BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm VTĐL, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
-Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước lãnh thổ của châu Á.
-Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á .
2.Kĩ năng:
- Đọc và phát triển kĩ năng đọc , phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
3.Thái độ:
-Yêu mến và phát triền tư duy về môn địa lí, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học.
II/ Phương tiện dạy học:
-Bản đồ tự nhiên châu Á.
-Quả địa cầu hành chính.
III/ Tiến trình dạy học:
1/Khởi động: GV giới thiệu chương trình địa lý 8
2/ Bài mới:
Chúng ta đã cùng tìm hiểu thiên nhiên KT-XH châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực . châu Đại Dương và châu Âu qua chương trình địa lí lớp 7. Sang phần một địa lí lớp 8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người ở châu A châu Lục rộng nhất và lịch sử phát triển lâu đời nhất, mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay ta cũng tìm hiểu vị trí địa lí đhình và khoáng sản châu Á.
149 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án địa lí 8 - Trường THCS Cái Dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên của miền.
-Phân tích mối quan hệ giữa địa chất và địa hình.
Địa hình của miền được chia 3 khu vực. Trong mục 3 của SGK. Không xét tới đặc điểm của khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ là dãy đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông, chỉ xét hai khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
CH: Dựa trên H43.1 miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những dạng địa hình nào?
-Tìm những đỉnh núi cao trên 2000m (đọc tên, độ cao)
-Các cao nguyên Badan (5 cao nguyên, đọc tên)
GV: -Cho HS so sánh hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ bằng phương pháp làm bài tập trắc nghiệm sau:
-Yêu cầu HS quan sát hai khu vực đồng bằng trên bản đồ tự nhiên VN. Nối nội dung ở bên trái với nội dung ở bên phải cho phù hợp với tính chất của từng đồng bằng:
Đồng bằng
Các đặc điểm
A. Châu thổ sông Hồng
1.Có hệ thống đê lớn ngăn lũ
2.Có nhiều ô trũng nhân tạo
Có nhiều cồn cát ven biển
4.Có mùa khô sâu sắc
B. Châu thổ sông Cửu Long
5.Có chế độ nhiệt ít biến động
6.Có mùa đông lạnh giá
7.Có nhiều bão
8.Có diện tích phù sa măn, phèn chua
9.Có lũ lụt hàng năm
A: (1+2+3+7+6) B: (4+8+9+5)
Hoạt động4: Theo nhóm
GV: -Chia lớp thành 3 nhóm
-Mỗi nhóm trao đổi, thảo luận những tài nguyên chính của miền.
1.Khí hậu – đất đai.
2.Tài nguyên rừng.
3.Tài nguyên biển
GV: -Tham khảo phần phụ lục tài nguyên dầu khí bài 22. Khắc hoạ thêm trữ lượng dầu khí thềm lục địa phía Nam
-Kết luận
1/Vị trí và phạm vi lãnh thổ
-Từ Đà Nẵng vào tới Cà Mau có diện tích rộng lớn.
2/Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.
-Miền có khí hậu nóng quanh năm
+Nhiệt độ trung bình 250 – 270C
Mùa khô kéo dài 6 tháng dễ gây ra hạn hán và cháy rừng.
+Có gió tín phong đông bắc khô nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm thổi thường xuyên.
3/Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.
a/Trường Sơn Nam là khu vực núi cao nguyên rộng lớn được hình thành trên nền cổ Kon Tum …
+Nhiều đỉnh núi cao trên 2000m.
+Các cao nguyên xếp tầng phủ Badan.
b/Đồng bằng Nam bộ rộng lớn.
4/Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác.
-Các tài nguyên có quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: diện tích: đất phù sa, đất đỏ Badan, rừng, trữ lượng dầu khí, quặng Bôxít.
-Để phát triển kinh tế bền vững, cần chú trọng bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và các hệ sinh tái tự nhiên.
4/Củng cố:
Phổ biến dụng cụ giờ sau thực hành: Tìm hiểu địa phương.
TUẦN 35 Ngày dạy:
TIẾT 51 Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I/Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về dân cư, KT-XH Đông Nam Á.
-Xác định được vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
-Nắm được mối quan hệ khoáng sản với lịch sử phát triển. Giải thích được vì sao nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
-Nắm được những đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
-Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên với hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam làm cơ sở cho việc học địa lí kinh tế Việt Nam.
-Nâng cao kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và KT-XH.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á, các nước Đông Nam Á.
-Bản đồ tự nhiên và hành chánh Việt Nam.
-Bản đồ sông ngòi, khí hậu, động thực vật, đất Viết Nam.
II/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (không)
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bài 15: 1/ Dựa vào H6.1 SGK, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á?
