I/ Mục tiêu bài học.
-Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Mông, Dao,.
-Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
-Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn :
+ Trang phục : mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
+ Nhà sàn : được làm bằng các vật liệu tự nhiên nhe gỗ, tre, nứa.
-HS khá, giỏi : Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở : để tránh ẩm thấp và thú dữ.
II/ Chuẩn bị: –Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III/ Các hoạt động dạy - học
1 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
_____ĐỊA LÍ _____
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu bài học.
-Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Mông, Dao,...
-Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
-Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn :
+ Trang phục : mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ...
+ Nhà sàn : được làm bằng các vật liệu tự nhiên nhe gỗ, tre, nứa.
-HS khá, giỏi : Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở : để tránh ẩm thấp và thú dữ.
II/ Chuẩn bị: –Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III/ Các hoạt động dạy - học
KTBC : Hãy chỉ vị trí của Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu đặc điểm của dãy núi này. GV chốt bài cũ và GT bài mới (đưa tranh một số dân tộc ở đó ra và GT)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Hoàng Liên Sơn - Nơi cư trú của một số dân tộc ít người
+Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
+Kể tên một số DT ít người ở Hoàng Liên Sơn.
+Xếp thứ tự dân cư theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+Người dân ở miền núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? vì sao?
==>GV kết luận : Hoàng Liên Sơn có dân cư thưa thớt. Ở đó có một số DT ít người như Thái, Dao, Mông ...
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về bản làng
+Bản làng thường nằm ở đâu?
+Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi?
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về chợ phiên, lễ hội và trang phục
+Nêu những hoạt động trong chợ phiên.
+Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ?
+Kể tên một số lễ hội của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+Nhận xét trang phục của một số dân tộc ở hình trong SGK
-HS đọc mục I và dựa vào vốn hiểu biết của mình để trả lời
-HS trình bày trước lớp, HS khác bổ sung rồi GV kết luận
-Đi bộ hoặc bằng ngựa
-HS dựa vào mục 2 SGK và xem tranh ảnh cộng với vốn hiểu biết để trả lời
+Bản làng thường nằm ở sườn núi hoặc thung lũng, mỗi bản rất ít nhà (10 nhà)
+Nhà sàn thường làm bằng tranh, tre, gỗ ... hiện nay có nơi lợp mái ngói
-HS dựa vào SGK tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời
-Là nơi mua bán trao đổi và nơi giao lưu văn hóa
-Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ ...
-Hội chơi núi, hội xuống đồng ..
-Cách ăn mặc của họ rất riêng thường tự may, thêu trang trí rất công phu và có màu sặc sỡ
=>2 HS đọc bài học SGK / 76
IV/ Củng cố, dặn dò
Học bài và chuẩn bị bài 3 (đọc và trả lời câu hỏi)
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
File đính kèm:
- T3.doc