Giáo án Địa lý 4 - Tuần 17 năm 2009

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. Biết chia cho số có ba chữ số.

 - Giải bài toán 1 (a), bài 3 (a); HS khá, giỏi biết thựci hiện cả ba bài.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc25 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Tuần 17 năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đoạn tả bao quát chiếc bút; không vọi tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài. Cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo; chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác của các bạn. Kết hợp quan sát với tìm ý (ghi các ý vào giấy nháp). Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS viết bài vào vở, 1 em viết trên bảng. - Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. - Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm của mình - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - 1, 2 HS nhắc lại. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc nôïi dung cần ghi nhớ. Viết vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em ; đọc trước nội dung tiết TLV cuối tuần, chuẩn bị cho bài văn tả cái cặp sách RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2009 Tiết 1 Toán Tiết chương trình : 085 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:Giúp HS biết: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản. Làm các bài tập 1, 2, 3, 4; HS khá, giỏi làm được bài tập 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 2/ Dấu hiệu chia hết cho 5.. HS1: Tìm các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5: 480; 296; 875 ; 318; 674 HS 2: Các số trên số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5. 2 HS lên bảng làm Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập củng cố kĩ năng nhân biết dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: GV yêu cầu HS làm miệng - GV nhận xét kết quả đúng, ghi kết quả đúng lên bảng. 1 HS nêu yêu cầu Trả lời miệng, giải thích. Nhận xét a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814; 2050; 3576; 900; 2355 b) Các số chia hết cho 5 là: 2050; 900 - HS làm bài vào vở. Bài 2: HS làm vào vở. GV hướng dẫn HS phân tích, bổ sung. - HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài, 1 HS lên bảng. - HS nêu kết quả; đổi chéo bài kiểm tra. a) Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 2: b) Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5: Bài 3: - GV yêu cầu HS tự làm bài. 1 HS nêu yêu cầu HS tự làm bài - 1HS lên bảng làm bài, giải thích lí do chọn các số. a) Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010. b) Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324 c) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345; 3995 Bài 4: HS nêu yêu cầu GV yêu cầu HS nhận xét kết quả phần a) của bài 3: => Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là gì? - Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là 0 Bài 5: HS nêu yêu cầu - Loan có ít hơn 20 quả táo, Loan có thể có bao nhiêu quả táo? - Loan có thể có bao nhiêu quả táo: 19; 18; 17; ....10; 9; 8.. - Từ số 1 đến 19 có số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời. - Số 10. - Loan có bao nhiêu quả táo? - Loan có tất cả 10 quả táo. Củng cố- Dặn dò: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5? Những số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? Chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tiết 3 TẬP LÀM VĂN Tiết chương trình : 034 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, .BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Một số kiểu, mẫu cặp HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) GV kiểm tra 1 HS nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học. - Nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập (29’) Bài 1 - Gọi HS đọc nội dung của BT1. - 1 HS đọc nội dung của BT1 trong SGK. - Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp. - HS đọc thầm đoạn văn tả cái cặp. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm bài. - HS trao đổi theo cặp làm bài . - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Đại diện các nhóm trả lời. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả? Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài. b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn. - Đoạn 1: Tả hình thức bên ngoài của chiếc cặp. - Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. - Đoạn 3: tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3 HS nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK. - GV nhắc các em một số điểm chú ý trước khi viết bài. - HS viết bài vào VBT + Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết theo các gợi ý a, b, c. + Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, em cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp. - Yêu cầu HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a, b, c. - Gọi HS đọc đoạn văn của mình. - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. - GV chọn 1- 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý trong SGK. - GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình. - HS làm bài vào vở. 1 HS viết bài vào bảng phụ. GV nhận xét bài làm của HS - HS nhận xét bài của bạn. - Gọi HS đọc đoạn văn của mình. - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. - GV chọn 1- 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp. Tiết 3 KỂ CHUYỆN Tiết chương trình : 031 MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I. MỤC TIÊU Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ, bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến. Hiểu nội dung câu chuyện (cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: (Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ truyện trong SGK - phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức(1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ (5’ ) Một HS kể câu chuyện các em các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em. GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’ ) - Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ các em sẽ được nghe hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi kám phá những quy luật trong thế giới tự nhiên của một nữ bác học người Đức thuở còn nhỏ. Đó là bà Ma-ri-a Gô-e-pớt May-ơ. - Trước khi nghe cô kể chuyện các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. - Nghe GV giới thiệu bài. Hoạt động 1 : GV kể chuyện - GV kể lần 1. - HS lăáng nghe GV kể chuyện. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa. - HS quan sát tranh minh họa câu chuyện và nghe GV kể chuyện. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1, 2. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. Kể chuyện theo nhóm - GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm bàn, mỗi em kể 1 đoạn . Sau đó một em kể lại toàn bộ câu chuyện và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Kể xong cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Thi kể chuyện trước lớp - Cho HS thi kể từng đoạn của câu chuyện và trao đổi về nội dung. - Hai nhóm HS thi kể. VD: Theo bạn, Mai-ri-a là người thế nào? - Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - 2 HS thi kể. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Kết luận : Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích. - GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất. - Lớp nhận xét. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét lời kể của bạn chính xác. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước nội dung tiết kể chuyện tuần 5. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docGA 4 Tong hop tuan 17CKT.doc