2/ Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
Bài 16: 1/ Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
2/ Quan sát H16.1, cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
Bài 17: 1/ Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
2/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN?
Bài 22: 1/ Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 của nước ta là gì?
2/ Dựa vào bảng 22.1 vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.
Bài 23: 1/ Dựa vào H23.1 xác định các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây và cựa Đông của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ địa lí của chúng?
2/ Căn cứ vào H24.1 tính khoảng cách (km) từ Hà Nội đến thủ đô các nước Philippin, Brunây, Singapo, Thái Lan.
3/ Từ kinh tuyến phía Tây (1020Đ) tới kinh tuyến phía Đông (1170Đ) nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh chênh nhau 4 phút).
4/ Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ta hiện nay?
Bài 24: 1/ Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển?
2/ Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Bài 25: 1/ Trình bày lịch sử phát triển của lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta?
2/ Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
Bài 26: 1/ Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng?
2/ Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta?
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích bảng số liệu và vẽ biểu đồ.
Bài 27: Thực hành.
Bài 28: 1/Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
2/Xác định trên H28.1 các dãy núi, các dòng sông...
3/Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
4/Câu 3 SGK trang 103:
+Địa hình Caxtơ: chiếm khoảng 50.000km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôi ga6t ra phản ứng hòa tan đá:
CaCO3 + H2CO3 --> Ca(HCO3)2
Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mảnh liệt. Địa hình Caxtơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có hình thù kì lạ.
+Địa hình cao nguyên badan: hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi khác như: Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ... Tổng diện tích badan tới hơn 20.000km2.
+Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: là vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thể dày 5000 - 6000 m. Tổng diện tích các đồng bằng 70.000km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hécta mỗi năm.
+Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa nước là những địa hình nhân tạo:
*Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc theo hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình...để chống lũ lụt. Hệ thống đê dài tên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 7 đến 10m.
*Các hồ chứa nước do con người đắp đập ngăn sông, suối tạo thành. Ở Việt Nam có hàng trăm hồ lớn nhân tạo với nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: hồ thủy điện Hòa Bình, Trị An, Thác Bà...; hồ thủy lợi Dầu Tiếng, Kẻ Gỗ...
Bài 29: 1/Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
2/Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào? Địa hình C.N ba dan tập trung nhiều ở miền nào?
3/Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
Bài 30: Thực hành
Bài 31: 1/Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
2/Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền?
Bài 32: 1/Nước ta có mấy mùa khí hậu, nêu đặc trưng khí hậu từng mùa nước ta?
2/Trong mùa gió Đông Bắc thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
Bài 33: 1/Vì sao phần lớn các sông đều là sông nhỏ, ngắn dốc.
2/Hai hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam là hai hướng nào? Xác định trên bản đồ sông ngòi.
3/Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
4/Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm?
Bài 34: 1/Xác định chín hệ thống sông lớn ở nước ta?
2/Các TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ trên bờ những dòng sông nào?
3/Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 36: 1/Hoàn thành sơ đồ sau về các nhân tố hình thành đất
2/So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
3/Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 SGK trang 129.
Bài 37: 1/Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
2/Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta.
Bài 38: 1/Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau:
+Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
+Bảo vệ môi trường sinh thái.
2/Những ai có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật?
3/Làm bài tập 3 SGK.
Bài 39: 1/Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
2/Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên VN?
3/Sự phân hoá đa dạng của cảnh quan tự nhiên tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta? Cho ví dụ?
Bài 40: Thực hành.
Bài 41: 1/Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
2/Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng. Nêu một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền.
3/Hường dẫn HS làm bài tập 3 SGK/143.
Bài 42: 1/ Dùng mũi tên để hoàn thành sơ đồ về mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong miền.
Địa hình; núi cao được nâng cao
Vận động kiến tạo nâng lên mạnh
Khí hậu lạnh giá
Đai cao thổ nhưỡng – sinh vật á nhiệt đới và ôn đới núi cao
2/ So sánh đặc điểm tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Miền bắc và đông bắc bắc bộ
Miền tây bắc và bắc trung bộ
-Tân kiến tạo nâng yếu
-
-Núi thấp
-Hướng núi vòng cung
-Trung du và đồng bằng rộng
-Núi cao, đồ sộ
-Hướng
Khí hậu lạnh chủ yếu do có nhiều đợt gió mùa đông Bắc, ít bị biến tính
-Mùa Đông đến sớm, kéo dài, kết thúc muộn
-Mùa hạ mưa nhiều
-Khí hậu
-
-
Sinh vật: ưa lạnh từ Hoa Nam tràn xuống
-Sinh vật
Hoạt động nối tiếp:
-Học bài kĩ. Chuẩn bị thi học kỳ II.
File đính kèm:
- giao an dia ly 8 rat hay ca nam.doc