I.MỤC TIÊU
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, mũi Cà Mau trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam
- Tranh ảnh thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
37 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Kì II - Trường Tiểu học Hợp Thanh B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn Trà
- Từ thành phố em có thể đi tới Đà Nẵng bằng phương tiện gì?
Từ thành phố Hà Nội có thể đi tới Đà Nẵng bằng các phương tiện giao thông là
: ô tô, máy bay, tàu hoả...
- Vì sao Đà Nẵng lại là một thành phố cảng?
-> Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mối giao thông) của nhiều tuyến đường giao thông
b) Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
- Yêu cầu HS dựa vào bảng kê trong SGK TLCH ở mục 2
- Gv cho học sinh liên hệ bài 21 để thấy mối liên hệ giữa sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra và hàng chở đi nơi khác.
c) Đà Nẵng - địa điểm du lịch
- Quan sát hình 1 và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó thường nằm ở đâu?
- Vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch?
-> ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi.Đây là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách, có bảo tàn Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Chăm.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chỉ vị trí Đà Nẵng trên bản đồ.
- Vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
HS làm việc theo cặp:
- HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
- HS quan sát hình ở SGK và nêu, chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam .
+Vì có vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn.
+ Vì có cảng biển Tiên Sa nên tàu to, tàu nhỏ cập bến rất thuận lợi.
+ Hàng chuyên chở bằng tàu biển có rất nhiều loại.
- HS trả lời.
- HS trao đổi nhóm đôi rồi trình bày trước lớp.
- HS kể
- Vài HS trả lời.
2-3 Hs đọc phần bài học.
Địa lý
Tiết31 : Biển, đảo và quần đảo
Mục tiêu: HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí vinh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầuu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển và đảo, quần đảo nước ta.
- Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III. các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao Đà Nẵng lại là một thành phố cảng?
GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
2.1. Vùng biển Việt Nam
- HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
- Biển nước ta có diện tích là bao nhiêu ?
- Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
- HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
2.2.Đảo và quần đảo
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
- Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ?
- Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không ?
- Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất ?
- Nêu đặc điểm của các đảo ở vịnh Bắc Bộ. Các đảo ở đây được hình thành do nguyên nhân nào?
- Các đảo, quần đảo ở miền Trung và phía Nam có đặc điểm gì ?
- Các đảo, quần đảo nước ta có giá trị gì ?
- GV cho Hs xem tranh ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nớc ta.
C. Củng cố- dặn dò.
- GV tổng kết bài:
- Dặn HS chẩn bị bài sau: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển việt Nam.
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời.
- HS nhận xét.
- HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày
- HS chỉ trên bản đồ
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận theo các câu hỏi.
- HS các nhóm trình bày kết quả theo từng câu hỏi.
- HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền ( Bắc, Trung, Nam ) trên bản đồ và nêu giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
- HS đọc ghi nhớ.
.
Địa lý
Tiết32: Khai thác khoáng sản và hải sản
ở vùng biển Việt Nam
I.Mục tiêu
HS biết:
Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản ở nước ta.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II.Đồ dùng dạy- học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí, hải sản, ô niễm môi trường biển.( GV,HS sưu tầm)
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ.
-Thành phố Huế được xây dựng cách đây bao lâu? Vì sao du lịch rất phát triển ở Huế?
- GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
a) Khai thác khoáng sản
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết, SGK, TLCH:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang
khai thác khoáng sản đó.
- GV hoàn thiện các câu trả lời của HS.
-> Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
b) Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết, SGK, TLCH:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản ở nước ta (Hình 3-7)
-> Nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển: đánh bắt cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển; làm tràn dầu khí chở dầu trên biển.
C. Củng cố- dặn dò.
- ở nước ta có những tài nguyên khoáng sản quan trọng nào? Được dùng để làm gì?
- Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
HS làm việc theo cặp, TLCH:
+ dầu mỏ và khí đốt
+ dầu, khí đốt, cát trắng..
-Thảo luận nhóm 4-> phát biểu
+ hàng nghìn loài cá, hàng chục loài tôm, hải sâm, bào ngư,..
+ khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam.
- HS nghe
2-3 Hs trả lời
2 HS đọc phần bài học.
Địa lý
Tiết33 : Ôn tập
I. Mục tiêu: HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ tự nhiên, hàn chính Việt Nam
- Bảng hệ thống cho HS điền.
III. các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- ở nước ta có những tài nguyên khoáng sản quan trọng nào? Được dùng để làm gì?
- Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài
. Ôn tập
2.1. Câu 1
- Gọi HS lên chỉ tren bản đồ các địa danh theo yêu cầu của câu 1.
- GV nhận xét.
2.2.Câu 2
- Gọi HS đọc yêu cầu 2
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố, đặc điểm tiêu biểu
- GV nhận xét.
C. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập ( tiết 2)
Địa lý
Tiết34 : Ôn tập
I. Mục tiêu: HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ tự nhiên, hàn chính Việt Nam
III. các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
Chỉ trên bản đồ ĐLTN VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài
2. Ôn tập
2.1. Câu 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 1 vài HS trả lời miệng.
- GV nhận xét.
2.2.Câu 4
- Gọi HS đọc yêu cầu 2
- GV cho HS khoanh vào ý đúng trong SGK
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
ý 1: d ý 2: b ý 3: b ý 4: b
2.3 Câu 5
- GV nêu yêu cầu, cho HS làm cá nhân nối vào SGK.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
1-b, 2-c, 3-a, 4-d, 5-e, 6-đ.
2.4. Câu 6
+ Kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta.
- GV hoàn thiện câu trả lời.
C. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: KT cuối năm.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc
- Vài HS trả lời
- 1 HS đọc
- Làm việc cá nhân.
Làm việc cá nhân.
- Vài HS kể: muối, dầu mỏ, khí đốt, hải sản,
Địa lí
Bài: Kiểm tra cuối năm
I/ Mục tiêu
Kiểm tra HS các kiến thức về phân môn địa lý mà các em đã học trong học kì II đó là:
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Vùng biển Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy- học
Bài kiểm tra phô tô cho từng HS. (BGH ra đề)
III/ Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định lớp
B. Nội dung
1.Giới thiệu
2.Phát đề
3.Làm bài
4.Thu bài
5.Nhận xét.
-GV ổn định lớp.
-GV giới thiệu tiết kiểm tra.
-GV phát đề
-Lưu ý HS làm bài.
-Gv quan sát HS làm bài.
-GV thu bài.
-GV nhận xét chung.
-HS ổn định.
-HS nghe.
-HS nhận đề.
-HS nghe.
-HS làm bài.
-HS nộp bài.
-HS nghe.
File đính kèm:
- KỲ 2.doc