1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 7. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.
b) Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích, thu thập số liệu liên hệ thực tế bài học.
c) Thái độ
- Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Giáo viên
- Sách giáo khoa Địa 7
b) Học sinh
- Sách giáo khoa
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ ( Không )
b) Dạy noịi dung bài mới
80 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lí 7 học kì I - Tiết 1 đến tiết 39, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi phân hóa theo chiều Tây- Đông?
? EM hãy nêu một số nét chính về CN và NN của CH Nam Phi?
d) Hướng dẩn học sinh tự học
- Học thuộc bài
- Xem lại toàn bộ nội dung chương trình đã học
- chuẩn bị kiến thức giờ sau ôn tập học kì I.
Tiết 35 : ÔN TẬP HỌC KỲ I
Mục tiêu
Kiến thức
- Nắm được các thành phần nhân văn của môi trường
- Các môi trường địa lí
- Thiên nhiên và con người ở các châu lục.
- Hệ thống hoá được các kiến thức về, đó là các đăc điểm tự nhiên cũng như dân cư ,kinh tế - xã hội.
b) Kỹ năng
-Rèn luyện cho HS các kĩ năng phân tích biểu đồ, khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các kiến thức đã học, xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và dan cư-KT-XH.
c) Thái độ
- Tích cực, tự giác trong học tập, nghiêm túc trong làm bài.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Giáo viên
- Máy chiếu
- Nội dung kiến thức các phần đã học
b) Học sinh
- Ôn lại các bài đã học
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (Không)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a.Hoạt động 1: HS Cả lớp
-Cho HS phân biệt 2 khái niệm châu lục và lục địa.
-Trên Tg có mấy lục địa và châu lục?
-Có thể phân các nước trên TG thành các nhóm nước nào?
b. Hoạt động 2:Nhóm
-GV chia lớp thành 2nhóm lớn , mỗi nhóm thảo luận một nội dung.
Nhóm 1: Thiên nhiên châu Phi.
Nhóm 2 :Dân cư, KT-XH châu Phi.
(Trong mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ)
-Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả-Nhóm khác bổ sung.GV chuẩn xác kiến thức
1.Thế giới rộng lớn và đa dạng:
-Châu lục là gì:Là bao gồm phần lục địa và các đảo xung quanh.
-Lục địa:Là khối đất liền rộng hàng triệu km 2 , có biển và đại dương bao quanh
*Các nhóm nước trên TG :
-Theo vị trí
-Theo trình độ phát triển kinh tế.
-Theo cơ cấu kinh tế.
2.Châu Phi:
a.Thiên nhiên châu Phi:
b.Dân cư, Kinh tế- xã hội châu Phi
V. Cũng cố:(5’)Cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tự luận và khách quan
-Giới hạn nội dung ôn tập..
V.Dặn dò -Hướng dẩn học sinh học ở nhà:(2’)
-Học thuộc bài ôn tập tiết 27 và 35
-Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì
THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian 45'
I.Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm điều chỉnh nội dung phương pháp giảng dạy và giúp đỡ HS một cách kịp thời.
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: chủ đề ( Phần I. Các thành phần tự nhiên của môi trường; Phần II.Các môi trường địa lí; Phần III.Thiên nhiên và con người ở các châu lục ).
II. Xác định hình thức kiểm tra
- Hình thức kiểm tra tự luận
- Kiểm tra tại lớp
III. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ
cao
1. Thành phần nhân văn của môi trường
-Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên thế giới,
(Ch1.3)
-Biết vận dụng kiến thức đẻ tính mật độ dân số thế giới.
(Ch1.1)
% số câu 1
số điểm 2
=20 %
số câu 1
số điểm 2
=100%
% số câu 1
số điểm 2
=20 %
2. Các môi trường địa lí
- Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả
(Ch1.5)
-Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của cac môi trường ở đới nóng
(Ch1.2)
số câu 2
số điểm 4
=40 %
số câu 1
số điểm 2
=50%
số câu 1
số điểm 2
=50%
số câu 2
số điểm 4
=40 %
3. Thiên nhiên và con người ở các châu lục
-Phân biệt được lục địa và châu lục, Biết 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới, thế giới rộng lớ và đa dạng.
