Bài 37 THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY, HẢI SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I: MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học học sinh cần
1.Kiến thức:
-HS hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh về sản xuất lương thực, vùng còn có thế mạnh về thủy sản. Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kĩ năng :
-Rèn kĩ năng xử lí số liệu thống kê, vẽ và phân tích biểu đồ, xác lập mối liên hệ giữa điều kiện với phát triển của ngành thuỷ sản ở ĐBSCL.
3. Thái độ.
- Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. GV:
- Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
2. HS:
- Thước kẻ. máy tính , bút chì , chì màu , Át lát địa lí tự nhiên VN.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17489 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 Bài 37: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy, hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày Soạn: 15/02/2014
Tiết: 41 Ngày Dạy: 17/02/2014
Bài 37 THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY, HẢI SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I: MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học học sinh cần
1.Kiến thức:
-HS hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh về sản xuất lương thực, vùng còn có thế mạnh về thủy sản. Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kĩ năng :
-Rèn kĩ năng xử lí số liệu thống kê, vẽ và phân tích biểu đồ, xác lập mối liên hệ giữa điều kiện với phát triển của ngành thuỷ sản ở ĐBSCL.
3. Thái độ.
- Giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. GV:
- Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
2. HS:
- Thước kẻ. máy tính , bút chì , chì màu , Át lát địa lí tự nhiên VN.
III: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Đồng bằng sông cửu long có những điều kiện thuận lợi như thế nào để phát triển ngành thủy sản ?
3. Bài mới:
*Khởi động: gv giới thiệu nội dung thực hành
NỘI DUNG THỰC HÀNH
HĐ1: Nhóm nhỏ.
HS đọc yêu cầu của BT1:
-GV phân công các nhóm xử lí số liệu: Từ nghìn tấn à %
-GV kẻ bảng, HS điền kết quả vào bảng.
Xử lí số liệu:
S. lượng
ĐBSCL
ĐBSH
Cả nước
Cá biển khai thác
41,5%
4,6%
100%
Cá nuôi
58,4%
22,8%
100%
Tôm nuôi
76,7%
3,9%
100%
HĐ2: Vẽ biểu đồ
Từng cá nhân.
Với số liệu trên, vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất?
-GV gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ cột.
--HS dưới lớp vẽ vào vở.
-GV kiểm tra HS vẽ, chuẩn kiến thức.
HĐ3: Trả lời câu hỏi
GV chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm thảo luận một nội dung (a, b, c)
Nhóm 1 & 2:
ĐBSCL có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản?
(HS kết hợp trình bày trên bản đồ những nội dung có liên quan)
Nhóm 3&4:
Tại sao ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
Nhóm 5&6:
Những khó khăn hiện nay trong phát triển thuỷ sản ở ĐBSCL?
Nêu một số biện pháp khắc phục?
(Tăng vốn à Đầu tư đánh bắt xa bờ, xây dựng hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống tốt và an toàn, chủ động tìm kiếm thị trường…)
Bài tập 2:
a. Thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng Sông Cửu Long:
* ĐKTN :
- Diện tích mặt nước rộng.
- Nguồn cá tôm dồi dào.
- Nhiều bãi tôm, bãi cá rộng lớn .
* Nguồn lao động:
- Có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản
-Thích ứng linh hoạt với thị trường.
*Cơ sở chế biến: Có nhiều cơ sở chế biến ở các thành phố, thị xã.
*Thị trường tiêu thụ: rộng lớn: Trong khu vực, EU, Nhật Bản, Mĩ…
b. Thế mạnh trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ở Đồng bằng Sông Cửu Long:
-Có diện tích mặt nước rộng lớn (Đặc biệt trên bán đảo Cà Mau)
-Tiếp thu khoa học kĩ thuật công nghệ mới trong nuôi tôm xuất khẩu.
-Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn.
-Có thị trường rộng.
c. Khó khăn trong phát triển thủy sản ở ĐBSCL:
-Nguồn vốn còn ít.
-Chưa chủ động được nguồn giống an toàn và chất lượng cao.
-Chưa làm chủ được thị trường.
4. Đánh giá:
-Tại sao ĐBSCL có thế mạnh về đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản ?
- Nêu khó khăn hiện nay trong phát triển thủy hải sản ở ĐBSCL?
5 . Hoạt động nối tiếp :
-Ôn lại từ bài 31 à bài 35 để giờ sau ôn tập
IV: PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- DIA 9(1).doc