Giáo án Địa lí 7 - Trường PTDTNT ATK Sơn Dương-Tuyên Quang

1. Mục tiêu

 a) Kiến thức

 - HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 7. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.

 b) Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích, thu thập số liệu liên hệ thực tế bài học.

 c) Thái độ

 - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Giáo viên

 - Sách giáo khoa Địa 7

 b) Học sinh

 - Sách giáo khoa

3. Tiến trình bài dạy

 a) Kiểm tra bài cũ ( Không )

 b) Dạy nội dung bài mới

 

doc148 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lí 7 - Trường PTDTNT ATK Sơn Dương-Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Phía Nam đất tốt trồng lúa mì, củ cải đường. Vùng ven biển Bắc có vùng đất thấp hơn mặt nước. - Miên núi già ở giữa: địa hình nổi bật là các khối núi nằm cánh nhau bởi đồng bằng và bồn địa, có nhều khoáng sản. Đây là khu vực tập trung nhiều vùng CN qua trọng của Châu Âu. - Miền núi trẻ phía Nam: bao gồm 2 dãy Anpơ và Cacpat cao đồ sộ. Dãy Anpơ có nhiều cảnh đẹp phát triển du lịch. Dãy Cácpat có nhiều khoáng sản. . . Câu 15: Hãy nêu tên các nước thành viên của liên minh Châu Âu. Các mục tiêu của liên minh. Trả lời: * Liên minh Châu Âu được thành lập và mở rộng từng bước từ khởi đầu cho đến 1995 có tất cả 15 quốc gia theo 5 giai đoạn: - 1958: có 6 nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Lucxenbua, Italia. - 1973: thêm Anh, Ailen,, Đan mạch - 1981: thêm Hy Lạp - 1986: thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - 1995: thêm Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo. Câu 16: c) Củng cố luyện tập ( 4’) - Học sinh tự nghiên cứu bài. - Giáo viên giải đáp 1 số câu hỏi khó. - Giành thời gian ôn lại phần Châu Mĩ. - Hướng dẫn học sinh xem lại 1 số bài tập sách giáo khoa. d) Hướng dẫn học sinh tự học ( 1’) - Học ôn theo nội dung bài đã học. Ngày dạy :........./........./ 2013. Tại lớp 7A Ngày dạy :........./........./ 2013. Tại lớp 7B Tiết 69 ¤N TËP (Tiếp) 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thức đă học trong chương tŕnh học kỳ 2 (đặc biệt là từ bài 47 đến bài 59), nhằm khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm, tạo điều kiện cho các em thi học kỳ 2 đạt kết quả tốt. - Rút ra được những phần học sinh chưa nắm được để bổ sung kịp thời. b) Kỹ năng - Rèn luyện thêm các kĩ năng về biểu đồ, bảng số liệu, phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên. c) Thái độ - Tích cực tự giác trong học tập 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Giáo viên - Chuẩn bị nội dung - Các lược đồ có liên quan đến bài học. b) Học sinh - Ôn lại các bài đã học 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (Không) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt đông của thầy và trò Nội dung Nội dung ôn tập II. Bài tập ( 30’) 1. Hãy tính toán để hoàn thành bảng số liệu sau: Liên minh Châu Âu ( năm 2001) Diện tích ( km2) Dân số ( triệu người) MĐDS ( người/km2) GDP ( tỉ USD) GDP bình quân đầu người ( USD/ người) 3243600 378 ? 7885 ? 2. Cho bảng số liệu.Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa năm 1999 ở một số nước Bắc âu. Nêu nhận xét. Tên nước Sản lượng giấy, bìa ( tấn) Sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người ( kg) Na Uy 2242000 502,7 Thuỵ Điển 10071000 1137,1 Phần Lan 12947000 2506,7 3. Tính mức thu nhập bình quân đầu người của Cộng hoà Nam Phi theo số liệu sau : - Dân số: 43600000 người - GDP113247 triệu USD. 4. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp thế giới. - Dân số Châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới. - Sản lương công nghiệp Châu Phi chiếm 2% sản lường công nghiệp thế giới. Qua biểu đồ, nêu nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp của Châu Phi. III. Câu hỏi trắc nghiệm ( 10’) Câu 1: Châu Mĩ là lục địa nằm hoàn toàn ở: A. Nửa cầu Bắc B. Nửa cầu Nam C. Nửa cầu Tây D. Nửa cầu Đông Câu 2: Châu Mĩ trải dài theo hướng kinh tuyến khoảng: A. Từ 550N đến 820B B. Từ 820N đến 550B C. Từ 650N đến 700B D.Từ 400N đến 900B Câu 3: Mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu của Bắc Mĩ như thế nào? A. Địa hình và khí hậu tương đối đơn giản B. Địa hình và khí hậu rất phức tạp và đa dạng. C. Địa hình phức tạp nhưng khí hậu đơn giản. D. Địa hình đơn giản nhưng khí hậu đa dạng. Câu 4: Hệ thống núi Coocđie và dãy núi Apalat ở Bắc Mĩ thuộc loại nào sau đây là đúng: A. Coocđie là núi già, Apalat là núi trẻ. B. Coocđie là núi trẻ, Apalat là núi già. C. Cả 2 là núi già. D. Cả 2 là núi trẻ. Câu 5: Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ ko đều. Nơi tập trung đông dân cư là vùng: A. Đông Nam Canađa C. Cả 2 đều đúng. B .Đông Hoa Kì. D.Cả 2 đều sai. Câu 6: Bắc Mĩ, nơi có mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu CN và hải cảng lớn là: A. Vùng phía Nam Hồ Lớn và duyên hải Đông Bắc Hoa Kì. B. Vùng phía Tây và ven bờ phía Nam Thái Bình Dương. C. Cả hai đều đúng. Câu 7: Vành đai mặt trời – vùng lãnh thổ phía Nam Hoa Kì đang phát triển CN là khu vực: A. Gần với xích đạo. B. Gần với chí tuyến Nam. C. Gần với chí tuyến Bắc. D. Tất cả đều sai. Câu 8: Hoa Kì là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển với vị trí của ngành trồng trọt và chăn nuôi: A. Trồng trọt chiếm vị trí quan trọng hơn chăn nuôi. B. Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng hơn trồng trọt. C. cả hai ngành có vị trí quan trọng như nhau. Câu 9: Cho đến nay, tổ chức Mậu dịch tự do Bắc Mĩ ( NAFTA) gồm có: A. Braxin, Achentina. B. Hoa Kì, Canađa, Mêhicô. C. Tất cả đều đúng. Câu 10: Băng ở Nam Cực chiếm tỉ lệ thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới khoảng: A. 70% B. 80% C. 90% D. 60%. Câu 11: Là châu lục lạnh nhất TG, đến nay Châu Nam Cực đã có: A. Một số cư dân sinh sống thường xuyên ở ven lục địa. B. Các nhà nghiên cứu khoa học sống và làm việc. C. Cả hai câu đều đúng. c) Củng cố luyện tập ( 4’) - Học sinh tự nghiên cứu bài. - Giáo viên giải đáp 1 số câu hỏi khó. - Hướng dẫn học sinh xem lại 1 số bài tập sách giáo khoa. d) Hướng dẫn học sinh tự học ( 1’) - Học lại theo nội dung hai bài ôn tập - Chuẩn bị kiến thức cho bài thi học kì II. Ngày dạy :........./........./ 2013. Tại lớp 7A Ngày dạy :........./........./ 2013. Tại lớp 7B Tiết 70 KIỂM TRA HỌC KÌ II 1. Mục đích kiểm tra a) Kiến thức - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Địa Lý lớp 7. Sau khi học xong chương trình địa lý các châu lục (châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu Âu) cần đạt được: - Châu Nam Cực: Yêu cầu học sinh nắm được các đặc tự nhiên của châu lục. - Châu Đại Dương: Học sinh trình bày và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên của lục Ôtxtrâylia. - Châu Âu: Giải thích được tại sao nền nông nghiệp châu Âu lại đạt được hiệu quả cao. b) Kỹ năng - Phân tích bảng số liệu về kinh tế châu Đại Dương. c) Thái độ - Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong giờ kiểm tra. 2. Hình thức kiểm tra - Hình thức kiểm tra tự luận. - Kiểm tra tại lớp 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Châu Nam Cực -Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. (Ch1.2) Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 1 Số điểm: 2 100% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % Châu