I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Biết Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng, ven biển. Đặc điểm dân số gắn với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt, trong đó trồng lúa gạo chiếm vị trí quan trọng.
- Hiểu: Các nước vừa có những nét chung, vừa có những phong tục tập quán riêng trong sản xuất sinh hoạt, tín ngưỡng tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của khu vực.
2.Kỹ năng:
Phân tích lược đồ, bảng số liệu.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: Đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư Đông Nam Á, đặc điểm về văn hoá, tín ngưỡng của người dân Đông Nam Á.
- Hiểu: Hoạt động trồng lúa nước ảnh hưởng lớn đến dân cư. Các nước tuy có những nét riêng về phong tục tập quán, văn hoá, nhưng cũng có những nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, hoạt động nông nghiệp.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ 15.1.
- Tư liệu, phiếu học tập của trò: SGK, phiếu học tập 15.1.
67 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lí 8 học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của Bắc bộ và khu bắc của trung bộ.
II. Địa hình:
Miền có địa hình cao nhất nước ta, dãy núi Hoàng Liên Sơn được xem là nóc nhà của Đông Dương. Các dãy núi và sông lớn đều có hướng tây bắc- đông nam.
III. Khí hậu của miền đặc biệt do tác động của địa hình:
- Có mùa đông ngắn, mùa hạ có gió phơn tây nam nóng khô.
- Thời gian mùa mưa có xu hướng chậm dần từ bắc xuống nam, thời tiết mùa hạ thường xảy ra bão.
IV. Tài nguyên và vấn đề bảo vệ môi trường:
- Tài nguyên phong phú và đa dạng nhưng khai thác còn chậm.
Để khai thác tài nguyên trong vùng vấn đề đặt ra cần bảo vệ các hệ sinh thái rừng, ven biển và hải đảo. Cần có biện pháp dự báo phòng chống các thiên tai do khí hậu đem lại.
5.Đánh giá:
Làm bài tâp số 3 và 4 trong sách giáo khoa.
6. Hoạt động nối tiếp:
Làm các bài tập còn lại trong sách, xem trước nội dung bài 43.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài học .HS nắm được:
- Nắm vững vị trí, giới hạn quy mô lãnh thổ của miền.
- Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền.
2. Kĩ năng:
Đọc, phân tích lược đồ.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung bộ và Nam bộ.
- Hiểu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vị trí, địa hình, hoàn lưu gió mùa đã hình thành nên các đặc điểm chung của miền.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- Bản đồ tự nhiên miền Nam Trung bộ và Nam bộ.
- Sách giáo khoa.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- Vì sao cần phải chú ý bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài ghi
Nội dung bổ sung
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân.
Yêu cầu quan sát hình 43.1:
- Xác định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền?
Hoạt động 2:Hoạt động nhóm.
Yêu cầu dựa vào thông tin trong sách giáo khoa và kiến thức đã học cho biết:
- Cho biết nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt các nơi như thế nào? Chế độ nhiệt này là biểu hiện của tính chất khí hậu gì?
- Vì sao miền không có mùa đông lạnh như hai miền đã học?
- Dựa vào bảng thống kê 31.1 qua nhiệt độ và lượng mưa ở TP Hồ Chí Minh cho biết chế độ mưa của miền như thế nào?
GV thuyết giảng thêm cho HS rõ chế độ mưa của miền không đồng nhất: khu vực duyên hải Nam Trung bộ mùa khô kéo dài, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng với lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm, mùa khô thiếu nước trầm trọng.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.
Yêu cầu HS quan sát lược đồ 43.1cho biết:
- Đặc điểm 3 khu vực địa hình của miền (Khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ).
- Cho biết nét nổi bật địa hình đồi núi cao nguyên ở đây khác so với đồi núi cao nguyên 2 miền tự nhiên đã học là gì (tỉ lệ địa hình nào là chủ yếu).
