Phần I: THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Chương XI: CHÂU Á
Tiết 1 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần nắm
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, kích thước lãnh thổ Châu Á: Là châu lục có kích thước rộng lớn, hình dạng mập mạp.
- Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á: Địa hình đa dạng phức tạp nhất, có nhiều khoáng sản.
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản dồ tự nhiên Châu Á.
- Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á + Tự nhiên thế giới
- Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của Châu Á.
III. TIẾN TRÌNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
Châu á là châu lục rộng lớn nhất,có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp ,đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8533 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lí 8 học kỳ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm chung của địa hình VN? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào?
- Đặc điểm chung của địa hình VN: Phần kết luận sgk/102 hoặc nêu 3 đề mục trong bài.
- Nhân tố chủ yếu hình thành nên địa hình VN là: Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài và phức tạp, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tác động mạnh mẽ của con người.
2) Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm từng khu vực
- Địa hình chia làm 3 khu vực: Khu đồi núi, khu đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
- Đặc điểm từng khu vực:
* Khu đồi núi:
Khu vực
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Vị trí
Tả ngạn S.Hồng
Hữu ngạn S.Hồng
Từ S.Cả -> Dãy Bạch Mã
Phía tây NTBộ
Đặc điểm ĐH
- Ngoài ra còn vùng bán bình nguyên ĐN Bộ và vùng đồi trung du Bắc bộ: Là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi với đồng bằng
* Khu vực đồng bằng: Chia 2 loại đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải:
- ĐB châu thổ: ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.
+ Giống nhau: Đều hình thành ở vùng sụt lún lớn do phù sa các sông bồi đắp nên, có diện tích rộng, bề mặt tương đối bằng phẳng.
+ Khác nhau:
Đồng bằng
Sông Hồng
Sông Cửu Long
Diện tích
15.000 km2
40.000 km2
Đặc điểm bề mặt
- Là một tam giác châu, đỉnh ở Việt Trì, đáy ở ven vịnh Bắc Bộ.
- Địa hình thấp dần ra tới biển theo hướng TB -> ĐN
- Có HT đê điều dài >2700 km. trong đê có nhiều ô trũng thấp hơn mực nước ngoài đê từ 3->7m
- Cao TB 2->3m so với mực nước biển.
- Không có HT đê ngăn lũ nên vào mùa lũ nhiều vùng bị chìm ngập sâu: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên...
- Nước biển xâm nhập sâu
- ĐB duyên hải Trung bộ: Nhỏ hẹp bị chia cắt thành nhiều ô nhỏ
* Bờ biển và thềm lục địa:
- Bờ biển: Chia 2 loại bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi hải đảo.
- Thềm lục địa biển là phần nối tiếp giữa đất liền với biển, mở rộng tại các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ độ sâu không quá 100m.
3) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu thể hiện như thế nào?
- Đặc điểm chung của KH:Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất đa dạng, thất thường.
- Nét độc đáo của KH là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Nước ta nhận được một nguồn nhiệt năng to lớn: BQ/1m2 lãnh thổ nhận được >1triệu kilo calo, số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ/năm.
+ T0 TB năm >210C, ta ưng dần từ Bắc -> Nam.
+ Lượng mưa ẩm lớn đạt từ 1500 -> >2000mm/năm. Độ ẩm đạt >80%.
+ Chia thành 2 mùa gió khác nhau rõ rệt: Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh, khô. Mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩm, mưa nhiều.
4) Nước ta có mấy miền KH? Nêu đặc điểm của từng miền?
- Nước ta có 4 miền khí hậu: Miền KH phía Bắc, miền KH đông Trường Sơn, miền KH phía Nam, miền KH biển Đông.
- Đặc điểm từng miền:
Miền khí hậu
Đặc điểm khí hậu từng miền
Phía Bắc
- Có mùa đông lạnh nhất cả nước, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Đông Trường Sơn
- Có mùa mưa lệch hẳn sang thu đông.
