A/ Mục tiêu: HS biết:
- Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; Nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục đia phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ Việt nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản nước ta.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan nghỉ mát ở vùng biển.
B/ Đồ dùng dạy học:
7 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí - Tiết 32: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khi đi tham quan nghỉ mát ở vùng biển.
B/ Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
I/ Tổ chức
Hát
II/ Kiểm tra:
- Biển, đảo và quần đảo nước ta có những đặc điểm gì?
- Nêu vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta?
Nhận xét - cho điểm
-HS trả lời
- Nhận xét.
III/ Bài mới: GTB
1. Khai thác khoáng sản.
* HĐ1: Làm việc nhóm đôi.
- Đọc SGK
2 hs đọc
- Tài nguyên, khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
- Dầu khí, cát trắng
- Nước ta dang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu? Dùng để làm gì?
- Dầu khí ở biển Đông, chủ yếu dùng để xuất khẩu,...
- Tìm và chỉ trên bản đồ những khoáng sản đó?
HS lên bảng chỉ.
GV: Hiện nay dầu khí của nước ta đang được khai thác chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xd nhà máy lọc và chế biến dầu.
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
*HĐ2: Thảo luận nhóm
Quan sát tranh ảnh và thảo luận theo câu hỏi nhóm mình. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
N1: Nêu những dẫn chứng cho thấy biển nước ta có rất nhiều hải sản?
- Có hàng nghìn loại cá, hàng chục loại, tôm, hải sản, bào ngư,..
N2: Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra ntn?
- Ở khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam,...
N3: Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ sản phẩm?
-Khai thác-> chế biến->đóng gói-> chuyên chở-> xuất khẩu.
N4: Ngoài đánh bắt hải sản, nhân dân ta còn làm gì để có thên nhiều hải sản?
Nuôi các loại hải sản
N5: Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển?
Đánh cá bằng mìn, điện, vứt rác thải xuống biển, làm tràn dầu khí
Các nhóm bổ xung.
GV: Vùng biển nướcta có rất nhiều hải sản quý. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển khắp các vùng biển.
- IV/ Hoạt động nối tiếp
- Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt môi trường?
Đọc ghi nhớ SGK.
- Nếu được đi biển em sẽ làm gì để giữ gìn vệ sinh môi trường biến?
- Chuẩn bị cho phần tổng kết
HS trả lời.
Địa lí
Tiết 33: Ôn tập
A/ Mục tiêu: HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- Trình bày một số điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
B/ Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt nam.
Bảng phụ ( ghi nội dung hệ thống các thành phố và các đặc điểm tiêu biểu)
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
HĐcủa trò
I/ Tổ chức
Hát
II/ Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ học
III/ Bài mới: GTB
*HĐ1: Hoạt động cả lớp.
Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam:
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - Păng: đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung: các cao nguyên ở Tây Nguyên.
4 - 5 HS lên chỉ.
HS khác nhận xét.
- Các thành phố lớn: Hà Nội, Hải phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
7-8 hs lên chỉ.
HS khác nhận xét.
- Biển đông; quần đảo Hoàng Sa, Truờng Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
5 -6 hs lên chỉ
HS khác nhận xét.
- GV nhận xét
* HĐ2: Làm việc theo nhóm
GV phát phiếu cho hs
HS điền và bảng theo y/c của GV
Tên thành phố
Đặc điểm tiêubiểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP Hồ Chí Minh
Cần Thơ
HS phát biểu - Nhận xét
Đổi phiếu - Kiểm tra - Bổ xung
VI. Hoạt động nối tiếp
- Nơi em đang sống là TP nào? Thuộc tỉnh nào? Chỉ trên bản đồ.
- TP Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
HS chỉ trên bản đồ.
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập tiếp
Địa lí
Tiết 34 : Ôn tập học kỳ II
A/ Mục tiêu: HS biết:
- So sánh, hệ thống hoá mức đơn giản các kiến thức đã học về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của con người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên Hải Miền Trung.
- Trình bày một số điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
B/ Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt nam.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
I/ Tổ chức
Hát
II/ Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ học
III/ Bài mới: GTB
*HĐ1: Hoạt động cả lớp.
- Kể tên một số dân tộc sống ở:
HS phát biểu
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Dao, Mông, Thái...
+ Tây Nguyên
Gia - rai, Ê - đê, Ba - na, Xơ - đăng,...
+ Đồng bằng Bắc Bộ.
chủ yếu là người Kinh.
+ Đồng bằng Nam Bộ
Kinh. Khơ - me, Chăm, Hoa.
+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung
Kinh, Chăm,...
GV KL: Trên mọi miền đất nước, các dân tộc đều sống hoà thuận, cùng nhau phát triển kinh tế...
HĐ2: Hoạt động cá nhân.
HS làm trong thời gian 4 phút
- HS làm câu hỏi 4,5 SGK
- GV theo dõi, bổ xung.
Đáp án: Câu 4 ( d, b, b, b)
Câu 5: (1 -b; 2 - c; 3- a; 4 - d; 5 - e; 6 - d)
Trao đổi kết quả trước lớp
Nhận xét - bổ xung
IV. Hoạt động nối tiếp
- Khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
HS nghe.
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị cho giờ sau KT
Lịch sử và Địa lí ( Tăng)
Tiết 32: Thực hành các kiến thức về lịch sử và địa lí tuần 32
A/ Mục tiêu: HS biết:
- Củng cố các kiến thức về Kinh thành Huế. Biết trình bày cảm xúc của mình về kinh thành Huế qua một đoạn văn ngắn.
