Bài 15 . CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu:
Hiểu dựoc các khái niệm:khoáng sản, mỏ khoáng sản.
Biết phân lpại khoáng sản thep công dụng.
Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác chúng một cách tiết kiệm và hợp lí.
II. Chuẩn bị:
Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
Một số mẫu đá, khoáng sản.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp (1ph)
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5ph)
Phát và sửa bài thi.
3. Bài mới:
Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của quốc gia. Hiện nay nhiều loại khoáng sản là những nguồn nhiên liệu không thể thay thế được của nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Vậy chúng ta phải khai thác và sử dụng cho hợp lí và tiết kiệm. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu bài 15.
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 6 từ bài 15 - 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quan hệ giữa chúng.
Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đên sự phân bố thực, động vật và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ thực, động vật trên Trái Đất.
Biết quan sát, nhận xét tranh ảnh về các loài thực, động vật ở các miền khí hậu khác nhau và rút ra nhận xét.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các loài thực, động vật.
Tập, SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1ph)
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (3ph)
Phát và sửa bài kiểm tra HKII.
3. Bài mới:
Các sinh vật sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất. Chúng phân bố thành các miền thực, động vật khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện của môi trường. Vậy trong sự phân bố đó con người đã tác động như thế nào đến sự phân bố thực, động vật. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu bài 27.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
TG
Hoạt động 1: Cả lớp HS dựa vào SGK.
CH: Sinh vật lần đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất cách đây bao nhiêu năm?
- Khoảng 300 triệu năm.
CH: Trình bày quá trình tiến hóa của các loài sinh vật sống trên Trái Đất?
- Sinh sôi nảy nở rất nhanh, …
CH: Kể tên một số sinh vật sống trên mặt đất, trong không khí, nước, đất, đá…?
- Thực, động vật, vi khuẩn,………
CH: Nêu kết luận về phạm vi sinh sống của các sinh vật?
- Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
CH: Nêu khái niệm lớp vỏ sinh vật?
- HS dựa vào SGK trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận HS dựa vào SGK và quan sát hình 67, 68.
CH: Quan sát hình 67 cho biết yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của thực vật?
- Yếu tố khí hậu.
CH: Vì sao các miền thực vật trên Trái Đất lại khác nhau?
- Tùy theo đặc điểm khí hậu mỗi nơi.
CH: Quan sát hình 67, 68 cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao?
- Hình 67: thực vật đa dạng, chằn chịt do khí hậu mưa nhiều.
- Hình 68: thực vật nghèo nàn, do khí hậu khô hạn.
CH: Ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố thực vật còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào khác?
- Địa hình, đất đai, độ cao, …
Hoạt động 3: Cá nhân HS quan sát hình 69, 70.
CH: Quan sát hình 69, 70 cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau.?
- Do ảnh hưởng khí hậu và nguồn thức ăn.
CH: Động vật sống nhờ những nguồn thức ăn nào, nêu ví dụ?
- Chủ yếu là thực vật.
CH: Khí hậu có ảnh hưởng đến động vật như thế nào?
- Sự thích nghi và phân bố.
CH: Để thích nghi với sự thay đổi khí hậu động vật làm gì?
- Ngủ đông, di cư.
CH: Dựa vào SGK hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa thực vật và động vật, nêu ví dụ?
- HS dựa vào SGK trả lời.
Hoạt động 4: Cả lớp HS dựa vào SGK.
CH: Trình bày sự tác động của con người đến sự phân bố thực, động vật?
- Mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
CH: Nêu ví dụ minh họa?
- HS nêu ví dụ.
CH: Những ảnh hưởng trên có tác động như thế nào đến sự phát triển của thực, động vật?
- Thu hẹp nơi sinh sống, khả năng tuyệt chủng các loài thực, động vật quý hiếm.
CH: Nêu ví dụ minh họa?
- HS nêu ví dụ.
CH: Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong?
- Vì không còn thức ăn, và nơi cư trú.
1. Lớp vỏ sinh vật:
- Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. Sinh vật có mặt cả trong các lớp đất đá, khí quyển và thủy quyển,…
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật:
- Các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất:
- Con ngöôøi cuõng coù aûnh höôûng tích cöïc vaø tieâu cöïc ñeán söï phaân boá ñoù.
- Hieän nay, ñaõ ñeán luùc caàn coù nhöõng bieän phaùp tích cöïc ñeå baûo veä nhöõnh vuøng sinh soáng cuûa caùc loaøi ñoäng thöïc vaät treân Traùi Ñaát.
10ph
19p
8ph
IV. Củng cố (3ph)
CH: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất?
CH:Tại sao nói rằng sự phân bố của thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
CH: con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?
V. Dặn dò (1ph)
Giáo viên tổng kết chương trình địa lí lớp 6.
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố kiến thức đã học ở HKII đến nay.
Rèn luyện khả năng đọc bảng số liệu, khai thác thông tin từ tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ.Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
Giúp HS làm quen với cách thi bằng đề thi tự luận.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh, bản đồ.
Tập, SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1ph)
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5ph)
CH: Đất gồm có những thành phần nào?
CH: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
CH:Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?
Đáp án: tiết 32
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
TG
Hoạt động 1: Cả lớp HS dựa vào SGK
CH: Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là quặng khoáng sản?
CH: Dựa vào công dụng, người ta phân khoáng sản ra làm mấy nhóm? Tên gọi mỗi nhóm.
CH: Kể tên một số khoáng sản tiêu biểu thuộc nhóm năng lượng, kim loại, phi kim loại và nêu công dụng?
