I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh biết :
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì .
- Với lòng yêu nước , Trương Định đã không tuân theo lệnh vua , kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trong SGK phóng to .
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- Phiếu học tập :
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
60 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Trường Tiểu học Tân Hiệp B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n công và nổi dậy , bắt đầu từ ngày 4-3-1975 .
Sau 40 ngày đêm chiến đấu dũng cảm , quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải đất miền Trung ( sử dụng lược đồ )
17 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975 , chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu .
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn
-Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975 .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2 ( làm việc cả lớp)
-Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào ?
-Tường thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc lập .
-Diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng .
-SGK/55
-SGK/55
-SGK/56
*Hoạt động 3 ( làm việc theo nhóm )
-Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 .
-Kể về con người , sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 ( gắn với quê hương ) .
Thảo luận
-Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc như Bạch Đằng , Chi Lăng , Đống Đa , Điện Biên Phủ .
-Đánh tan chính quyền Mĩ và quân đội Sài Gòn , giải phóng hoàn toàn miền Nam , chấm dứt 21 năm chiến tranh .
-Từ đây , hai miền Nam Bắc dược thống nhất .
C-Củng cố
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯƠC
( TỪ 1975 ĐẾN NAY )
BÀI 27
Hoàn thành thống nhất đất nước
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh biết :
Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI ( Quốc hội tthống nhất )
Sự kiện này đánh dấu nước ta được thống nhất về mặt Nhà nước .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 :
Giới thiệu bài :
-Từ trưa 30-4-1975 , miền Nam đã đươc giải phóng , đất nước ta đã đươc thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng chúng ta chưa có một nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra . Nhiệm vụ đặt ra là phải thống nhất về mặt nhà nước , tức là phải lập ra Quốc hội chung cả nước .
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất ( Quốc hội khoá VI ) diễn ra như thế nào
-Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI .
-Ý nghĩa cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
-Nhắc lại bài cũ : Sự kiện ngày 30-4-1975 và ý nghĩa lịch sử của ngày đó .
*Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm )
-Kể lại cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta ( 6-1-1946 )
-Không khí tưng bùng của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI .
SGK/58
*Hoạt động 3 ( làm việc theo nhóm )
-Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI ?
Thảo luận , SGK/59,60
-Tên nước
-Qui định quốc kì :
-Quốc ca :
-Chọn Thủ đô :
-Đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định
-Bầu Chủ tịch nước , Chủ tịch Quốc hội , Chính phủ .
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp )
-Sự kiện bầu cử Quốc hội khóa VI có thể so sánh với sự kiện nào trước đó ?
-Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI khóa VI thể hiện điều gì ?
*Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại . Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất , tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên CNXH .
-Nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất .
-Thống nhất đất nước .
C-Củng cố
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
BÀI 28
Xây dựng nhà máy thủy điện hoà bình
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh biết :
Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó .
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta sau 20 năm khi thống nhất đất nước .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh tư liệu về Nhà máy Thủy điện Hoà Bình .
Bản đồ hành chính Việt Nam ( để xác định địa danh Hoà Bình )
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp )
Giới thiệu bài : Đặc điểm của nước ta sau năm 1975 : Cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH . Trong quá trình đó , mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện . Một trong những công trình xây dựng vĩ đại kéo dài suốt hơn 20 nămlà công trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình .
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
- Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng năm nào ? Ở đâu ? Trong thời gian bao lâu ?
-Tên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hoà Bình , công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên – xô đã làm việc với tinh thần như thế nào ?
-Những đóng góp của Nhà máy Thủy điện Hoà Bình đới với đất nước ta .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm )
-Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6-11-1979 ( ngày 7-11 là ngày kỉ niện Cách mạng tháng Mười Nga )
Lưu ý : Sở dĩ phải dùng từ “ chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên , ngày càng tăng tiến , chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy . Đó là hàng loạt công trình được chuẩn bị : kho hàng , bến bãi , đường sá , các nhà máy sản xuất vật liệu , các cơ sở sửa chữa máy móc . Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở , cửa hàng , trường học , bệnh viện cho 35.000 công nhân xây dựng và gia đình họ .
-Nhà máy được xây dựng trên sông Đà ( thị xã Hoà Bình )
-Sau 15 năm thì hoàn thành ( từ năm 1979-1994 ) , nhưng có thể nói là sau 23 năm , từ năm 1971-1994 , tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước .
Thảo luận
-Chỉ trên bản đồ .
*Hoạt động 3 ( làm việc theo nhóm và cả lớp )
-Suốt ngày đêm có 35.000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn , thiếu thốn ( trong đó có 800 kĩ sư , công nhân bậc cao của Liên-xô )
-Tinh thần thi đua lao động , sự hy sinh quên mình của những công nhân xây dựng .
*Nhấn mạnh : Sự hi sinh tuổi xuân , cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng nghìn cán bộ công nhân cả hai nước , trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta đang dùng hôm nay . Ngày nay , đến thăm Nhà máy Thủy điện Hoà Bình , chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm , tưởng nhớ đến 168 người , trong đó có 11 công nhân Liên-xô , đã hi sinh trên công trường xây dựng .
Thảo luận chung .
*Hoạt động 4 ( làm việc cá nhân )
*Nhấn mạnh :
- Nhà máy Thủy điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua
-Nêu cảm nghĩ sau khi học bài này ?
-Nêu tên một số nhà máy thủy điện lớn nhất của đất nước đã và đang được xây dựng .
Nêu ý chính vào phiếu học tập .
Thảo luận đi tới các ý sau :
-Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ ( chỉ bản đồ , nều còn thời gian , trình bày về những cơn lũ khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ )
-Cung cấp điện từ Bắc vào Nam , từ rừng núi đến đồng bằng , nông thôn đến thành phố , phục vụ cho sản xuất và đời sống .
- Nhà máy Thủy điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH .
-Tinh thần lao động của công nhân .
C-Củng cố
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
BÀI 29
Oân tập : lịch sử nước ta
từ giữa thế kỉ XiX đến nay
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh biết :
Nội dung chính của thời kì lịch sử nươc ta từ năm 1858 đến nay .
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tam 1945 và đại thắng mùa xuân 1975 .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ địa danh liên quan đến sự kiện được ôn tập)
Tranh ảnh , tư liệu liên quan đến kiến thức các bài .
Phiếu học tập .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt động 1 ( làm việc cả lớp )
Giáo viên dùng bảng phụ , học sinh nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học :
-Từ năm 1858 -1930 :
-Từ năm 1930 -1945 :
-Từ năm 194 -1954 :
-Từ năm 1954 -1975:
Giáo viên chốt lại và yêu cầu học sinh nắm được những mốc quan trọng .
*Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm )
Chia lớp thành 4 nhóm học tập . Mỗi nhóm nghiên cưú , ôn tập một thời kì , theo 4 nội dung :
Nội dung chính của thời kì
Các niên đại quan trọng
Các sự kiện lịch sử chính
Các nhân vật tiêu biểu
Giáo viên có thể sử dụng kết quả các bài ôn tập 11,20,29 .
Sau đó tổ chức học chung cả lớp :
Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp . Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến , thảo luận , giáo viên bổ sung .
*Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp )
Giáo viên nêu ngắn gọn : Từ sau 1975 , cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH . Từ năm 1986 đến nay , nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảnh đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng , đưa nước ta vào giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước .
File đính kèm:
- LICH SU.doc