Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Á? Xác định giới hạn trên bản đồ. Câu 2. Nêu đặc điểm địa hình, khoáng sản châu Á. Câu 3. Thiên nhiên Châu Á có những thuận lợi, khó khăn gì? Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. Xác định trên bản đồ các hệ thống sông lớn. Câu 5: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế các nước ở châu Á phát triển như thế nào? Câu 7: Vì sao Nhật Bản trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á? Câu 8: Nông nghiệp của châu Á phát triển như thế nào? Câu 9: Việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên hóa thạch (dầu mỏ) ở khu vực Tây Nam Á sẽ làm cho nguồn tài nguyên này như thế nào? Nêu biện pháp khắc phục? Câu 10: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền. Xác định giới hạn trên bản đồ. Câu 11: Hệ thống Himalaya có vai trò như thế nào đối với khí hậu của Nam Á? Câu 12: Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang có chế độ nước như thế nào? Vì sao? Câu 13: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? Xác định giới hạn khu vực trên bản đồ. Câu 14: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á 1/- Diện tích là 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo). Đây là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới. - Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu. -Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. 2/- Địa hình: Có nhiều hệ thống núi chạy theo hai hướng chính đông – tây và bắc – nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng. Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp. - Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu… 3/+ Thuận lợi:- Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn (dầu mỏ, khí đốt, than, sắt…);- Thiên nhiên đa dạng: đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,…các nguồn năng lượng.;- Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm. + Khó khăn: Địa hình núi cao hiểm trở. Khí hậu khắc nghiệt. Thiên tai bất thường. 4/ - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện (Bắc Á), cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (các khu vực khác)… 5/+ Khí hậu: Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa và là 1 trong những khu vực có lượng mưa nhiều nhất thế giới. - Do ảnh hưởng của địa hình lượng mưa phân bố không đều . + Sông ngòi: Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra – ma – pút . + Các cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao. 6/- Đặc điểm phát triển kinh tế các nước châu Á: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ + Nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế các nước có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa + Song trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đều. - Nguyên nhân: Do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài 7/- Nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. 8/- Phát triển không đều. Có hai khu vực cây trồng vật nuôi khác nhau: khu vực khí hậu gió mùa ẩm và khu vực khí hậu lục địa khô - Sản xuất lương thực (nhất là lúa gạo) ở một số nước (Ấn Độ,Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) đã đạt kết quả vượt bậc 9/ Sẽ làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt. Cần phải khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và tìm các nguồn năng lượng mới để thay thế. 10/- Nam Á có 3 miền địa hình + Phía bắc: miền núi Hy-ma-lay-a cao hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc- đông nam +Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan + Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía tây và phía đông là các dãy Gát Tây và Gát Đông. 11/ Là ranh giới khí hậu giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. -Mùa đông: Chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền bắc Việt Nam (cùng vĩ độ) -Mùa hạ: Gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam. 12/ -Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường. Do chảy qua nhiều vùng khí hậu khác nhau - Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa. Vì phần lớn sông chảy qua vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. 13/ + Phần đất liền có các hệ thống núi, sơn nguyên cao và bồn địa rộng lớn. - Nửa phía tây có nhiều núi cao (Thiên Sơn, Côn Luân), sơn nguyên cao (Tây Tạng, Hoàng Thổ), và các bồn địa (Ta rim, Duy Ngô Nhĩ). -Nửa phía đông là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn (Tùng Hoa, Hoa Bắc và Hoa Trung). + Phần hải đảo là vùng núi trẻ. 14/ - Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: khí hậu gió mùa + Mùa đông: Có gió mùa tây bắc, thời tiết khô, lạnh + Mùa hạ: Có gió mùa đông nam, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. - Nửa phía tây phần đất liền: Khí hậu cận nhiệt khô hạn. 4/ Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Cho HS lên xác định trên bản đồ giới hạn của châu Á và các khu vực - Học bài theo hệ thống câu hỏi. Xem lại các BT SGK, Vở BT bài 1,2,3,7,8,9,10,12 chuẩn bị thi HKI. DUYỆT CỦA TỔ

File đính kèm:

  • docGiao an dia 8(3).doc