CH: Theo nguồn gốc phát sinh, người ta phân khoáng sản làm mấy loại?
CH: Không khí gồm những thành phần nào, mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
CH: Lớp vỏ khí được chia bao nhiêu tầng, nêu tên, vị trí và đặc điểm của mỗi tầng?
CH: Dựa vào đâu người ta phân ra các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa. Vị trí hình thành và đặc điểm của chúng?
CH: Nêu rõ điểm giống nhau và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
CH: Nhiệt độ không khí là gì? Nhiệt độ không khí trên mặt đất cao nhất vào lúc nào trong ngày tại sao?
CH: Trình bày cách tính nhiệt độ trung bình tháng, trung bình năm?
CH: Khí áp là gì, tên dụng cụ đo khí áp?
CH: Trên Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp, đai khí áp cao. Các đai khí áp này nằm ở những vĩ độ nào?
CH: Thế nào là gió tín phong, gió tây ôn đới. Hoàn lưu khí quyển là gì?
CH: Độ ẩm của không khí là gì, dụng cụ đo độ ẩm không khí?
CH: Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
CH:Dụng cụ đo mưa là gì, cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm của một địa phương?
CH: Tương ứng với các vành đai nhiệt, bề mặt Trái Đất có những đới khí hậu nào, ranh giới giữa các đới khí hậu?
CH: Thế nào là sông, hệ thống sông, lưu vực sông?
CH: Nêu khái niệm hồ là gì? sông và hồ khác nhau như thế nào?
CH: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
CH: Nêu khái niệm đất là gì, các nhân tố hình thành đất?
CH: Nêu khái niệm về lớp vỏ sinh vật, nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật?
Hoạt động2: Cá nhân HS quan sát hình 44, 55, 56, 57.
CH: Đường đồng mức là những đường như thế nào?
CH: Tại sao dựa vào các đường đồng mức chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
CH: Dựa vào hình 44 xác định hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2?
CH: Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao của các đỉnh núi A1,A2, điểm B1, B2, B3?
CH: Dựa vào hình 55 xác định trị số nhiệt độ và lượng cao nhất, thấp nhất vào tháng nào và sự chênh lệch bao nhiêu?
CH: Dựa vào hình 56,57 cho biết đâu là biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Vì sao?
1. Lý thuyết:
- Các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng gọi là khoáng sản.
Khoáng sản tập trung với tỉ lệ lớn.
- Khoáng sản được chia thành 3 nhóm: khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại.
- Vàng, đồng chì, sắt,...Dùng làm nguyên, nhiên liệu trong công nghiệp sản xuất….
- Mỏ khoáng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh.
- Nitơ: 78%, O2: 21%, hơi nước: 1%.
- Tầng đối lưu, bình lưu và các tầng cao khí quyển.
- Dựa vào bề mặt tiếp xúc và vĩ độ. Bài 17
- Thời tiết xảy ra trong thời gian ngắn còn khí hậu xảy ra trong thời gian dài.
- Mặt Đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời và phản xạ vào không khí.
- Cộng nhiệt độ các ngày trong tháng và chia cho số ngày trong tháng.
Cộng nhiệt độ trung bình các tháng và chia cho số tháng trong năm.
- Là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất, dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
- Có 4 áp thấp, 3 áp cao.Dựa vào bài 19.
- Tín phong là gió thổi giữa các đai cao áp ở chí tuyến với đai áp thấp xích đạo.
- Gió tây ôn đới là gió thổi từ các đai cao áp ở chí tuyến đến các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600.
- Hoàn lưu khí quyển là sự chuyển động của không khí thành hệ thống gió thổi vòng tròn.
- Lượng hơi nước chứa trong không khí. Dụng cụ là ẩm kế.
- Không khí bão hòa vẫn tiếp tục cung cấp thêm hơi nước.
- Dùng thùng đo mưa hay vũ kế.
- Lượng mưa trong ngày: cộng các lượng trong ngày lại.
- Lượng mưa trong tháng: cộng lượng mưa tất cả các ngày trong tháng.
- Lượng mưa trong năm: cộng lượng mưa tất cả các tháng trong năm.
- Trái Đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: một đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh. Bài 22.
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lưu vực là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho con sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu và chi lưu hợp thành hệ thống sông.
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Sông có dòng chảy còn hồ thì không có.
- Vì chế độ mưa và chế độ nhiệt, lượng nước sông cung cấp cho các biển khác nhau.
- Trên bề mặt Trái Đất có một lớp vật chất mỏng. Đó là lớp đất (hay thổ nhưỡng). Nhân tố gồm: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.
- Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
Tiết 20. Bài 16: Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn.
- Là đường nối các điểm có cùng độ cao.
- Dựa vào độ cao các đường đồng mức và khoảng cách các đường đồng mức.
-Hướng từ tây sang đông.
-Đỉnh A1: cao 900m
-Đỉnh A2: 600m
-Điểm B1: 500m
-Điểm B2: 650m
-Điểm B3: 550m
Cao nhất
300C (T6,7)
Thấp nhất
170C (T1)
Chênh lệch
130C
- Biểu đồ A: Nửa cầu Bắc vì mưa từ tháng 5 – 10.
- Biểu đồ B: Nửa cầu Nam vì mưa từ tháng 10 – 3.
25ph
10ph
IV. Củng cố ( 3ph)
Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh.
V. Dặn dò (1ph)
Về chuẩn bị bài thi HKII.
File đính kèm:
- giao an tqd.doc