- Dựa vào H 29.1 và H29.2, cho biết địa hình đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì khác biệt với đồng bằng sông Hồng?
GV chốt ý: Địa hình của miền gồm 3 khu vực trong đó nét nổi bật là Trường Sơn Nam hùng vĩ, và đồng bằng Nam Bộ rông lớn.
Hoạt động 4: Hoạt động cá nhân.
Yêu cầu dựa vào thông tin trong sách giáo khoa và hình 43.1 bổ sung kiến thức vào bảng sau:
Tài nguyên
Phân bố
Đặc điểm giá trị sử dụng
Khoáng sản
Khí hậu
Đất trồng
Rừng, sinh vãt
Biển
- Các nguồn tài nguyên tạo khả năng cho miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển các nền sản xuất nào?
I. Vị trí, phạm vi lãnh thổ:
Miền bao gồm khu vực Tây Nguyên, Duyên hải nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích toàn miền chiếm 1 /2 diện tích cả nước.
II. Đặc điểm khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm các nơi trên 210C, chế độ nhiệt ít biến động trong năm.
- Mùa mưa kéo dài 6 tháng chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô sâu sắc.
III. Đặc điểm địa hình:
Miền có 3 khu vực địa hình:
- Khu vực Tây nguyên: Gồm dãy núi Trường Sơn Nam và các cao nguyên có lớp phủ ba dan.
- Khu vực duyên hải nam Trung bộ: Là miền đồng bằng ven biển phía đông Trường Sơn, đồng bằng nhỏ hẹp và không liên tục.
- Đồng bằng Nam Bộ: Là đồng bằng châu thổ rộng lớn mới bồi tụ với diện tích hơn phân nửa diện tích đất phù sa cả nước.
IV. Tài nguyên:
Phong phú và tập trung dễ khai thác, gồm có:
- Khoáng sản Bô xit, vàng, dầu khí, than bùn.
- Đất ba dan rộng lớn.
- Đất phù sa mới bồi tụ hơn 4 triệu ha.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Rừng phong phú chiếm 60% diện tích rừng cả nước với nhiều kiểu sinh thái.
- Biển: nhiều vũng vịnh thuận lợi lập hải cảng, sinh vật biển phong phú.
Để phát triển kinh tế bền vững, cần chú trọng bảo vệ môi trường rừng, biển, đất và các hệ sinh thái tự nhiên.
5.Đánh giá:
- Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung bộ và Nam bộ là gì?
- Tài nguyên Nam bộ có đặc điểm gì? thuận lợi cho ngành kinh tế nào phát triển nhất?
6. Hoạt động nối tiếp:
Xem trước yêu cầu nội dung bài thực hành: bài 44.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Qua bài học .HS nắm được:
Đặc điểm về tự nhiên, văn hoá, lịch sử của một địa phương, một cơ quan . . .
2. Kĩ năng:
Đo, vẽ, hình dạng kích thước của đối tượng địa lí được tìm hiểu.
3. Vận dụng:
Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng, sự vật cụ thể của địa phương đó.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: Đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, xã hội một địa phương, địa điểm.
- Hiểu: Các hiện tượng hay sự vật thực tế của địa phương đó.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Lựa chọn dđịa điểm, vị trí, qúa trình xây dựng, hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử địa phương thuận tiện cho việc tổ chức HS đó đến tìm hiểu.
- GV giới thiệu sơ lược về địa điểm sắp dẫn HS đến tham quan để các em có định hướng chung trên bản đồ khu vực.
- Liên hệ với hội phụ huynh lớp để được hỗ trợ và người quản lí địa điểm để được nghe báo cáo về lịch sử và hiện trạng của địa phương.
- GV phổ biến nội quy đi đường để tránh tai nạn và giữ trật tự khi đến nơi tham quan.
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị thu thập các tư liệu, thông tin từ người thân, sách báo, để biết sơ lược về địa điểm các em sắp đến tìm hiểu.