Phía Nam
- Có khí hậu cận xích đạo: T0 độ quanh năm cao, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc.
Biển Đông
- Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương rõ rệt.
5) Nước ta có mấy mùa KH? Nêu đặủatưng khí hậu từng mùa?
- Nước ta có 2 mùa khí hậu: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam
- Đặc điểm từng mùa:
Mùa khí hậu
Mùa gió đông bắc
Mùa gió tây nam
Thời gian
Từ tháng 11 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 10
Đặc điểm khí hậu
- Nét đặc trưng là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông nam
- Khí hậu các miền khác nhau rõ rệt:
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh không thuần nhất: Đầu mùa thời tiết se lạnh, khô hanh. Cuối mùa là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền Trung có mưa lớn.
+ Miền Nam Bộ và Tây Nguyên: Thời tiết nóng khô ổn định suốt mùa.
- Nét đặc trưqng là mùa thịnh hành của gió tây nam và gió tín phong của NC Bắc, xen kẽ là gió đông nam.
- Nền nhiệt độ cao trên cả nước TB >250C. Lượng mưa lớn chiếm >80% lượng mưa cả năm. Riêng phía đông Trường Sơn thời tiết khô, nóng ít mưa.
- Trong mùa này thường xảy ra bão nhiệt đới.
6) Nêu đặcđiểm chung của sông ngòi VN?
- Mạng lưới SN dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa cạn và mùa lũ. Mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi VN mang nhiều phù sa: Mỗi năm sông ngòi nước ta chở ra biển khoảng 200 tấn phù sa.
7) Nước ta có mấy khu vực sông lớn? Nêu đặc điểm từng khu vực sông?
Các khu vực sông
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
HT sông lớn
Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng - Bằng Giang, sông Mã
Sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng
Sông Cửu Long, sông Bé.
Đặc điểm
- Chế độ chảy thất thường, sông có hình nan quạt.
- Lũ nhanh và kéo dài 5 tháng từ tháng 5-10
- Sông nhỏ, ngắn, độ dốc lớn.
- Lũ lên nhanh, đột ngột rút nhanh
- Lũ vào cuối năm từ tháng 9 -12
- Có lượng nước chảy lớn, chế độ chảy theo mùa nhưng điều hòa hơn
- Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn.
7) Đặc điểm chung của đất VN? So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
- Đất VN rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên VN.
+ Có nhiều loại đất khác nhau, nhưng chia làm 3 nhóm đất chính: đất Feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao.
+ Có nhiều nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và cả tác động của con người
- So sánh 3 nhóm đất:
Nhóm đất
Feralit
Phù sa
Mùn núi cao
Tỉ lệ, nơi phân bố
65%, tập trung ở vùng đồi núi thấp
24%, tập trung ở đồng bằng
11%, chỉ có ở các vùng núi cao
Đặc tính
- Chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng.
- Thường kết vón lại thành đá ong
- Đất tơi, xốp, độ phì cao.
- Chia làm nhiều loại khác nhau
- Hình thành trên thảm thực vật rừng cận nhiệt và ôn đới.
- Đất tơi xốp, nhiều mùn
Giá trị sử dụng
- Trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.
- Có giá trị lớn đối trồng cây lương thực lúa, hoa màu, cây CN hàng năm
- Có giá trị lớn đối với trồng rừng đầu nguồn, cây công nghiệp dài ngày
8) Nêu đặc điểm chung của sinh vật VN? Chứng minh sinh vật VN có giá trị to lớn về nhiều mặt? (kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái)
- Đặc điểm chung của sinh vật VN: Đa dạng, phong phú
+ Về thành phần loài sinh vật
+ Về kiểu gen di truyền
+ Về kiểu hệ sinh thái
+ Về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Sinh vật VN có giá trị to lớn về nhiều mặt:
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Gỗ, tre, nứa, mây, song, da, xương, sừng...
+ Cung cấp thực phẩm: Thịt, trứng, sữa...
