I. MỤC TIÊU
- Biết môn LS & ĐL ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đền buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn LS & ĐL góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới.
- Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
48 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Đặng Văn Tùng - Trường TH Giao Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tầm tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định
2.KTBC
- Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét và bổ sung.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Nơi có hàng trăm nghề thủ công
* Hoạt cá nhân
- GV cho HS dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công )
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
-GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ.
GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định.
* Hoạt động nhóm
-GV cho HS các nhóm quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ mà em biết.
+ Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
- GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống.
-HS trả lời.
- HS khá (giỏi) trả lời.
-HS thảo luận nhóm.
-HS trình bày kết quả quan sát :
+ Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị
+ Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn
-HS khác nhận xét, bổ sung.
c.Chợ phiên
* Hoạt động cá nhân
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi :
+ Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ).
+ Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
- HS trả lời.
4.Củng cố
- GV cho HS đọc phần bài học trong khung.
- Cho HS điền quy trình làm gốm vào bảng phụ.
- 3 HS đọc.
- HS trả lơì câu hỏi.
5.Tổng kết - Dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
-Nhận xét tiết học.
-HS cả lớp .
Ngày soạn: . . . . . . . . . . TUẦN 16
Ngày dạy: . . . . . . . . . .
Bài 15: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB.
+ Hà Nộilà trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ lược đồ thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
* HS khá (giỏi): dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố).-HS biết :Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ VN.
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, thêm yêu quý, tự hào về thủ đô, giữ gìn vẻ đẹp của thủ đô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN, bản đồ Hà Nội.
- Sưu Tầm tranh, ảnh về Hà Nội.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định
2.KTBC
- Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
- Nêu đặc điểm chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét và bổ sung.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ
* Hoạt động cả lớp
- GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính,giao thông, VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
+ Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội.
+ Trả lời các câu hỏi:
+ Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
+ Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào ?
+ Cho biết từ tỉnh (thành phố ) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát bản đồ.
- HS lên chỉ bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
c.Thành phố cổ đang ngày càng phát triển
* Hoạt động nhóm
- HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu?tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
- GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới
- Các nhóm trao đổi thảo luận.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bản đồ.
d.Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước
* Hoạt động nhóm
- Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi:
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị.
+ Trung tâm kinh tế lớn.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học.
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
- GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ) .
- GV treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ .
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lê chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
4.Củng cố
- GV cho HS đọc bài học trong khung.
- HS đọc.
5.Tổng kết - Dặn dò
- Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố Hải Phòng”.
- HS cả lớp.
Ngày soạn: . . . . . . . . . . TUẦN 17
Ngày dạy: . . . . . . . . . .
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Phiếu học tập.
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
Vị trí miền núi, trungdu và ĐBBB
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV treo bản đồ địa lý tự nhiên VN và yêu cầu HS lên bản chỉ bản đồ.
- GV nhận xét và ghi điểm.
- 2 HS lên bảng chỉ dãy Hoàng Liên Sơn và đỉnh Phan-xi-păng.
- 2 HS lên bảng chỉ trên bản đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- 2 HS lên bảng chỉ Vị trí ĐBBB và thủ đô Hà Nội.
- Các HS còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung.
1. Hoạt động 2: làm việc cặp đôi.
Đặc điểm thiên nhiên
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Yêu cầu HS tìm thông tin điền vào bảng.
- 2 HS thảo thuận hoàn thiện bảng.
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Đồng Bằng Bắc Bộ
Địa hình
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
Khí hậu
. . . . . . . . . . . . . . . .
. .. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
- Yêu cầu HS trả lời.
- Nhận xét.
- HS trả lời
- HS bổ sung.
1. Hoạt động 3: làm việc theo nhóm.
Con người và hoạt động
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức.
- Các nhóm nhận phiếu học tập và làm việc thheo nhóm.
Đặc điểm
Hoàng Liên Sơn
T. Nguyên
ĐBBB
Con người và hoạt động sinh hoạt
Dân tộc
Trang phục
Con người và hoạt động sản xuất
Trồng trọt
Nghề thủ công
Chăn nuôi
Khai thác khoán sản
Khai thác sức nước và rừng
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Các nhóm trả lời.
- Các nhóm bổ sung.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung đã tìm hiểu.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị KT cuối HKI.
- Nhận xét tiết học.
Ngày kiểm: . . . . . . . . . . TUẦN 18
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
II. ĐỀ BÀI (văn bản đính kèm).
III. ĐÁP ÁN (văn bản đính kèm).
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM
ĐỊA LÍ
ĐIỂM
1 - 2
3 - 4
>5
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SỐ LƯỢNG
LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
ĐIỂM
1 - 2
3 - 4
>5
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SỐ LƯỢNG
File đính kèm:
- DIALI4.doc