- Chuẩn bị các dụng cụ đo vẽ: thước dây, địa bàn, giấy bút, thước kẻ . . .
- Các phương tiện đi lại tự túc.
IV.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH:
1. Tham quan:
- Nghe báo cáo về lịch sử, địa lí về địa điểm tham quan.
- Tiến hành đo, vẽ hình dạng kích thước của địa điểm được tìm hiểu.
- Ghi nhận các hiện tượng, sự vật địa lí nhận thấy trên thực địa.
- Ghi chép những ghi nhận cần thiết qua nghe và thấy thực tiễn.
- Trao đổi nhau về các thông tin đã thu thập.
- Kiểm điểm nội dung cần thực hiện qua tham quan:
+ Tên gọi, vị trí của địa điểm (xã, huyện)
+ Hình dạng và kích thước của địa điểm.
+ Lịch sử hình thành và phát triển địa điểm.
+ Vai trò của địa điểm đối với địa phương.
2. Sau tham quan:
- Hoàn thanh bản báo cáo kết qủa tham quan theo nhóm ở nhà và nộp lại cho GV ở tiết học sau.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm tổ chức tham quan thực hành, tổ chức thảo luận làm bài viết báo cáo theo nhóm và sau đó giải quyết các thắc mắc phát sinh trong qúa trình tham quan.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: ÔN TẬP THI HỌC KÌ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Hệ thống hoá các kiến thức về châu Á, về tự nhiên các châu lục và về lãnh thổ Việt Nam.
2. Kĩ năng:
Đọc và phân tích lược đồ, tranh, biểu đồ.
II.TRỌNG TÂM:
- Các kiến thức tổng kết về tự nhiên các châu lục.
-C ác kiến thức sơ nét về tự nhiên lãnh thổ Việt Nam.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. GV chuẩn bị: Các kênh hình trong sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị HS: Sách giáo khoa.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bổ sung
GV nêu các câu hỏi ôn tập học sinh dựa vào hệ thống kênh hình và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:
- Nêu ba đặc điểm cơ bản của nền kinh tế các nước Đông Nam Á?
- Nội lực là gì? Nội lực làm bề mặt Trái Đất thay đổi như thế nào? Kể tên các dạng địa hình nào do nôi lực tác động.
- Ngoại lực là gì? Ngoại lực làm bề mặt đất thay đổi như thế nào?
- Dựa vào hình 20.1 và 20.2 cho biết kiểu khí hậu của mỗi biểu đồ? nêu đặc điểm từng kiểu khí hậu? Hãy xác định vị trí của mỗi biểu đồ tương ứng với khu vực nào trên lược đồ 20.1.
- Vị trí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng đất nước?
- Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới giómùa ẩm, hãy chứng minh qua đặc điểm của biển?
- Dựa vào hình 26.1 cho biết nước ta có những tài nguyên khoáng sản nào? cho biết giá trị kinh tế các tài nguyên này.
- Dựa vào hình 28.1 cho biết đặc điểm chung địa hình nước ta? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
- Dựa vào bảng 31.1 chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở mặt nào?
- Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa.
- Sông ngòi nước ta có các đặc điểm chung nào? Nhân tố nào đã tạo nên đặc điểm trên?
- Dựa vào hình 36.2 cho biết nước ta có các loại đất nào? loại nào là chiếm diện tích chủ yếu? cho biết giá trị sử dụng từng loại đất.
- Nêu đặc điểm chung sinh vật nước ta?
- Tự nhiên nước ta có các đặc điểm chung nào? Đặc điểm nào là chủ yếu?
- Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ?
- Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Nhân tố nào là chủ yếu hình thành nên đặc điểm tự nhiên của miền.
- Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung bộ và Nam Bộ. Vì sao Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp?
5.Đánh giá:
6. Hoạt động nối tiếp:
Xem lại nội dung các bài học trong học kì 2, các hệ thống kênh hình và bài tập để ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị thi học kì.
File đính kèm:
- GA dia ly.doc