- Củng cố các kiến thức về khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
- Biết tự hào về đất nước con người Việt Nam.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập lịch sử, địalí
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
I/ Tổ chức
Hát
II/ Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ học
III/ Bài mới: GTB
1. Lịch sử. ( Làm vở BT)
Trò chơi: Quan sát lược đồ kinh thành Huế.
Đọc phần yêu cầu của trò chơi
- Y/C hs vẽ đường đi của mình lên sơ đồ.
Cửa Chánh Tây -> của tây Hoàng Thành -> Ngọ Môn -> Điện Thái Hoà.
- Viết một đoạn văn ngắn mô tả vẻ đẹp của một công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết qua sách báo, ti vi.
HS viết 5 -7 phút.
HS đọc trước lớp.
Trao đổi - nhận xét.
2. Địa lí.( Làm vở BT)
- Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản ở Biển Đông?
Dầu khí, cát trắng, muối
- Em hãy kể tên một số hải sản quý ở vùng biển nước ta?
- cá chim, cá thu, cá nhụ, ca hồng,...
Tôm hùm, tôm he,hải sâm, bào ngư, sò huyết, ốc hương,...
- Theo em những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất nước ta?
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang
- Sắp xếp các hình trong VBT 58 theo thứ tự từ đánh bắt đến xuất khẩu?
đ -> b->d->c->a
IV. Hoạt động nối tiếp
- Khen ngợi những em làm bài tốt.
HS nghe.
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị cho giờ sau KT
Lịch sử và Địa lí ( Tăng)
Tiết 33: Thực hành các kiến thức về lịch sử và địa lí tuần 33
A/ Mục tiêu: HS biết:
- Củng cố các kiến thức về lịch sử, các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu dựng nước thời Nguyễn.
-Củng cố các kiến thức về vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
-Luyện kỹ năng trình bày một số điểm tiêu biểu của các thành phố đã học
- Biết tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập lịch sử, địalí
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
HĐcủa trò
I/ Tổ chức
Hát
II/ Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ học
III/ Bài mới: GTB
1. Lịch sử. ( Làm vở BT)
- Điền tiếp vào chỗ trống nội dung thích hợp để phản ánh công lao lớn của các nhân vật lịch sử sau đây.
HS làm bài trong vở BTLS
Các vua Hùng
Lập nên nước Văn Lang
An Dương Vương
Phát triển vũ khí, nông nghiệp, XD thành cổ loa.
Ngô Quyền,...
( Tương tự - hs tự hoàn thiện)
Trao đổi trước lớp - Nhận xét - bổ xung.
- Điền những thông tin cần thiết cho một số khu di tích lịch sử trong bài 2 (40)
HS làm bài
VD: Đền Hùng: Phong Châu - Phú Thọ: Được xây dựng dưới triều đại Hùng Vương
Thành Cổ loa: Đông Anh - Hà Nội Triều đại An Dương Vương,....
2. Địa lí.( Làm vở BT)
- Điền vào lược đồ ( BT 1 - 60)
HS điền
- Điền những đặc điểm tiêu biểu của một số TP lớn ( 61- SBT)
- Kể tên một số dân tộc sống ở hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, ...
HS làm
HS làm vở trang 61 - 62.
IV. Hoạt động nối tiếp
- Khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt.
HS nghe.
- Nhận xét giờ
Lịch sử và Địa lí ( Tăng)
Tiết 34: Thực hành các kiến thức về lịch sử và địa lí tuần 34
A/ Mục tiêu: HS biết:
- Củng cố ôn tập, hệ thống hoá kiến thức về quá phát triển của lịch sử nước ta từ buổi dựng nước đến giữa thế kỷ thứ XIX..
- Củng cố, hệ thống hoá mức đơn giản các kiến thức đã học về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của con người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên Hải Miền Trung.
- Biết tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập lịch sử, địalí
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
HĐcủa trò
I/ Tổ chức
Hát
II/ Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ học
III/ Bài mới: GTB
1. Lịch sử. ( Làm vở BT)
HS làm VBT
- Quan sát băng thời gian và ghi và chỗ trống những sự kiện chính trong lịch sử dân tộc.
VD: Khoảng 700 năm TCN: Nhà nước Văn Lang ra đời....
- Hoàn thành bảng trang 41
HS làm
Trao đổi bài - Nhận xét.
- Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày sơ lược tiến trình phát triển của lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương cho tới thời Nguyễn?
HS viết vào VBT
5 - 6 hs trình bày bài viết của mình.
Các bạn khác nhận xét - bổ xung.
2. Địa lí.( Làm vở BT)
HS làm VBT
- Đọc yêu cầu bài 4 ( 62)
HS đọc
- Làm bài 4 vào vở
HS làm. VD:
+ Tây Nguyên -> Nhiều đất đỏ ba gian, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
+ Đồng bằng Bắc Bộ: Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau quả xứ lạnh .
- Em hãy kể một số các hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta?
- Nhiều hs phát biểu: Khai thác khoáng sản, muối, dầukhí...
IV. Hoạt động nối tiếp
- Khen ngợi những em chuẩn bị bài tốt.
HS nghe.
- Nhận xét giờ
File đính kèm:
- dia li tuan 32 - 34.doc