+ Cung cấp dược liệu: Mật gấu, cao xương các laòi động vật...
+ Làm cảnh
+ Phục vụ cho nghiên cứu khoa học...
9) Nêu những đặc điểm chung của thiên nhiên VN:
- VN là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- ......................... ven biển.
- ...........xứ sở của cảnh quan đồi núi
- Thiên nhiên VN phân hóa đa dạng, phức tạp.
10) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và ĐB Bắc Bộ lại bị giảm sút khá mạnh?
- Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình:
+ Vị trí địa lí: Nằm ở gần khu vực ngoại chí tuyến của Hoa Nam Trung Quốc=> chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới.
+ Do địa hình thấp có các cánh cung núi mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở Tam Đảo trực tiếp đón gió mùa đông Bắc tràn sâu vào nội địa của miền làm cho mùa đông ở đây lạnh nhất so với cả nước. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
11) Đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- Địa hình cao nhất nước ta: Là miền núi non trùng điệp, hiểm trở, núi cao, thung lũng sâu, sông lắm thác, ghềnh.
- Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình: Mùa đông đến muộn, kết thúc khá sớm kéo dài trong 3 tháng (tháng 11 -> 1). Mùa hạ đếm sớm có gió tây khô, nóng. Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ cao.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng đang được điều tra, khai thác:
+ Tiềm năng thủy điện.
+ Khoáng sản : Có hàng trăm mỏ và điểm quặng khác nhau.
+ Tài nguyên rừng: Có đủ các vành đai rừng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)
+ Tài nguyên biển: Hải sản, danh lam thắng cảnh đẹp.
CÂU HỎI THAM KHẢO ÔN TẬP HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 8
Năm học 2009 - 2010
I) Lí thuyết:
1) Cho biết tình hình phát triển nông nghiệp của các nước Châu á? Sự phân bố nông nghiêp đó phụ thuộc vào yếu tố nào là chính?
2) Những thành tựu nông nghiêp của các nước châu Á đựơc biểu hiện như thế nào?(CHTL/22)
3) Nêu đặc điểm công nghiệp, dịch vụ của các nước châu Á?
4) Dựa hình 9.1 (sgk/28) cho biết Tây Nam Á có đặc điểm vị trí như thế nào?Vị trí đó có ý nghĩa gì?(CHTL/25)
5) Dựa hình 9.1 (sgk/28) hãy cho biết các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?Tại sao Tây Nam Á lại có khí hậu khô hạn?(CHTL/25)
6) Dựa hình 10.1 (sgk/34): Xác định và nêu đặc điểm của các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam của khu vực Nam Á?(CHTL/28)
7) Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan chính của Nam Á?
8) Nêu đặc điểm dân cư Nam Á? Giải thích tại sao dân cư Nam Á lại phân bố không đều? (CHTL/31)
9) Chứng minh Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất Nam Á.
10) Hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?
11) Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan tự nhiên giữa phần phía đông của đất liền và hải đảo với phần phía tây của đất liền khu vực Đông Á?
12) Nêu đặc điểm kinh tế các nước Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay?
13) Hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng đầu thế giới? (CHTL/37)
II)Bài tập:
1)Bài tập 2/ trang 18 sgk
2)Dựa vào bảng 7.2 trang 22 sgk vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản; Trung Quốc và Việt Nam năm 2001.
3)Dựa vào bảng 11.1 trang 38 sgk vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số các khu vực châu Á và nhận xét MĐDS khu vực Nam Á năm 2001.
4)Dựa vào bảng 11.2 trang 39 sgk,vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ năm 2001.Nhận xét sự chênh lệch về tỉ trọng giữa 3 ngành từ đó rút ra đặc điểm nền kinh tế Ấn Độ
5)Dựa vào bảng 11.3 trang 44 sgk ,vẽ biểu đồ thể hiện dân số các nước và lãnh thỗ khu vực Đong Á năm 2002.
Chúc các em thành công !!!
File đính kèm:
- giao an dia li 8 hay.doc