I. Học xong bài này, hs biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ,.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
- Yêu địa lí Việt Nam.
II. Một số loại bản đồ: Thế giới, Việt Nam,.
III. 1. Bản đồ
- GV treo các loại bản đồ lên bảng. Yêu cầu hs đọc tên.
- Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
- Đi đến kết luận.
• Muốn hs hiểu về tỉ lệ trên bản đồ, cho hs so sánh hình 3 trong sgk và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
2. Một số yếu tố của bản đồ
- Hs thực hiện theo nhóm.:
+ Các hướng trên bản đồ được quy định như thế nào ?
+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì ?
3. Trò chơi:
- Cách thức chơi: Mỗi dãy bàn chọn ra 4 bạn tạo thành một đội chơi.
Gv phát cho 4 hs trong tổ mỗi em một tấm bảng ghi 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, mỗi đội sẽ đứng đúng vị trí tấm bảng mình. Đội nào nhanh hơn, đội đó thắng.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Nguyễn Thị Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi) vai trò của hệ thống đê ven sông
- Dựa vào bản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức
- Có ý thức tôn trộng bảo vệ các thành quả lao động của con người
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông, (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét
HĐ1: Vị trí và hình dạng của ĐBBB
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên VN và y/c HS chú ý bản đồ
- GV y/c HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ
HĐ2: Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB
- Dựa vào ảnh ĐBBB và kênh chữ trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ ĐBBB do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các ĐB ở nước ta?
+ Địa hình của ĐB có đặc điểm gì?
- HS Y/c mỗi nhóm đại diện trả lời các câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe bổ sung
- GV lắng nghe, khen ngợi những HS trả lời tốt
HĐ3: Tìm hiểu sông ngòi ở ĐBBB
- Treo bản đồ/ lược đồ ĐBBB trên bảng và y/c HS quan sát
- GV tổ chức trò chơi: Thi đua kể tên các sông của ĐBBB
- Dựa vào vốn hiểu biết HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao lại có tên là sông Hồng?
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, hồ, ao thường ntn?
+ Mùa mưa của ĐBBB trùng với mùa nào trong năm?
+ Vào mùa mưa các sông ở đây ntn?
HĐ4:Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB
- Y/c HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Người dân ĐBBB đắp đê ven sông để làm gì?
+ Hệ thống đê ở ĐBBB có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm để sử dụng nước các con sông cho sản xuất ?
- Y/c HS trình bày kết quả
GV chốt: Ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn chặn lụt người ta đã đắp đê dọc 2 bên bờ sông
Củng cố dặn dò:
- Y/c 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới
- HS lên bảng thực hiện theo y/c của GV
- HS quan sát bản đồ
- 1 HS lên bảng
- Sông Hồng và sông Thái Bình
+ Thứ 2
- HS quan sát
+ Sông có nhiều phù sa cho nên nước quanh năm có màu đỏ
+ HS tự trả lời
- HS thảo luận từng cặp đôi và trả lời các câu hỏi
- 1 – 2 HS đọc
Ngày soạn:
Ngày giảng:
ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 13)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước
Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức
+ Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ
- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét
HĐ1: Chủ nhân của đồng bằng
* Làm việc cả lớp:
HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau:
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
- Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào ?
* Thảo luận nhóm
Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh, Thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?
- Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ?
- Vì sao nhà ở có đặc điểm đó ?
- Làng Việt Cổ có đặc điểm gì?
- Ngày nay nhà ở làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi ntn?
HĐ2: Trang phục và lễ hội
* Thảo luận nhóm
HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý:
- Hãy mô tả trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐBBB
- Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
- Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB
Củng cố dặn dò:
- Y/c 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Là nơi đông dân nhất nước
- Chủ yếu là dân tộc Kinh
- HS các nhóm lần trình bày kết quả từng câu hỏi
- Có nhiều nhà
- Được làm bằng gạch
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Trang phục truyền thống của người dân ĐBBB là: áo the, khăn xếp, áo tứ thân đầu quấn khăn hoặc đội nón quai thao
- Cầu cho năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu
- Thảo luận
Ngày soạn:
Ngày giảng:
ĐỊA LÍ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 14)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ
- Các công nghệ cần phải làm trong quá trình sản xuất gạo
- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Tôn trọng bảo vệ các thành quả của người dân
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
- Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐBBB
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ
- GV y/c HS trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB
- GV nhận xét
HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
* Làm việc cá nhân
- Y/c HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi:
+ ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước ?
+ Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ?
- GV giải thích đặc điểm của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho ĐBBB trồng được nhiều lúa gạo ; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo
* Làm việc cả lớp
- HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐBBB
+ Vì sao nơi đây có nhiều lợn, gà, vịt?
- Nhận xét câu trả lời của HS
HĐ2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
* Làm việc theo nhóm
Y/c HS dựa vào SGK thảo luận:
+ Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ ntn?
- Quan sát bảng số liệu trả lời câu hỏi SGK:
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?
Liên hệ: hiện nay rau xanh ở MB đang khan hiếm vì lũ lụt.
- HS các nhóm trình bày kết quả
- GV chốt ý:
- Y/c HS kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Củng cố dặn dò:
- Y/c HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các làng nghề
- GV kết thúc bài học
- 1 – 2 HS trả lời
- HS dựa vào tranh ảnh trả lời
+ Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB đã biết trông lúa nê ĐBBB trở thành vựa luaa thứ 2 của cả nước
+ Vất vả, nhiều công đoạn
- Tên các cây trồng và vật nuôi: Ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả. Trâu, bò, lợn
+ Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai
- Kéo dài từ 3 – 4 tháng, khi đó nhiệt độ giảm nhanh/hạ thấp
+ HS suy nghĩ trả lời
+ Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt
- 1 – 2 HS đọc
Ngày soạn:
Ngày giảng:
ĐỊA LÍ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 15)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở ĐBBB
- Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm lớn
- Xác lập mối quan hệ giữa giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất
- Có ý thức tôn trọng thành quả của người dân
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ
- GV y/c 2 HS lên bảng, thể hiện nội dung kiến thức được học về ĐBBB
- GV nhận xét
HĐ1: Nơi có hang trăm nghề thủ công truyền thống
* Mục tiêu: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở ĐBBB
* Cách tiến hành:
- Y/c HS quan sát tranh, ảnh và bằng hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB?
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết
+ Thế nào là nghệ nhân của thủ công?
- GV chuyển ý: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị nhữngg người thủ công lao động rất chuyên cần và phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định
* Các công đoạn sản xuất gốm
- HS các hình và trả lời câu hỏi trong SGK
+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì?
+ ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi gì để phát triển nghề gốm
- GV hỏi: Nhận xét gì về nghề gốm?
- Làm nghề gốm đòi hỏi nghệ nhân những gì?
- Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm gốm, cũng như các sản phẩm thủ công?
Liên hệ: Làng nghề Mã Châu
HĐ2: Chợ phiên ở ĐBBB
* Mục tiêu: Xác lập mối quan hệ giữa giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc theo nhóm
- HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì?
+ Chợ nhiều người hay ít người ?
+ Trong chợ có những loại hàng hoá nào?
- Y/c HS đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả
- GV giúp HS các nhóm hoàn thiện
câu trả lời
Củng cố dặn dò:
- GV y/c HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà làm và học bài cũ, chuẩn bị bài mới
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Là người làm thủ công giỏi
- HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Được làm từ đất sét đặc biệt
+ Có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm nghề gốm
- Làm nghề gốm rất vất vả Vì để tạo ra một sản phẩm gốm phải tiến hành nhiều công đoạn theo một trình tự nhất định
- Phải khéo léo nặn khi vẽ, khi nung
- Các nhóm HS dựa vào tranh ảnh, thảo luận trả lời câu hỏi
- Nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả trước lớp
- 2 HS đọc
File đính kèm:
- Dia ly phương.doc