Đại Dương Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a. (Ch1.2) -Trình bày và giải thích bảng số liệu về đặc điểm kinh tế châu Đại Dương. (Ch1.4) Số câu: 2 Số điểm 6 Tỉ lệ 60 % Số câu: 1 Số điểm: 2 33,3% Số câu: 1 Số điểm: 4 66,7% Số câu: 2 Số điểm 6 Tỉ lệ 60 % Châu Âu - Trình bày (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế châu Âu (Ch1.2) - Giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế châu Âu (Ch1.2) Số câu :1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 1/2 Số điểm: 1 50% Số câu: 1/2 Số điểm: 1 50% Số câu :1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% Số câu : 11/2 Số điểm: 3 30 % Số câu: 11/2 Số điểm: 3 30 % Số câu: 1 Số điểm: 4 40 % Số câu: 4 Số điểm: 10 tỉ lệ: 100% 4. Câu hỏi kiểm tra từ ma trận Câu 1. (2 điểm) - Trình bày đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực? Câu 2. (2 điểm) - Trình bày và giải thích một số đặc điểm tự nhiên của lục địa Ôxtrâylia? Câu 3. (2 điểm) - Giải thích tại sao nền nông nghiệp châu Âu lại đạt hiệu của cao? Câu 4: (4 điểm) - Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương? - Giải tích tại sao kinh tế của các nước châu Đại Dương lại phát triển không đồng đều? Nước Các tiêu chí Ôxtrâylia Niu Dilen Vanuatu PapuaNiu Ghinê 1. Thu nhập bình quân đầu người (USD) 2. Cơ cấu GDP (%) - Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ 20337,5 3 26 71 13026,7 9 25 66 1146,7 19 9,2 71,8 677,5 27 41,5 31,5 5. Hướng dẫn trả lời và chấm điểm Câu 1: (2 điểm) + Đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực: - Khí hậu: lạnh giá quanh năm, lượng mưa ít, thường xuyên có gió bão. - Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ. - Thực, động vật: Thực vật không thể tốn tại, động vật khá phong phú gồm một số loài sống ven biển băng như: chim cánh cụt, cá voi xanh, hải cẩu... - Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên. Câu 2: (2 điểm) - Một số đặc điểm tự nhiên của lục địa Ôxtrâylia: - Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc: Nguyên nhân do các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, phía đông có các dòng biển nóng chảy sát ven bờ nhưng dãy Đông Ôxtrâylia có độ cao lớn nên ảnh hưởng của biển vào đất liền ít. - Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới như: Thú có túi, các loài bạch đàn... - Phía Nam Ôxtrâylia có khí hậu ôn đới. Câu 3: (2 điểm) + Nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao nhờ: - Sản xuất nông nghiệp châu Âu đã ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và sự hỗ trợ của công nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hóa gắn chặt với công nghiệp chế biến. - Về chăn nuôi: Quy hoạch theo từng khu vực bò sữa, bò thịt... - Về trồng trọt: thành lập các vùng chuyên trồng lúa mì, lúa mạch, củ cải đường..., vùng chuyên trồng nho, cam, chanh, ôliu... Câu 4: (4 điểm) * Nhận xét: - Nền kinh tế của các nước châu Đại Dương phát triển không đồng đều. Ôxtrâylia và Niu dilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển nhất, Vanuatu và Papua Niu Ghi nê kém phát triển hơn. * Giải thích: - Vì Ôxtrâylia và Niu Dilen có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào các mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng và một số ngành công nghiệp rất phát triển. - Còn các quốc gia còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên để xuất khẩu, nông nghiệp và du lịch. 6. Củng cố luyện tập - Giáo viên thu bài - nhận xét giờ kiểm tra. 7. Hướng dẫn học sinh tự học - Đọc lại nội dung chương trình đã học. - Tìm hiểu thêm về thiên nhiên và con nười ở các châu lục.

File đính kèm:

  • docgiao an dia li 7 20122013.doc