Giáo án Địa lý 4 - Kì I - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

I/ MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS biết:

- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu).

- Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc36 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Kì I - Trường Tiểu học Hợp Thanh B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ hai của cả nước? + Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở ĐBBB? -Cho HS đọc ghi nhớ. 4.Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS sưu tầm tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời + ĐBBB có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa + Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc + Nơi đây còn trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá tôm... -HS nghe. -HS thảo luận nhóm 4 + Mùa đông lạnh kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ xuống thấp. + Thuận lợi: Trồng cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua,...). Khó khăn: Rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. + Có su hào, bắp cải, cà rốt, xà lách,... -HS nghe. -2,3 HS nêu. -HS đọc. -HS nghe. Địa lí Tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) I/Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công, chợ phiên của người dân ĐBBB. Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm. Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất. Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân . II/ Đồ dùng dạy- học Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên của người dân ĐBBB. III/ Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ + Nêu những nguyên nhân khiến cho ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? + Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở ĐBBB? -GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài -GV giới thiệu bài. 2.Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống. -Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ ? + Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ? + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? -> Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định. 3. Chợ phiên -Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời: + Nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm ? + ở địa phương em có nghề thủ công truyền thống gì? B1: Cho HS dựa vào tranh ảnh và trả lời + Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểmgì? ? + Mô tả lại chợ phiên ? -> Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống sản xuất của người dân. + Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB? + Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì? -Cho HS đọc ghi nhớ. 4.Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS sưu tầm tranh, ảnh Hà Nội. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS thảo luận theo nhóm 4 + Người dân ở ĐB Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau... + Khi cả làng cùng làm một nghề thủ công như: Làng gốm ở Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc ở Hà Tây... + Nghệ nhân là người làm nghề thủ công giỏi -HS quan sát tranh, TL + Nhào luyện đất, tạo dáng, phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò ra -Vài HS nêu. -HS dựa vào tranh ảnh, trả lời. + Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Chợ họp vào các ngày nhất định và không trùng nhau -HS mô tả -2,3 HS nêu. -HS đọc. -HS nghe. Địa lí Tiết16: Thủ đô Hà Nội I/ Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học. Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội. II/ Đồ dùng dạy- học Tranh, ảnh về Hà Nội. Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ Hà Nội. III/ Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ + Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB? + Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì? -GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài -GV giới thiệu bài. 2.Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB -GV treo bản đồ hành chính và giới thiệu: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc. -Gọi HS chỉ vị trí Hà Nội + Hà Nội giáp những tỉnh nào? + Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? -> Thủ đô HN nằm ở trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi để thông thương với các vùng. Từ HN có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. HN được coi là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBBB, miền Bắc và cả nước. 3. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển -Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết, tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi: + HN còn có những tên gọi nào khác? + Tới nay HN bao nhiêu tuổi ? + Phố có đặc điểm gì? + Khu phố mới có đặc điểm gì ? + Kể tên danh lam thắng cảnh, di tích LSử của Hà Nội? 4. Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. -GV giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới trên bản đồ Hà Nội. -GV cho các nhóm thảo luận: + Tại sao nói HN là trung tâm chính trị ? + HN là trung tâm kinh tế ? + HN là trung tâm văn hoá, khoa học? + Kể một số trường đại học, viện bảo tàng...ở Hà Nội? -GV gọi 1 số HS lên chỉ vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, -Cho HS đọc ghi nhớ. + Chỉ vị trí của thủ đô HN trên bản đồ hành chính VN. + Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học hàng đầu nước ta? 4.Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. - HS lắng nghe và theo dõi -Vài em lên chỉ vị trí + Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, + đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. -HS nghe. -HS thảo luận -> phát biểu. + Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan + Tính đến năm 2007 là 997 năm( tuổi). + Phố cổ sầm uất, buôn bán tấp nập... + to đẹp hơn, sầm uất hơn + Văn miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm,.. -HS xem. -Thảo luận nhóm 4 -> phát biểu + Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất đât nước + Nơi có các trung tâm công nghiệp, thơng mại. giao thông lớn nhất... + Nơi tập trung các viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng... - HS nêu -Vài HS lên chỉ trên bản đồ HN. -HS đọc. -2,3 HS nêu. -HS nghe. Địa lí Tiết 17: Ôn tập cuối kì I I/ Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Hệ thống hoá các kiến thức về phân môn địa lý mà các em đã học trong học kì một vừa qua đó là: + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du. + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó HS tự hệ thống và thiết lập được mối liên hệ về điều kiện tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người từng vùng miền. II/ Đồ dùng dạy- học Tranh, ảnh về các hoạt động sản xuất của người dân các vùng miền. Bản đồ hành chính, tự nhiên Việt Nam. III/ Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ + Chỉ vị trí của thủ đô HN trên bản đồ hành chính VN. + Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học hàng đầu nước ta? -GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài -GV giới thiệu bài. 2.Miền núi và trung du -Gọi HS lên chỉ dãy HLS, vùng trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên. -GV cho HS thảo luận theo nhóm 6 các câu hỏi: + Nêu vị trí, đặc điểm của dãy núi HLS ? Nêu một số dặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân HLS? + Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh ở đây là trồng các loại cây gì? + Tây Nguyên có những hoạt động sản xuất nào nổi bật? + Thành phố Đà lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch? 3.Đồng bằng Bắc Bộ -Gọi HS lên chỉ vị trí ĐBBB. + Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? ĐBBB có đặc điểm gì về địa hình và sông ngòi? Kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ? - Lễ hội ở ĐBBBộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên một số lễ hội? + Đê của ĐBBB có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê? + Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc điểm gì? 4.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. -Dặn HS tiết sau kiểm tra cuối kì I. -2 HS trả lời. -HS nhận xét. -HS nghe. -Vài HS lên chỉ. -Thảo luận -> trình bày. + Dãy HLS nằm ở phía Bắc của nước ta, nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta. Dân cư thưa thớt chủ yếu là người Thái, Dao, Mông.Họ trồng lúa, ngô,.trên nương rẫy, ruộng bậc thang + Vùng trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, trồng nhiều cây ăn quả và chè. +Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác sức nước và rừng. + Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều rau qủa, rừng thông, thác nước và biệt thự đẹp -HS lên chỉ. + Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. ĐBBB bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ.ĐBBB trồng cây lương thực và rau xứ lạnh, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. + Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và thu để cầu chúc năm mới khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, + Đê để ngăn lũ lụt . Cần bảo vệ và tu bổ đê một cách thường xuyên. - Thủ đô nằm ở trung tâm ĐBBB là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước.. -HS nghe. Địa lí Tiết 18: Kiểm tra cuối kì I I/ Mục tiêu Kiểm tra HS các kiến thức về phân môn địa lý mà các em đã học trong học kì một vừa qua đó là: + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du. + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. II/ Đồ dùng dạy- học Bài kiểm tra phô tô cho từng HS. (BGH ra đề) III/ Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.ổn định lớp -GV ổn định lớp. B. Nội dung 1.Giới thiệu -GV giới thiệu tiết kiểm tra. 2.Phát đề -GV phát đề 3.Làm bài -Lưu ý HS làm bài. -Gv quan sát HS làm bài. 4.Thu bài -GV thu bài. -5.Nhận xét .GV nhận xét chung. -HS ổn định. -HS nghe. -HS nhận đề. -HS nghe. -HS làm bài. -HS nộp bài. -HS nghe.

File đính kèm:

  • docKỲ 1.doc