(Ch1.1)
số câu 2
số điểm 4
=40 %
số câu 1
số điểm 4
=100%
số câu 2
số điểm 4
=40 %
số câu 5
số điểm 10
= 100 %
số câu 1
số điểm 2
= 20%
số câu 1
số điểm 2
= 20%
số câu 2
số điểm 6
= 60%
số câu 5
số điểm 10
= 100 %
IV. Xây dựng đề kiểm tra từ ma trận
Câu 1. (2 điểm)
- Dân cư trên thế giới thường tập chung sinh sống ở những khu vực nào ?
- Áp dụng và tính mật độ dân số thế giới năm 2002 biết :
+ Diện tích các châu 149 triệu km2.
+ Dân số 6.294 triệu người.
Vậy, mật độ dân số trung bình băng bao nhiêu ng/km2. ?
Câu 2. (2 điểm)
- Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
Câu 3. (2 điểm)
- Nêu dặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa ?
Câu 4. (4 điểm)
- Cho biết châu lục và lục địa có điểm giống nhau như thế nào ?
- Vì sao nói thế giơi của chúng ta rất rộng lớn và đa dạng ?
V. Hướng dẫn chấm và cho điểm
Câu 1. (2 điểm)
- Dân cư tập chung sinh sống ở những vùng đồng bằng châu thổ ven biển, những đô thị là nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống, giao thông thuận tiện.
- Mật độ dân số thế giới năm 2002 là ; 6.294 : 149 => 42 ng/km2.
Câu 2. (2 điểm) Các nguồn gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
- Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước là những vấn đề rất lớn về môi trường ở đới ôn hòa. Các hiện tượng mưa axít, thủy triều đỏ, thủy triều đen hiệu ứng nhà kính...không những gây hậu quả nghiêm trọng cho đới ôn hòa mà còn cho toàn Trái đất.
Câu 3. (2 điểm) - Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa. Khí hâu nhiệt đới gió mùa cóp hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thât thường.
Câu 4. (4 điểm) + Châu lục : Bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó.
- Lục địa : là khối đât liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh.
- Giống nhau . Cả hai đều có biển và đại dương bao quanh.
+ Thế giới rộng lớn và đa dạng.
- Rộng lớn : Diện tích đất nổi 510 triệu km2, có 6 lục địa và 4 đại dương, con người có mặt ở tất cả các chauu lục, các đảo, quần đảo và vươn tới các tầng cao của khí quyển, đi sâu xuống phần thềm của lục địa.
- Đa dạng : Có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về trình độ chính trị - xã hội. Có nhiều dân tộc mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, tín ngưỡng riêng. Mỗi môi trường có trình độ sản xuất, dịch vụ khác nhau. Trong thời đại công nghệ phát triển càng làm tăng thêm tính đa dạng của thế giới.
VI. Củng cố luyện tập
- Giáo viên thu bài - nhận xét giờ kiểm tra./.
Tiết 39.
Bài 34: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA
BA KHU VỰC CHÂU PHI
A.Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần:
-Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế rất không đều, thu nhập bình quân đầu người rất chênh lệch.
- Nêu được các nét chính của nền kinh tế 3 khu vực châu Phi trong bảng so sánh các đặc điểm KT của 3 khu vực châu Phi.
B.Phương pháp:
- Thảo luận Nhóm.
- So sánh.
C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi.
- Lược đồ kinh tế châu Phi.
D.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ: Không
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (1’)
- Trong hai bài trước, chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế của 3 khu vực châu Phi. Nhằm cũng cố những kiến thức về 3 khu vực này, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài thực hành.
2.Triển khai bài:
* Bài tâp1: Đọc và phân tích hình 34.1.
