Giáo án Địa lý 4 (chuẩn)

 

I. MỤC TIÊU :

- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Một số bản đồ Việt Nam, thế giới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 (chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Hoạt động 3: Làm việc từng cặp: - GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu? - Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết. * GV nói: Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm. 4.Củng cố : (liên hệ BVMT) - 2 HS đọc bài trong khung. - Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này. - Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch. 5/ Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo” - HS trả lời. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại. -Cả lớp quan sát , trả lời . - HS quan sát và trao đổi với nhau để trả lời. + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN . + Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên , cảng sông Hàn gần nhau . - HS quan sát và nêu. - 2 HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi. - HS cả lớp . - HS liên hệ bài 25. - 2 HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi. - HS tìm. - HS đọc . - HS đọc. - HS tìm và trả lời . - Cả lớp, lắng nghe về nhà thực hiện. T32 Địa lí (Lớp 4) BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I.MỤC TIÊU : - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn, với nhiều đảo và quần đảo. - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. * HS khá giỏi: + Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta. + Biết vai trò của biển, đảo, quần đảo đối với nước ta: Kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quí, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và phát triển các cảng biển. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - BĐ Địa lí tự nhiên VN. - Tranh, ảnh về biển , đảo VN. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: HS hát . 2.Kiểm tra bài cũ : - Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng. - Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch ? * GV nhận xét, ghi điểm . 3/.Bài mới : a/.Giới thiệu bài: - GV ghi tựa bài lên bảng b/.Giảng bài: 1/.Vùng biển Việt Nam: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm2 - GV cho HS quan sát hình 1, -Yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc SGK để trả lời câu hỏi sau: + Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? + Chỉ vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan trên lược đồ . + Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta - Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau: + Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? + Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? - Gọi HS trình bày kết quả. - GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta. 2/.Đảo và quần đảo : * Hoạt động2 : Làm việc cả lớp - GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? + Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? + Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? - GV nhận xét phần trả lời của HS. * Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm bàn : - Yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau: - Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ. - Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào? - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? - Gọi HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. 4.Củng cố : - Gọi HS đọc bài học trong SGK. - Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. - Gọi HS lên chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”. - HS hát . - HS trả lời . - HS nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại. - HS quan sát - 2 HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung . - HS trình bày. - HS nối tiếp nhau trả lời. - HS khác nhận xét. - HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận . - HS trình bày. - 2 HS đọc. - HS nêu. - 1 HS lên chỉ và mô tả. - Cả lớp, lắng nghe về nhà thực hiện. T33 Địa lí (Lớp 4) KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM I.MỤC TIÊU : - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển, ). + Khai thác khoàng sản: dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuội trồng hải sản. + Phát triển du lịch. - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta. * HS khá giỏi: + Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản. + Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ địa lí tự nhiên VN. - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN. - Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển. * BVMT: Chúng ta cần khai thác khoán sản,hải sản một cách hợp lí để bảo vệ môi trường sống cho con người.(liên hệ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/.Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 2/.Kiểm tra bài cũ : - Hãy mô tả vùng biển nước ta . - Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta . - GV nhận xét, ghi điểm . 3/.Bài mới : a/.Giới thiệu bài: - GV ghi tựa bài lên bảng b.Giảng bài: - GV hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào? 1/.Khai thác khoáng sản : * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp: - Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau: + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì? + Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì? + Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó. - Gọi HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu. 2/.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản : * Hoạt động2: Làm việc theo nhóm 4 - GV Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý: + Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản. + Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ. + Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? - Gọi các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản. - GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn. 4/.Củng cố : (liên hệ BVMT) - GV gọi HS đọc bài trong khung. - Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ? 5/. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”. - HS chuẩn bị . - HS trả lời . -HS nhắc lại. - HS trả lời . - 2 HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi. - HS các nhóm trình bày kết quả . - Nhóm khác nhận xét. - 4 HS tạo thành một nhóm trao đổi,thảo luận ghi kết quả vào phiếu. - HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc - HS trả lời. - HS cả lớp. T34 Địa lí (Lớp 4) ÔN TẬP ĐỊA LÍ I/.MỤC TIÊU : - Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam: + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phăn-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên. + Một số thành phố lớn. + Biển Đông, các đảo và quần đảo chính, - Hê thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. - Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên. - Hệ thống hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ địa lí tự nhiên VN. - Bản đồ hành chính VN. - Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. - Các bản hệ thống cho HS điền. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.Kiểm tra bài cũ : - Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển . - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ . - GV nhận xét, ghi điểm. 3/.Bài mới : a/.Giới thiệu bài: - GV ghi tựa bài lên bảng b/.Giảng bài: * Hoạt động1 : Làm việc cả lớp: - Gọi HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: + Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên. + Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ. - Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. - GV nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau: Tên TP Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Đà Lạt TP HCM Cần Thơ - GV Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ. 4/.Củng cố : - GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập . 5/. Dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương . - Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo . - Cả lớp. - HS trả lời . - HS khác nhận xét. - Một số HS lên chỉ BĐ. - HS cả lớp nhận xét . - HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống . - HS trả lời . - Cả lớp. T35 Địa lí (Lớp 4) KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

File đính kèm:

  • docGA DIA LI LOP 4.doc
Giáo án liên quan