Giáo án Địa lí 9 tiết 49 - 52

ĐỊA LÝ THANH HOÁ (tiết 2)

 I . Mục tiêu bài học:

 - Cho học sinh hiểu được đặc điểm dân cư, lao động của Thanh Hoá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế như thế nào?

- Hiểu được đặc điểm chung của kinh tế Thanh Hoá.

- Rèn kuyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích số liệu bản đồ và tìm hiểu thực tế.

 II . Phương tiện dạy học cần thiết:

 Bản đồ Thanh hoá:

- Tự nhiên.

- Dân cư.

- Kinh tế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 tiết 49 - 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : :10 /04 /2013 Tiết 49: Bài 42 địa lý thanh hoá (tiết 2) I . Mục tiêu bài học: - Cho học sinh hiểu được đặc điểm dân cư, lao động của Thanh Hoá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế như thế nào? - Hiểu được đặc điểm chung của kinh tế Thanh Hoá. - Rèn kuyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích số liệu bản đồ và tìm hiểu thực tế. II . Phương tiện dạy học cần thiết: Bản đồ Thanh hoá: Tự nhiên. Dân cư. Kinh tế. III . Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: 1HSY: Qua thực tế nhận xét dân số và sự gia tăng dân số ở Thanh Hoá? 2* Nguyên nhân của sự tăng dân số? 3HSY: . Hậu quả. 4* Biện pháp? 5. Đặc điểm, kết cấu dân số? (giới, theo độ tuổi, lao động, dân tộc). 6HSY: Mật độ dân số? 7. Phân bố dân cư, loại hình dân cư? 8* Nhận xét về tình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế ở Thanh Hoá (liên hệ ở Bỉm Sơn). + Hoạt động của thầy: 1. Cho các nhóm báo cáo kết quả , nhận xét. 2. Giáo viên chuẩn xác kiến thức + Hoạt động của trò: 1.* Nhận xét kinh tế Bỉm Sơn trong thời gian qua? 2HSY: Nhận xét kinh tế của Thanh Hoá so với cả nước? - GDP/ng: 2001 là 319 USD. 2005 là 460 USD. - Bỉm Sơn: 2002 là 719 USD. 2005 là 1413 USD. III. Dân cư lao động: - Số dân: 3.673.225 người (2005) - GTTT: 1,5%(1998) , 1,4% (1999) . 1,045% (2005) - Kết cấu dân số : + Theo giới : + Tỉ lệ nữ : 51,01% + Tỉ lệ nam : 48,99% - Theo độ tuổi : + Dưới 14 tuổi : 35,3% + Từ 15- 64 tuổi : 56,2% + Trên 64tuổi : 8,5 % - Theo lao động : + Trong độ tuổi lao động : 97,7% + Ngoài độ tuổi lao động : 2,3% - Phân bố dân cư : Mật độtrungbình:330 người/km2(2005) Phân bố dân cư không đều. Các loại hình cư trú: - Thành thị. - Nông thôn. - Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế IV. Kinh tế: 1. Đặc điểm kinh tế chung: - Kinh tế phát triển khá nhanh. - Năm 1999 GDP là 9229,8 tỉ đồng. Trong đó CN 2360 tỉ, N, L, Ngư 3648,7 tỉ đồng. - GDP tăng 7,3% năm. C. Củng cố: 1. Liên hệ dân cư - xã hội Bỉm Sơn? 2. Tìm hiểu các ngành kinh tế ở Bỉm Sơn? 3. Các cơ sở tiêu biểu cho mỗi ngành? D. Bài tập về nhà: Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở Thanh Hoá. Duyệt Của BGH Ngày 15 Tháng 4 Năm 2013 Lê Thị Bích Thảo Tuần 14: Ngày soạn:16/04/2013 Tiết 50 : IV. Kinh tế Mục tiêu bài học: - Hiểu được các ngành kinh tế kinh tế: Công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ. - Vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường. - Phương hướng phát triển kinh tế. - Rèn kuyện kĩ năng quan sát và tìm hiểu thực tế. Phương tiện cần: - Bản đồ tự nhiên Thanh hoá. - Bản đồ các ngành kinh tế Thanh Hoá. - Một số tranh ảnh các cơ sở kinh tế Thanh Hoá. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu đặc điểm dân cư và lao động của Thanh Hoá. 2. Thanh Hoá có những cơ sở công nghiệp nào? ở đâu? B.Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: 1. Thanh Hoá có những điều kiện nào thuận lợi để phát triến nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Qua thực tế Thanh Hoá em có nhận xét gì về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của Thanh Hoá? (Cói, đậu tương, chè, cà phê, cao su …) - 1999: - 214,8 nghìn con Trâu. - 225,2 nghìn con bò - > 1 triệu con lợn (Kể cá diện tích núi đá có cây) - Trong đó diện tích rừng tự nhiên có 15,22 tr m3, rừng trồng 0,62 tr m3. + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm phát biểu, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: 1. Trình bày những thuận lợi phát triển công nghiệp của Thanh Hoá? Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh? Nêu các cơ sở chính? Phân bố ở đâu? 2. Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh. 3. Cơ cấu ngành dịch vụ ở Thanh Hoá? 4. Các loại đường giao thông ở Thanh Hoá? 5. Các loại hàng xuất khẩu của Thanh Hoá? 6. Tài nguyên du lịch Thanh Hoá? 7. Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiểm môi trường của tỉnh? 8. Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh? Các ngành kinh tế: a. Nông, lâm, ngư nghiệp: * Nông nghiệp: - Đã có bước chuyển đổi cơ cấu theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng. - Hình thành một số vùng chuyên canh lúa, mía, lạc, cói ... + Ngành trồng trọt: Chiếm 80% giá trị sản lượng nông nghiệp. - Cây lương thực: Lúa. - Cây công nghiệp: Mía, lạc … - Cây ăn quả: Cam, chanh … + Chăn nuôi: Chiếm 20% giá trị nông nghiệp. - Chăn nuôi gia súc giữ vai trò chủ đạo. * Lâm nghiệp: - Diện tích rừng năm 1999: 711,9 nghìn ha. - Tổng trữ lượng gỗ: 15,84 triệu m3. - Xây dựng mô hình vườn rừng, đồi rừng trang trại làm ăn có hiệu quả. * Ngư nghiệp: - Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. b. Công nghiệp: * Sự phát triển: - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,4% tổng số lực lượng lao động. - Giá trị sản xuất công nghiệp: 2359,4 tỉ đồng năm 1999. chiếm 1,4% GTCN cả nước. - Công nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo chiếm 83% GTSL công nghiệp. * Các ngành công nghiệp chủ yếu: - Vật liệu xây dựng. - Chế biến lương thực, thực phẩm. - Khai thác khoáng sản. - Sản xuất hàng tiêu dùng. - Hoá chất. c. Dịch vụ: - Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. - Du lịch. V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Nguyên nhân và tài nguyên bị giảm. - Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh. VI. Phương hướng phát triển kinh tế: - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. - Có sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế. . Củng cố: 1. Cho biết các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chính của Thanh Hoá? Các sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? 2. Liên hệ các ngành kinh tế ở Bỉm Sơn? Bài tập về nhà: Chuẩn bị ôn thi học kì. Ngày soạn:22/04/2013 Tiết 51 : ôn tập I .Mục tiêu bài học: - Hệ thống lại kiến thức đã học về vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế biển - đảo, địa lí Thanh Hoá. - Rèn luyện kí năng phân tích các mối quan hệ, đọc bản đồ, liên hệ thực tế. II . Phương tiện cần thiết: - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam. - Bản đồ Thanh Hoá. III. Hoạt động trên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: Cho biết các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chính cảu Thanh Hoá? Các sản phẩm đó sản xuất ở đâu? B.Bài mới: + Hoạt động của giáo viên: - Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản về: * Vùng kinh tế Đông Nam Bộ. * Vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. * Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. - Hướng dẫn các nhóm làm việc theo phiếu học tập. + Hoạt động của trò: - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả cho nhau. + Hoạt động của trò: - Chuẩn xác lại kiến thức. - Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, cho điểm khuyến khích. C. Củng cố: 1. Ôn tập kiến thức từ bài 31 đến bài 43. 2. Xem lại cách vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu. D. Bài tập về nhà: Chuẩn bị ôn tập thi hết học kì II. Nội dung phiếu 1: 1. Xác định vị trí của Đông Nam Bộ ? ý nghĩa của vị trí? 2. Điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội của Đông Nam Bộ có thuận lợi và khó khăn gì? 3. Vì sao Đông Nam Bộ lại có sức hút mạnh đối với lao động cả nước? 4. Tình hình sản xuất CN, N2 ở Đông Nam Bộ? Vì sao Đông Nam Bộ lại trồng được nhiều cao su? 5. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Liên hệ ở Thanh Hoá? 6. Nhận xét kinh tế ở Bỉm Sơn? Nội dung phiếu 2: 1. Vị trí đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn gì? 2. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế CN, N2 ở đồng bằng sông Cửu Long? 3. ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL? 4. Phân tích phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB và ĐBSCL? 5. Tự nhiên, dân cư xã hội của tỉnh Thanh Hoá có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế? Liên hệ ở Bỉm Sơn? 6. Các ngành kinh tế của Thanh Hoá? Các cơ sở kinh tế Duyệt Của BGH Ngày Tháng 4 Năm 2013 Lê Thị Bích Thảo ------------------------------------------------------------------------------------------ Tiết 52 Thi học kì II Đề thi chung của phòng giáo dục

File đính kèm:

  • docPhuc.doc