- Gv chia HS theo các nhóm thảo luận theo yêu cầu của mục 1.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung .Gv chuẩn xác kiến thức.
a. Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/ năm gồm:
- Ma rốc, Angiê ri, Tuynidi, Li Bi, Ai cập, ( Bắc Phi)
-Nam bia, Bốt xoa na, Nam Phi (Nam Phi)
b. Tên các quốc gia ở châu Phi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD/ năm gồm:
- Nigiê ria, Sát (Phía Nam Bắc Phi)
-Xê ra, Lê ông, Buốc ki na pha xô, Êtiôpia, Xômali, Ruanđa(Trung Phi)
- Malauy( Phía Nam Nam Phi)
c. Nhận xét :-Mức thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá giữa các khu vực và các nước châu Phi.
+ Các nước cực Nam châu Phi và ven ĐTH thuộc châu Phi có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn so với các nước nằm giữa 2 vùng lãnh thổ này.
+ Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các nước có thu nhập cao(trên 2500 USD/ năm) và các nước có mức thu nhập thấp(<200 USD) đạt trên 12 lần.
+ Nhìn chung khu vưc Trung phi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 3 khu vực kinh tế của châu Phi.
*Bài tập 2: Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi
Khu vực
Các nghành kinh tế chính
Nhận xét chung kinh tế châu phi
Bắc Phi
-Khai thác khoáng sản xuất khẩu: Dầu khí, phốt phát
-Du lịch
-Trồng lúa mì, ôliu, nho, cam ,chanh....
Nghành kinh tế chính:
+ Khai khoáng.
+ Trồng cây CN xuất khẩu
+ Chăn thả gia súc
- Trình độ KT rất chênh lệch nhau giữa các nước và các khu vực.
Trung Phi
-Khai thác lâm sản , khoáng sản.
-Trồng cây công nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi, chăn thả....
Nam Phi
-Khai thác khoáng sản: Kim cương, vàng, Crôm, Uranium....
-Chăn nuôi, chăn thả.
Trồng cây công nghiệp ,ăn quả xuất khẩu, .....
IV. Cũng cố:(5’)1. Dựa vào kiến thức đã học , em hãy cho biết :
-Quốc gia nào có nền KT phát triển nhất châu Phi? Quốc gia đó nằm ở khu vực nào của châu Phi và có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền KT ?
- Nêu tên một số quốc gia có nền KT kém phát triển nhất ở châu Phi mà em biết? nền KT của họ có những nét gì tiêu biểu?
2. Dựa vào hình 34.1 trong SGK em hãy hoàn chỉnh bảng thống kê sau:
Khu vực
Số nước có
Bắc Phi
Trung phi
Nam Phi
Thu nhập< 200 USD/ ng/năm
Thu nhập 1001- 2000 USD/ ng/ năm
Thu nhập > 2500 USD./ng/năm
Khu vực
Các nghành kinh tế chính
Nhận xét chung kinh tế châu phi
Bắc Phi
-Khai thác khoáng sản xuất khẩu: Dầu khí, phốt phát
-Du lịch
-Trồng lúa mì, ôliu, nho, cam ,chanh....
Nghành kinh tế chính:
+ Khai khoáng.
+ Trồng cây CN xuất khẩu
+ Chăn thả gia súc
- Trình độ KT rất chênh lệch nhau giữa các nước và các khu vực.
Trung Phi
-Khai thác lâm sản , khoáng sản.
-Trồng cây công nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi, chăn thả....
Nam Phi
-Khai thác khoáng sản: Kim cương, vàng, Crôm, Uranium....
-Chăn nuôi, chăn thả.
Trồng cây công nghiệp ,ăn quả xuất khẩu, .....
Qua bảng thống kê trên ,em hãy nhận xét về sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người ở 3 khu vực KT của châu Phi.
V.Dặn dò -Hướng dẩn học sinh học ở nhà:(2’)
- Học thuộc bài cũ
-Làm BT 34- Tập bản đồ TH địa 7.
-Chuẩn bị bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
File đính kèm:
- DIA 7 HK I 20112012.doc