I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa.
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
- Nêu được những thuận lợi,khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
2. Kỹ năng:
Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức tìm hiểu về thời tiết khí hậu (dự báo thời tiết)
- Có tinh thần tương thân, tương ái
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1.Giáo viên:
- Bản đồ khí hậu VN
- Biểu đồ khí hậu 3 trạm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh.
2. Học sinh:
Tập Atlát Việt Nam
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14976 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 8 tiết 38 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 14/03/2014
Tiết 38 Ngày dạy: 17/03/2014
Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa.
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
- Nêu được những thuận lợi,khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
2. Kỹ năng:
Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức tìm hiểu về thời tiết khí hậu (dự báo thời tiết)
- Có tinh thần tương thân, tương ái
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1.Giáo viên:
- Bản đồ khí hậu VN
- Biểu đồ khí hậu 3 trạm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh.
2. Học sinh:
Tập Atlát Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp 8A1................., 8A2............................, 8A3............................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta?
3. Bài mới:
Khởi động: Muốn hiểu đúng và sát thực tế khí hậu của nước ta phải xét tới diễn biến của thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng, miền của lãnh thổ VN. Theo chế độ gió mùa, VN có 2 mùa khí hậu: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng về khí hậu và thời tiết của mùa đông và mùa hạ (nhóm)
*Bước 1:
Dựa kiến thức đã học + thông tin sgk + Bảng 31.1 sgk/110 , gv phân theo các nhóm:
- N1: Đặc điểm thời tiết - khí hậu 3 miền ở nước ta vào mùa gió Đông Bắc ?
- N2: Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta về mùa đông? Giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
- N3: Đặc điểm thời tiết - khí hậu 3 miền khí hậu nước ta vào mùa gió Tây Nam ?
- N4: Nhận xét chung về khí hậu nướcta về mùa hạ? Giải thích tại sao?
- N5: Dựa bảng 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?
*Bước 2:
- HS làm việc theo nhóm,đại diện nhóm báo cáo,HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức.
Lưu ý giữa hai mùa là thời kì chuyển tiếp ngắn và không rõ rệt là mùa xuân và mùa thu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các miền khí hậu của nước ta ( cá nhân)
*Bước 1:
- Theo em khí hậu nước ta có thể chia thành mấy miền chính?
- Hs trả lời, gv xác định vị trí các miền khí hậu trên bản đồ.
*Bước 2:
- Nêu đặc điểm khí hậu của mỗi miền?
- Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
Địa phương em thuộc miền khí hậu nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam ( cặp)
*Bước 1:
- Hãy nêu những thuận lợi - khó khăn do khí hậu mang lại?
- Nhân dân ta đã có những biện pháp gì để phòng chống các khó khăn do khí hậu mang lại?
*Bước 2:
- Hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ về thời tiết, khí hậu mà các em sưu tầm được?
- Gv kết luận.
1. Nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa:
a. Mùa đông:từ tháng 11 đến tháng 4:
- Gió đông bắc hoạt động mạnh và xen kẽ là những đợt gió đông nam
- Thời tiết – khí hậu giữa các miền có sự khác nhau
Miền Bắc có mưa phùn, mùa đông lạnh không thuần nhất
Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa
Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
b.Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10
- Là mùa thịnh hành của gió tây nam xen kẽ là gió Tín phong đông nam
- Nhiệt độ cao, trên 25oC, lượng mưa lớn, trên 80 % lượng mưa cả năm, vùng Duyên hải Trung Bộ mưa ít.
- Thời tiết đặc biệt là gió tây khô nóng ở Miền Trung và Tây Bắc, mưa ngâu ở Bắc Bộ, bão ở đồng bằng và duyên hải
2.Các miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô.
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại:
- Thuận lợi: Tạo điều kiện cho hoạt động SX nông nghiệp( Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiêt và ôn đới); thuận lợi cho các nghành kinh tế khác.
- Khó khăn: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét…
4. Đánh giá:
- Nêu đặc điểm thời tiết - khí hậu về mùa đông ở các miền trên lãnh thổ nước ta?
- Nêu đặc điểm thời tiết,khí hậu về mùa hạ ở các miền trên lãnh thổ nước ta?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/116.
- Nghiên cứu bài mới : Đặc điểm sông ngòi nước ta.
+ Các con sông lớn? Hướng chảy của các con sông? Giá trị của sông?
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- Dia 8 tuan 29 tiet 38.doc