Giáo án địa lí 8 tiết 33 bài 28: Địa hình Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ địa hình VN để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình.

3. Thái độ:

- Giúp hs có tình yêu quê hương, đất nước.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HOC:

1.Giáo viên:

 - Bản đồ tự nhiên VN.

- Tranh ảnh: Núi Phan-xi-phăng, địa hình Cat-xtơ, CN Mộc Châu, đồng bằng

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 8 tiết 33 bài 28: Địa hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 21/02/2014 Tiết 33 Ngày dạy: 26/02/2014 Bài 28: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ địa hình VN để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình. 3. Thái độ: - Giúp hs có tình yêu quê hương, đất nước. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HOC: 1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN. - Tranh ảnh: Núi Phan-xi-phăng, địa hình Cat-xtơ, CN Mộc Châu, đồng bằng… 2. Học sinh: sgk, tập atlat VN III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1................................, 8A2........................................, 8A3........................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Khởi động: Địa hình nước ta đa dạng phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, phong hóa mạnh mẽ...Điều đó được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng địa hình ở nước ta (Cả lớp) *Bước 1: Quan sát hình 28.1 sgk/103 và hãy xác định trên bản đồ tự nhiên VN (từ Bắc vào Nam): - Nước ta có những dạng địa hình nào? - Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn?Biểu hiện? - HS xác định trên bản đồ. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức: Đồi núi chiếm S lớn, là bộ phận quan trọng nhất, đồng bằng chỉ chiếm ¼ lãnh thổ. *Bước 2: - Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên VN đỉnh Phan-xi-phăng (3143m) và đỉnh Ngọc Linh (2598m)? - Hãy tìm và xác định vị trí một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta? Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình Việt Nam ( cá nhân ) * Bước 1: - Cho biết ý nghĩa của vận động Tân kiến tạo đối với việc hình thành địa hình nước ta như ngày nay? - Xác định hướng của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn? + Dãy HLSơn: hướng TB -> ĐN + Dãy TSơn là 1cánh cung lớn kéo dài từ vùng núi TBắc -> Đông Nam Bộ, 4 cánh cung nhỏ (ĐB) *Bước 2: - Nhận xét về hướng nghiêng chung và hướng của địa hình? - Hs trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức. - Gọi hs yếu lên xác định lại 1 số dạng địa hình. Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (cặp ) *Bước 1: - Nêu các tác động ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình của nước ta hiện nay? - Kể tên một số hang động nổi tiếng trên lãnh thổ nước ta? Các hang động được hình thành như thế nào? *Bước 2: - Em hãy cho biết khi rừng bị tàn phá thì sẽ gây ra những hiện tượng gì? Việc bảo vệ rừng mang lại lợi ích gì? - Con người đã tạo nên các dạng địa hình nhân tạo nào? Lấy VD thực tế ở địa phương ? *Bước 3: - HS đại diện trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức 1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN: - Địa hình đa dạng. - Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ,là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp. 2.Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Đồi núi, đồng bằng, thềm lục điạ, biển ..... - Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển. - Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam. - Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam ( Hòang Liên Sơn, hướng chảy các con sông..) và vòng cung ( cc sông Gâm, cc Ngân Sơn,..) 3.Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. - các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ,xâm thực - Địa hình Cat-xtơ tạo nhiều hang động... - Địa hình nhân tạo: Đê điều, hồ chứa nước, các đô thị, các công trình giao thông… 4. Đánh giá: - GV hệ thống lại nội dung bài học - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3/sgk/T.103: Các dạng địa hình nước ta được hình thành như thế nào? Dạng địa hình Nguyên nhân hình thành Các xtơ do trong nước mưa có chứa CO2 nên hòa tan đá vôi: H2CO3+ CaCO3 Ca(HCO3)2 Đồng bằng phù sa mới Do lắng tụ phù sa ở cửa các con sông lớn Cao nguyên badan Là những bề mặt san bằng cổ được Tân Kiến tạo nâng cao Đê sông, đê biển Do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống 5. Hoạt động nối tiếp: - Trả lời câu hỏi sgk/103. - Nghiên cứu bài 29sgk/104: + Xác định chỉ ra trên bản đồ các khu vực địa hình đồi núi? + Nêu đặc điểm nổi bật của các khu vực đó? IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docDia 8tuan 26 tiet 33.doc